Bất đồng lớn giữa chính phủ và nhiều tỉnh sản xuất dầu mỏ chính của Argentina
Các tỉnh sản xuất dầu mỏ chính của Argentina cảnh báo sẽ cắt nguồn cung dầu cho phần còn lại của đất nước do Tổng thống Javier Milei ra lệnh cắt giảm kinh phí.
Những bồn xăng dự trữ của công ty YPF ở Rio Gallegos, Santa Cruz, cách Buenos Aires khoảng 2.500km về phía Tây Nam. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ngày 24/2, trả lời trên kênh truyền hình C5N, Tỉnh trưởng tỉnh Chubut, miền Nam Argentina, ông Ignacio Torres tuyên bố sẽ không cung ứng dầu vào ngày 28/2 tới nếu chính phủ nước này không chú trọng cấp kinh phí cho các tỉnh.
Trước đó một ngày, Tỉnh trưởng Torres và người đồng cấp tại 5 tỉnh Patagonia khác (Patagonia là khu vực bao gồm cực Nam của Nam Mỹ, do Argentina và Chile quản lý) tuyên bố nếu Bộ Kinh tế Argentina không cung cấp nguồn lực tài chính cho Chubut thì tỉnh này sẽ không cung ứng dầu và khí đốt. Lãnh đạo các tỉnh bày tỏ sự bất bình trước dự định của chính quyền Tổng thống Milei về việc rút lại khoảng 13,5 tỷ peso (15,3 triệu USD) tiền chuyển doanh thu thuế liên bang hằng tháng từng hỗ trợ cho tỉnh Chubut.
Video đang HOT
Lập luận trên mạng xã hội X, Bộ trưởng Kinh tế Luis Caputo nhấn mạnh việc cắt giảm trên là cần thiết để thu các khoản nợ mà tỉnh Chubut chưa thanh toán cho chính phủ liên bang. Ông cho biết thêm hiện 10 tỉnh khác cũng đang nợ tiền chính phủ liên bang.
Trong khi đó, Tổng thống Milei nhắc lại cho các quan chức cấp tỉnh về một điều khoản trong bộ luật hình sự quy định mức án lên tới 2 năm tù giam đối với bất kỳ ai cản trở hoạt động cung cấp năng lượng.
Argentina là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 39 và khí đốt lớn thứ 20 trên thế giới. Nước này nhập khẩu nhiên liệu đã tinh chế để tiêu thụ trong nước. Vấn đề bất đồng trên giữa chính quyền các tỉnh và chính phủ nảy sinh trong bối cảnh các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng về việc tăng giá và phí khi tân Tổng thống Milei thúc đẩy việc bãi bỏ quy định sâu rộng và điều chỉnh mạnh về vấn đề tài chính.
Tỷ lệ đói nghèo tại Argentina lên tới mức cao nhất trong 20 năm
Tỷ lệ đói nghèo tại Argentina trong tháng Một vừa qua đã lên tới 57,4%, mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, theo kết quả điều tra của Đại học công giáo (UCA) nước Nam Mỹ này được công bố ngày 18/2.
Kiểm đồng peso của Argentina tại một siêu thị ở Buenos Aires. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Sự mất giá của đồng nội tệ sau khi Chính phủ của Tổng thống Javier Milei quyết định phá giá tới 50% đồng peso và sự leo thang mất kiểm soát của giá các sản phẩm trong giỏ hàng hóa thiết yếu làm suy giảm đáng kể sức mua ở tầng lớp trung lưu, đẩy hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, là nguyên nhân khiến tỷ lệ người nghèo tại Argentina gia tăng đáng kể chỉ sau 2 tháng nắm quyền của Chính phủ mới.
Theo điều tra của UCA, một trường đại học có tiếng ở nước Nam Mỹ, ước tính có gần 27 triệu người Argentina đã nằm trong ngưỡng nghèo đói, trong đó 7 triệu người trong cảnh bần cùng. UCA cũng nhận định đây là thời điểm xã hội Argentina rơi vào khó khăn chưa từng có, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 54% năm 2004, đồng thời dự báo tỷ lệ này sẽ còn gia tăng trong những tháng tới vì lương hưu và các khoản trợ cấp hưu trí tới thời điểm này vẫn sẽ không có gì thay đổi so với tháng Một, cũng như các khoản trợ cấp thất nghiệp. Từ tháng Hai, giá vé các phương tiện giao thông công cộng đã tăng gấp đôi đến gấp bốn lần.
Tuần trước, Chính phủ cũng đã bác bỏ việc tăng lương tối thiểu từ 156.000 peso (195 USD) lên 288.000 peso từ ngày 1/2 theo yêu cầu của Tổng liên đoàn lao động Argentina (CGT). Mức tăng này nhận được sự đồng tình của các tổ chức công đoàn song vấp phải sự phản đối của doanh nghiệp lớn cũng như từ Bộ Lao động Argentina.
Theo UCA, tại thủ đô Buenos Aires, một người với mức thu nhập 193.146 peso (chưa tính tiền thuê nhà) và một gia đình với tổng thu nhập 596.823 peso sẽ được coi là người nghèo hoặc hộ gia đình nghèo.
Bình luận trên tài khoản mạng xã hội X về thông tin này, Tổng thống Milei cho rằng đây là lỗi của mô hình trợ giá các sản phẩm trong giỏ hàng hóa thiết yếu của Chính phủ tiền nhiệm khiến 6/10 người Argentina rơi vào cảnh đói nghèo và đây là sự tán phá tệ hại nhất trong thế kỷ qua, chưa từng có tiền lệ trong xã hội phương Tây. Một lần nữa, người đứng đầu Chính phủ Argentina khẳng định người dân nước này bầu ông bởi muốn có sự thay đổi và Chính phủ sẽ làm hết sức để thực hiện điều đó.
Trong nỗ lực loại bỏ tình trạng thâm hụt ngân sách, Chính phủ Tổng thống Milei đã không gia hạn hợp đồng lao động và sa thải hàng nghìn người lao động ở khu vực công, cắt giảm trợ cấp đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm cơ bản, bỏ trợ giá phương tiện giao thông công cộng và xăng dầu, cũng như nhiều trợ cấp xã hội và dịch vụ y tế công. Việc cắt giảm này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các tổ chức công đoàn, các tổ chức xã hội và người lao động.
Argentina: Chính sách 'thắt lưng buộc bụng' đem lại kết quả ban đầu Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ngày 17/2, Bộ trưởng Kinh tế Argentina, Luis Caputo, cho biết trong tháng 1 vừa qua, lần đầu tiên kể từ tháng 8/2012, Argentina không thâm hụt ngân sách và đạt mức thặng dư hơn 518 tỷ peso (tương đương 600 triệu USD), nhờ áp dụng triệt để kỷ luật trong chi tiêu ngân sách. Đồng...