Tổng thống Bangladesh chỉ định người đứng đầu chính phủ lâm thời
Truyền thông Bangladesh đưa tin ông Muhammad Yunus, từng nhận giải Nobel Hòa bình năm 2006, sẽ trở thành người đứng đầu chính phủ lâm thời tại quốc gia Nam Á này.
Ông Muhammad Yunus được chỉ định làm người đứng đầu Chính phủ lâm thời của Bangladesh, ngày 6/8/2024. Ảnh: The Print/TTXVN
Theo hãng thông tấn BSS, quyết định được đưa ra tại cuộc họp giữa Tổng thống Mohammed Shahabuddin với người đứng đầu ba cơ quan cùng các thành viên điều phối của Phong trào sinh viên chống phân biệt đối xử để hoàn tất bộ khung của chính phủ lâm thời trong tối 6/8.
Trao đổi với BSS, Thư ký báo chí của Tổng thống Joynal Abedin cho biết Tổng thống Shahabuddin đã nhất trí với đề xuất tại hội nghị, và các thành viên khác của chính phủ lâm thời sẽ được hoàn chỉnh trong sự tham vấn với các chính đảng khác.
Cũng theo BSS, phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Shahabuddin khẳng định Bangladesh đang trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc và để giải quyết vấn đề, chính phủ lâm thời cần phải được thành lập càng sớm càng tốt. Ông cũng hối thúc tất cả các bên cùng nhau chung tay giải quyết khủng hoảng.
Video đang HOT
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Shahabuddin đã giải tán Quốc hội, mở đường cho việc thành lập một chính phủ lâm thời một ngày sau khi Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức và rời khỏi Bangladesh.
Tổng thống Bangladesh giải tán Quốc hội
Ngày 6/8, Tổng thống Bangladesh Mohammed Shahabuddin đã giải tán Quốc hội nước này. Đây là một yêu cầu chủ chốt của các sinh viên đang dẫn đầu làn sóng biểu tình dẫn tới việc Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức và rời khỏi đất nước.
Biểu tình phản đối Chính phủ tại thủ đô Dhaka, Bangladesh ngày 4/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Thư ký báo chí của Tổng thống Bangladesh, Shiplu Zaman thông báo: "Tổng thống Mohammed Shahabuddin đã giải tán Quốc hội".
Trước đó, những người biểu tình đã yêu cầu Quốc hội giải tán trước 15h ngày 6/8 (16h cùng ngày giờ Việt Nam), tuyên bố nếu yêu cầu này không được đáp ứng, họ sẽ đưa ra một "chương trình nghiêm ngặt".
Cùng ngày, Hiệp hội Cảnh sát Bangladesh đại diện cho hàng nghìn cảnh sát cấp cao thông báo các thành viên của hiệp hội đình công "cho đến khi an toàn của mọi cảnh sát được đảm bảo".
Trước tình hình bất ổn tại Bangladesh, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 5/8 đã kêu gọi các bên ở nước này bình tĩnh và kiềm chế, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của một quá trình chuyển tiếp hòa bình, trật tự và dân chủ.
Phó phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ, ông Farhan Haq cho biết Tổng thư ký Guterres cũng lên án tình trạng bạo lực gây thương vong trong các cuộc biểu tình ở Bangladesh và tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình ở nước này. Tổng thư ký LHQ cũng bày tỏ tình đoàn kết với người dân Bangladesh, kêu gọi tôn trọng đầy đủ quyền con người và nhấn mạnh cần phải có một cuộc điều tra đầy đủ, độc lập, khách quan và minh bạch về mọi hành vi bạo lực.
Ngày 6/8, phát biểu trước Quốc hội Ấn Độ, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình ở nước láng giềng Bangladesh. Ông Jaishankar cũng đưa ra xác nhận chính thức đầu tiên rằng bà Hasina đang ở Ấn Độ sau khi từ chức Thủ tướng Bangladesh và rời khỏi đất nước.
Theo Ngoại trưởng Jaishankar, hiện lực lượng biên phòng Ấn Độ được chỉ thị đặc biệt cảnh giác trước tình hình phức tạp ở Bangladesh.
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn nguồn tin báo chí cho biết Ấn Độ đã cấp quyền lưu trú tạm thời cho bà Hasina.
Tờ Daily Sun đưa tin Ấn Độ sẽ cung cấp hỗ trợ hậu cần toàn diện cho bà Hasina trong khi bà chờ xin tị nạn ở Anh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có xác nhận nào từ Chính phủ Anh về việc cấp quyền tị nạn chính trị cho bà Hasina.
Các cuộc biểu tình tại Bangladesh bắt đầu bùng phát vào tháng 7 vừa qua do các nhóm sinh viên dẫn đầu nhằm phản đối hạn ngạch việc làm của công chức. Biểu tình đã leo thang thành phong trào phản đối chính phủ, yêu cầu Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức sau 15 năm cầm quyền.
Biểu tình đã biến thành bạo lực gây nhiều thương vong. Cảnh sát và giới chức y tế Bangladesh cho biết có ít nhất 109 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ biểu tình trong ngày 5/8, nhấn mạnh đây là ngày có nhiều người thiệt mạng nhất kể từ khi làn sóng biểu tình bùng phát đầu tháng trước. Theo đó, tổng số người thiệt mạng trong làn sóng biểu tình này tăng lên 409 người.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Bangladesh, Tướng Waker-Uz-Zaman dự kiến gặp các thủ lĩnh sinh viên biểu tình vào chiều 6/8 trong bối cảnh quốc gia Nam Á này đang trông chờ việc thành lập chính phủ mới sau khi bà Hasina từ chức
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khẳng định tổ chức này sẽ duy trì cam kết đối với Bangladesh cũng như người dân quốc gia Nam Á này. IMF chia buồn với Bangladesh về thương vong trong các cuộc biểu tình bạo lực, đồng thời cam kết tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực nhằm đảm bảo ổn định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng cho quốc gia này.
Hồi tháng 1/2023, IMF đã phê duyệt khoản vay trị giá 4,7 tỷ USD cho Bangladesh.
Mỹ khuyến cáo công dân không đến Bangladesh Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nâng mức cảnh báo đi lại tới Bangladesh lên cấp độ 4, kêu gọi người dân không đến quốc gia Nam Á này, do "tình trạng bất ổn dân sự" trong bối cảnh các cuộc biểu tình đang diễn ra. Người dân tham gia biểu tình phản đối chế độ hạn ngạch việc làm nhà...