Tổng thống Argentina phát ngôn ’sỉ nhục’, Colombia phản ứng ngoại giao cứng rắn
Bộ Ngoại giao Colombia ngày 27.3 đã ra lệnh trục xuất các nhà ngoại giao Argentina ra khỏi nước này sau phát ngôn được cho là ‘bôi nhọ’ của Tổng thống Argentina Javier Milei về người đồng cấp Colombia Gustavo Petro.
Cụ thể, ông Milei đã gọi ông Petro là “kẻ khủng bố” và “giết người” trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng CNN, hiện vẫn chưa được phát sóng đầy đủ.
Bộ Ngoại giao Colombia cho biết trong một tuyên bố: “Những bình luận của Tổng thống Argentina đã làm suy giảm lòng tin của đất nước chúng tôi, đồng thời còn xúc phạm đến phẩm giá của Tổng thống Colombia Gustavo Petro – người đắc cử một cách dân chủ”.
Ông Petro là tổng thống cánh tả đầu tiên trong lịch sử Colombia và là cựu thành viên của phong trào du kích M-19.
Tổng thống Argentina Javier Milei tham dự một sự kiện kinh doanh ở Buenos Aires (Argentina). Ảnh REUTERS
Bộ Ngoại giao Colombia không cung cấp thông tin chi tiết về số lượng nhà ngoại giao sẽ được yêu cầu rời khỏi quốc gia này nhưng họ cho biết việc trục xuất sẽ được thông báo tới Argentina thông qua các kênh ngoại giao.
Vào tháng 1 vừa qua, Colombia đã triệu hồi đại sứ của nước này tại Argentina sau những bình luận tương tự từ ông Milei. Bộ Ngoại giao Colombia tại Bogota (Colombia) cho biết đây không phải là lần đầu tiên ông Milei xúc phạm ông Petro. Những điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ thân thiết lịch sử giữa Colombia và Argentina.
Đảng Tự do của Tổng thống Argentina Milei gần đây cũng đưa ra một số chỉ trích với các nhà lãnh đạo khác của khu vực bao gồm cả Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador.
Hiện Argentina chưa phản hồi về tuyên bố của trên của Bộ Ngoại giao Colombia.
Video đang HOT
Argentina: Những bàn thủng lưới khó gỡ của Tổng thống Milei
Sắc lệnh khẩn cấp về cải cách kinh tế bị Thượng viện bác bỏ, tỷ lệ đói nghèo vượt mốc 50% dân số, phải sa thải bộ trưởng Lao động vì scandal tăng lương và hứng chịu làn sóng phản đối thêm mạnh mẽ, đấy là những gì đang xảy ra với Tổng thống Argentina Javier Milei.
Bàn thua nhìn thấy trước ở Thượng viện
Thượng viện Argentina hôm 14/3 đã bác bỏ Sắc lệnh khẩn cấp toàn diện về kinh tế (DNU) của Tổng thống Javier Milei, vốn nhắm đến việc sửa đổi hoặc loại bỏ hơn 300 quy định ảnh hưởng đến thị trường cho thuê nhà ở, nhà bán lẻ thực phẩm, du lịch hàng không, quyền sở hữu đất đai, v.v... tại Argentina để cứu vãn nền kinh tế ốm yếu của đất nước.
Báo Buenos Aires Times cho biết, DNU do Tổng thống Milei ban hành đã nhận tới 42 phiếu chống, chỉ có 25 phiếu thuận và 4 phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện. Và, kết quả này có thể xem như một bàn thua nhìn thấy trước đối với Tổng thống Javier Milei. Bởi lẽ, đảng La Libertad Avanza (Tiến bộ Tự do) của ông và các đồng minh chỉ kiểm soát chưa tới 10% số ghế tại Thượng viện.
Bộ trưởng Lao động Omar Yasin (bên phải) đã bị sa thải vì vụ bê bối tăng lương cho tổng thống. Ảnh: MercoPress.
Liên minh thiểu số này không thể giành chiến thắng trước các nhà lập pháp đối lập ôn hòa, mà nhiều người trong số họ đã bỏ phiếu ủng hộ quan điểm của phong trào đối lập Peronist thiên tả, vốn chiếm 45% số ghế tại Thượng viện. Thượng nghị sĩ đối lập Martin Lousteau cho biết, quyết định bỏ phiếu chống lại sắc lệnh của ông là "rất đơn giản: Nó vi hiến". Trong khi đó, nhiều nhà lập pháp trung dung cho rằng DNU của ông Milei không đáp ứng các yêu cầu của một sắc lệnh khẩn cấp theo hiến pháp và tổng thống phải trình bày những cải cách bãi bỏ quy định của mình dưới dạng dự luật.
Sắc lệnh tháng 12, được ban hành chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Milei nhậm chức, đã khởi động phương pháp xử lý sốc đối với các vấn đề kinh tế kinh niên của Argentina, bao gồm việc ông phá giá đồng peso tới hơn 50%. Các biện pháp này, vốn được ông Milei mô tả là một quá trình đau đớn không thể tránh khỏi nhằm đưa nền kinh tế trở lại đúng quỹ đạo lành mạnh, đã đẩy lạm phát hằng năm tại Argentina đã tăng lên 276% vào tháng trước, với mức nghèo đói cũng tăng từ 48% lên 57% dân số, theo cuộc điều tra mới nhất của Đại học Công giáo Argentina.
Sắc lệnh kinh tế của Tổng thống Javier Milei đã không vượt qua được "bài test" tại Thượng viện Argentina. Ảnh: Bloomberg.
Dù "phơi áo" ở Thượng viện song DNU vẫn sẽ có hiệu lực cho đến khi bị Hạ viện bác bỏ. Theo các nhà quan sát, khả năng này cũng rất cao vì đảng La Libertad Avanza của ông Milei cùng với các đồng minh cũng chỉ nắm giữ 15% số ghế tại Hạ viên. Sự sống còn của sắc lệnh bây giờ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán giữa La Libertad Avanza với đại diện phe đối lập ở cơ quan lập pháp này.
Amilcar Collante, giáo sư kinh tế tại Đại học Quốc gia La Plata, cho biết nếu cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện dẫn tới sự kết thúc của sắc lệnh, điều đó sẽ đe dọa niềm tin của nhà đầu tư vào chính phủ của ông Milei và có thể gây áp lực giảm giá đối với trái phiếu Chính phủ Argentina và đồng peso. "Đây là mối lo ngại cho thị trường vì tổng thống đang trên đà thua cuộc... với cải cách kinh tế quan trọng duy nhất mà ông ấy có thể thực hiện cho đến nay", ông Collante nói.
Vụ bê bối tăng lương
Thất bại trong cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện không phải bàn thua đầu tiên của ông Javier Milei kể từ khi nhậm chức Tổng thống Argentina. Chỉ trước đó 3 ngày, người đứng đầu quốc gia Nam Mỹ này cũng đã phải sa thải Bộ trưởng Lao động Omar Yasín vì sơ suất trong việc giám sát... tăng lương cho tổng thống vào tháng 2.
Theo đó, lương tháng của ông Milei đã tăng 48%, từ hơn 4 triệu peso (4.700 USD theo tỷ giá hối đoái chính thức của Argentina) hồi tháng 1 lên hơn 6 triệu peso vào tháng 2. Thông tin này đã gây phẫn nộ dư luận khi mà Argentina đang mạnh tay thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng do chính ông Milei đề xuất, với những cắt giảm nhằm vào nhiều tầng lớp xã hội. Và, càng đáng nói hơn, khi chỉ 2 ngày trước đó, ông Milei yêu cầu Hạ viện đảo ngược mức tăng lương khoảng 30% đối với các nhà lập pháp.
Đảng La Libertad Avanza của ông Milei chỉ nắm dưới 10% ghế tại Thượng viện và khoảng 15% ghế ở Hạ viện. Ảnh: Reuters.
Áp lực lên đến đỉnh điểm khi phe đối lập Peronist cánh tả chia sẻ thông tin chi tiết về một nghị định yêu cầu tăng lương có chữ ký của ông Milei. Vì thế, tổng thống buộc phải hành động. Ngày 11/3, nhà lãnh đạo 53 tuổi cho biết, ông đã ra lệnh sa thải Bộ trưởng Omar Yasín vì "một sai lầm đáng lẽ không nên xảy ra" và đảo ngược việc tăng lương cho bản thân cũng như nội các của ông.
Bên cạnh đó, Tổng thống Milei cũng giải thích mức tăng này không phải ý tưởng của ông, mà nó được kích hoạt tự động theo một sắc lệnh được ký bởi cựu Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner trước đây, với nội dung rằng lương cho công chức được tự động tăng lên do lạm phát.
Theo các nhà phân tích, dù phản ứng của ông Milei là rất kịp thời, song sự việc này vẫn có thể gây tổn hại cho nhà lãnh đạo cánh hữu, người được bầu vào tháng 11 năm ngoái với cam kết kép nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của Argentina trong 2 thập kỷ và loại bỏ các đặc quyền dành cho giới tinh hoa chính trị mà ông đổ lỗi đã gây ra cuộc khủng hoảng ấy.
Cristian Buttié, giám đốc công ty thăm dò ý kiến CB Consultora cho biết: "Chính phủ gần như không có lợi gì cho loại sai sót này. Nó chỉ làm suy yếu câu chuyện về chính sách thắt lưng buộc bụng của ông Milei. Một vòng xoáy hình ảnh tiêu cực [sẽ] đặc biệt nguy hiểm đối với một tổng thống mới tham gia chính trường được 5 năm và hiện có không nhiều đồng minh trong Quốc hội hoặc trong số các thống đốc tỉnh".
Những tiếng thở dài và làn sóng phản đối
Trong khi rắc rối tại nghị trường liên tục làm khó ông Milei thì trên đường phố, những sự phản đối với các chính sách của vị tổng thống này cũng ngày càng nhiều hơn.
Nhiều công đoàn và tổ chức cánh tả, trong đó có Unidad Piquetera, đã kêu gọi tổ chức biểu tình trên khắp Argentina để tiếp tục phản đối các chính sách của Tổng thống Javier Milei. Hiệp hội Nhân viên nhà nước (ATE), một trong những công đoàn lớn nhất quốc gia, cũng đang có kế hoạch tổ chức một cuộc đình công kéo dài 24 giờ trên toàn quốc.
Các nhà hoạt động cho biết, họ có kế hoạch xây dựng rào chắn trên các con đường và đường cao tốc lớn trên toàn quốc, bao gồm cả những con đường dẫn đến thủ đô Buenos Aires cũng như các thành phố Rosario và Cordoba.
Lạm phát tại Argentina đã giảm 2 tháng liên tiếp, nhưng trên cơ sở hằng năm, lạm phát vẫn ở mức cao nhất trong 3 thập kỷ, lên tới 276,2% trong tháng 2. Ảnh: AQ.
Trong khi đó, nhật báo Página 12 đưa tin, Hiệp hội Phi công dân dụng (APLA) và Hiệp hội Hàng không dân dụng (AAA) của Argentina cũng đã công bố sẽ đình công toàn quốc kéo dài 48 giờ. Cuộc đình công trùng với dịp lễ Phục sinh, thời điểm có nhiều hoạt động du lịch ở quốc gia Nam Mỹ này.
APLA và AAA tuyên bố rằng, cuộc đình công sẽ diễn ra do không có tiến triển trong đàm phán để đạt được mức tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc của người lao động trong ngành. Họ chỉ trích việc thiếu phản hồi từ chính quyền và chỉ ra rằng tiền lương của người lao động hiện đang thấp hơn 80% so với lạm phát.
Trên khắp toàn quốc, mức độ tin cậy vào chính phủ của ông Javier Milei đã giảm 1,4% trong tháng 2 so với tháng trước, theo Chỉ số niềm tin chính phủ (GCI) do Đại học Torcuato di Tella của Argentina công bố. Và, nếu nhìn vào những cử tri trẻ tuổi nhất, xu hướng này thậm chí còn lớn hơn.
Theo các nhà phân tích, một trong những điểm mạnh của Tổng thống Milei cũng như của một số nhà lãnh đạo cánh hữu trên thế giới là sự ủng hộ của cử tri trẻ. Vì lý do này, dữ liệu phản ánh trong phép đo mới nhất của Đại học Di Tella rất đáng được chú ý: Tỷ lệ thanh niên từ 18 đến 29 tuổi đặt niềm tin vào chính phủ đã giảm 12% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2, thêm vào đó là mức giảm mạnh trong giai đoạn trước - tháng 12 và tháng 1 - với mức giảm 18%. Điều đó có nghĩa là, phân khúc tuổi vốn hy vọng mạnh mẽ nhất vào sự thay đổi của đất nước dưới sự lãnh đạo của tân Tổng thống Milei, đang phải chịu sự thất vọng trông thấy rõ.
Juan Negri, giáo sư chính trị tại Đại học Torcuato Di Tella của Buenos Aires, cho biết sự thành công trong cải cách của Milei cuối cùng sẽ phụ thuộc vào khả năng của ông trong việc nhanh chóng giảm lạm phát ở Argentina, vốn đang ở mức 276% hằng năm. "Nếu tổng thống có thể làm được điều đó (giảm lạm phát), ông ấy sẽ có thể củng cố sự ủng hộ của công chúng và cố gắng một lần nữa để giành được sự ủng hộ chính trị. Nền kinh tế sẽ định nghĩa ông ấy".
"Dự luật tổng hợp" cũng đối diện sóng gió
Với hy vọng Sắc lệnh DNU nhận được sự ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện, Tổng thống Milei từng quyết định rút phần còn lại trong chương trình nghị sự lập pháp của mình - một dự luật có tên "Dự luật tổng hợp" nhằm cải tổ chính phủ - vào tháng trước.
Bây giờ, Tổng thống Milei đã phát động một nỗ lực mới để thông qua phiên bản thu nhỏ của dự luật, bao gồm 269 điều khoản nhằm tư nhân hóa các công ty nhà nước, mở rộng quyền lực của tổng thống, thay thế hệ thống tính toán tăng lương hưu... Và, bước đầu tiên là Chính phủ Argentina cần bắt đầu các cuộc đàm phán với 23 thống đốc tỉnh đầy quyền lực, những người có ảnh hưởng lớn đến các nhà lập pháp, trong tháng này.
Juan Negri, giáo sư chính trị tại Đại học Torcuato Di Tella, nhận định thách thức trong các cuộc đàm phán sẽ rất lớn vì thất bại tại Thượng viện đặt ông Milei vào "thế yếu hơn nhiều", trong khi các thống đốc, không ai thuộc đảng La Libertad Avanza, đang "cảm thấy được trao quyền nhiều hơn". "Ông Milei đã cố đánh lạc hướng khỏi điểm yếu là vốn liếng chính trị ít ỏi của mình, nhưng giờ đây nó đã lộ rõ. Các đối thủ sẽ tiếp tục khai thác điều ấy", giáo sư Negri nói.
Argentina thông báo chính thức về việc không gia nhập BRICS Ngày 29/12, Tổng thống Argentina, Javier Milei, chính thức thông báo về việc nước này sẽ không gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) theo như lịch trình dự kiến vào ngày 1/1/2024 tới. Tổng thống Argentina Javier Milei và Ngoại trưởng Diana Mondino. Nguồn: EFE Trong thư gửi lãnh đạo 5 nước thành viên BRICS gồm Tổng thống các...