Tổng thống Assad: “Tôi vẫn đứng vững là nhờ vào người dân Syria!”
Tổng thống Syria Assad cho rằng, ông vẫn còn đứng vững là nhờ vào sự ủng hộ của người dân nước này, bất chấp nhiều kẻ thù đang bủa vây quanh ông.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 5/7, Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho biết, ông sẽ bị lật đổ từ lâu giống như vị vua cuối cùng của Iran nếu người dân không ủng hộ ông.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad tin tưởng vào sự ủng hộ của người dân.
“Tất cả mọi người đều đang suy đoán rằng tôi sẽ bị lật đổ chỉ trong một thời gian. Nhưng tất cả họ đã tính nhầm” – ông Assad nói với tờ Cumhuriyet Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông cho biết, Syria – nơi cuộc nổi dậy ban đầu chống lại 42 năm cầm quyền của gia đình Assad bắt đầu từ tháng 3/2011, đã bị tấn công từ các chiến binh Hồi giáo từ các nước Ả Rập và bị đe dọa trước mối quan hệ căng thẳng với phương Tây và sự thù địch của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Trò chơi nhằm mục tiêu vào Syria lớn hơn nhiều so với những gì chúng tôi nghĩ” – ông Assad nói – “Mục đích là để gây rối loạn Syria hoặc kích động một cuộc nội chiến. Cuộc chiến chống khủng bố sẽ tiếp tục đối mặt với điều này. Và chúng ta sẽ đánh bại khủng bố.”
Ông cho rằng, hầu hết 23 triệu người Syria đứng về phía ông trong cuộc đấu tranh: “Đại đa số người dân nghĩ giống tôi về vấn đề này.”
Video đang HOT
Assad coi mình hoàn toàn trái ngược với vị vua cuối cùng của Iran, người bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.
“Ông ấy đã lãnh đạo đất nước quan trọng nhất trong khu vực, đã có một quân đội mạnh mẽ và được hỗ trợ bởi các nước bên ngoài. Vì vậy, ông ta có thể đứng lên chống lại người dân hay sao? Không, điều đó là không thể” – Tổng thống Assad nói.
“Nếu tôi ở trong tình trạng tương tự, nếu tôi không có những người ủng hộ thì tôi không thể chống lại và tôi sẽ bị lật đổ. Nhưng vì sao tôi vẫn đứng vững?”
Nhà lãnh đạo 46 tuổi này chia sẻ: “Chúng tôi đang tiến hành chiến tranh chống các nhóm khủng bố, chứ không phải là người dân. Và việc sẽ tiến hành chiến tranh là bởi chúng tôi phải bảo vệ chính mình và những người dân của đất nước.”
Trước đó, cuối tuần qua, một hội nghị quốc tế tại Geneva đã thông qua đề xuất về một cuộc chuyển đổi chính trị ở Syria, nhưng Nga phủ nhận kế hoạch cho Tổng thống Assad tị nạn chính trị mà phương Tây yêu cầu.
Những người bất đồng chính kiến Syria và các nhà lãnh đạo phương Tây nói rằng hơn 15.000 người đã bị thiệt mạng trong cuộc xung đột, nhiều người khác bị thương hoặc bị tra tấn.
Trong khi đó, các quan chức Syria nói rằng lực lượng của họ đã có vài ngàn người thiệt mạng trong cuộc chiến.
Tổng thống Assad còn chế giễu những quan điểm cho rằng người dân Syria muốn ông ra đi. “Nhìn vào thực tế có thể thấy, Mỹ là kẻ thù của tôi, toàn bộ phương Tây là kẻ thù của tôi, các nước trong khu vực là kẻ thù của tôi”.
Tổng thống Syria nhấn mạnh: “Tôi vẫn còn đứng vững là nhờ vào người dân Syria! Tại sao tôi lại phải giết họ khi họ luôn sát cánh bên cạnh tôi?”
Theo GDVN
Ngoại trưởng Mỹ Clinton lần đầu tiên thăm Lào
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bắt đầu chuyến thăm 8 quốc gia bao gồm Pháp, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel từ ngày 5/7, chuyến thăm tới Lào là một cú đột phá.
Ngày 5/7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bắt đầu chuyến thăm 8 quốc gia, trong đó bao gồm chuyến thăm tới Lào là một cú đột phá.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bắt đầu chuyến thăm 8 quốc gia từ ngày 5/7.
Trong một tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland được đưa ra ngày 5/7, bà cho biết: "Ngoại trưởng Clinton sẽ đi thăm Pháp, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel từ ngày 5/7."
Chuyến thăm Lào lần này mang tính bước ngoặt sau khi bà được Bộ trưởng Ngoại giao Thongloun Sisoulith có lời mời chính thức vào năm 2010 khi ông là quan chức cấp cao đầu tiên của Lào đến thăm Washington kể từ khi quốc gia giành độc lập vào năm 1975.
Với việc có mặt tại Viêng Chăn vào ngày 11/7 tới, Ngoại trưởng Mỹ Clinton sẽ là quan chức cấp cao đầu tiên của Mỹ tới thăm Lào sau 57 năm.
Hai bên sẽ thảo luận về một loạt vấn đề song phương và khu vực, bao gồm về Sáng kiến hạ lưu sông Mê Kông và nỗ lực hội nhập ASEAN.
Sáng kiến này đã được Ngoại trưởng Mỹ Clinton và Bộ trưởng các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đưa ra trong tháng 7/2009 nhằm thúc đẩy sự phát triển của các nước hạ lưu sông Mê Kông trong lĩnh vực giáo dục, y tế, môi trường và cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, các quan chức Bộ Ngoại giao thông báo, trong một phần chuyến đi châu Á, bà Clinton cũng sẽ có mặt ở Nhật Bản, Mông Cổ và Việt Nam trước các cuộc đàm phán tại Campuchia với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các cường quốc khu vực bao gồm cả Trung Quốc.
Trên đường trở về từ châu Á, bà Clinton sẽ có điểm dừng hai ngày tại nước đồng minh quan trọng của Mỹ ở Trung Đông là Ai Cập. Đây là sẽ chuyến thăm đầu tiên của bà kể từ khi Tổng thống Mohamed Morsi trở thành nhà lãnh đạo Hồi giáo đầu tiên của đất nước này.
Ngoại trưởng Mỹ sẽ kết thúc chuyến công du 8 quốc gia của mình với hai ngày cuối cùng vào ngày 16-17/7 tại Israel. Tại đây, bà sẽ có cuộc họp với lãnh đạo Israel để thảo luận về các nỗ lực hòa bình và một loạt các vấn đề khu vực và song phương mà hai bên cùng quan tâm.
Theo GDVN
Philippines gửi công hàm phản đối TQ về cái gọi là "thành phố Tam Sa" Một bức công hàm đã được gửi tận tay Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh hôm 28/6 để phản đối động thái trên của Trung Quốc. Philippines ngày 5/7 cho hay chính phủ nước này vừa gửi công hàm phải đối Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" bao trùm gần như toàn bộ biển Đông...