Tổng thống Argentina kêu gọi đoàn kết thúc đẩy cải cách
Tổng thống Argentina, Javier Milei, ngày 25/5 cam kết sẽ cắt giảm đáng kể nhiều loại thuế trong nền kinh tế, để đổi lấy việc Thượng viện phê chuẩn Luật Cơ bản, trong nỗ lực thúc đẩy cải cách sâu rộng nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ.
Tổng thống đắc cử Argentina Javier Milei phát biểu tại Buenos Aires, ngày 19/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, phát biểu tại lễ kỷ niệm 214 năm ngày Cách mạng tháng Năm của Argentina, Tổng thống cực hữu Milei kêu gọi thống đốc 23 tỉnh ủng hộ và đồng hành cùng chính phủ trong bối cảnh đất nước gặp khó khăn.
Lời kêu gọi của Tổng thống Milei được đưa ra trong bối cảnh chính phủ của ông đã không ký được Hiệp ước tháng Năm với chính quyền các địa phương, như lời kêu gọi của ông Milei hồi đầu tháng Ba, cũng như Quốc hội Argentina chưa thông qua được bất cứ dự luật nào của chính phủ sau hơn 5 tháng ông Milei nhậm chức.
Hiện Thượng viện Argentina đang xem xét thông qua dự Luật Cơ bản, sau khi Hạ viện đã thông qua. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chính phủ của Tổng thống Milei vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa nhận được sự ủng hộ của chính giới nước này, khi ông Milei chủ trương giảm thiểu sự điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế thông qua một kế hoạch tư nhân hóa nhiều tập đoàn nhà nước.
Video đang HOT
Dự luật Cơ bản lần này quy mô cải cách nhỏ hơn nhiều so với những dự luật được Chính phủ đưa ra trước đó, đặc biệt ý định tư nhân hóa Ngân hàng Trung ương, từng bị dự luận chỉ trích nặng nề, đã được dỡ bỏ.
So với trước đây, Chính phủ Argentina đề xuất tư nhân hóa hoàn toàn hoặc cổ phần hóa 11 tập đoàn và công ty thuộc sở hữu nhà nước, giảm đáng kể so với dự định trước đây là 40. Dự kiến hãng hàng không quốc gia Aerolíneas Argentinas, tập đoàn năng lượng quốc gia Enarsa, công ty cung cấp dịch vụ vận tải hàng không mặt đất Intercargo, cùng Đài Phát thanh và Truyền hình quốc gia sẽ là những cơ quan được phép tư nhân hóa hoàn toàn.
Cùng ngày, nhiều tổ chức nghiệp đoàn và xã hội Argentina cũng tiến hành biểu tình phản đối các chính sách kinh tế hà khắc của Chính phủ, khiến đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn và chỉ phục vụ lợi ích doanh nghiệp và người giàu trong xã hội. Cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình khi những người này tiến về nơi tổ chức lễ kỷ niệm với sự hiện diện của đông đảo thành viên Chính phủ và khách mời.
Hiện Argentina đang đối mặt với nguy cơ suy thoái sâu, trong bối cảnh Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I/2024 đã sụt giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Viện Thống kê và điều tra Argentina (INDEC), 9 trong tổng số 16 lĩnh vực kinh tế của Argentina trong quý I năm nay có kết quả tiêu cực so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xây dựng là ngành có mức suy thoái đáng kể nhất với mức -29,9%, công nghiệp (-19,6%), thương mại (-16,7%), và hoạt động tài chính (-15,5%). Trong khi đó, tình trạng lạm phát vẫn ở mức rất cao, tăng tới 287,9% trong tháng 3/2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Sức mua trong nền kinh tế cũng sụt giảm mạnh. Các tổ chức tài chính dự báo nền kinh tế Argentina sẽ suy giảm 3,5% trong năm nay.
Tổng thống Argentina kêu gọi Quốc hội thông qua các giải pháp kinh tế khẩn cấp
Tổng thống Argentina Javier Milei đã kêu gọi Quốc hội nước này thông qua gói chính sách cải tổ triệt để kinh tế vĩ mô do Chính phủ đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển, kiềm chế tình trạng siêu lạm phát, giải quyết tình trạng nghèo đói gia tăng và tăng nguồn dự trữ ngoại tệ.
Tổng thống Argentina Javier Milei phát biểu tại Buenos Aires. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông điệp gửi tới người dân Argentina vào đêm Giao thừa, ông Milei cảnh báo nếu các nghị sĩ không thông qua Nghị định Cần thiết và Khẩn cấp (DNU) cũng như một dự thảo luật với nhiều giải pháp kinh tế - xã hội nhằm cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu công, giảm thiểu tình trạng thâm hụt ngân sách, mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy tư nhân hóa, nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latinh sẽ rơi vào tình trạng "thảm họa chưa từng có tiền lệ trong lịch sử".
Tổng thống Milei, người nhậm chức hôm 10/12 vừa qua, khẳng định tính cấp bách cần cải tổ triệt để nền kinh tế bằng những "liệu pháp gây sốc", đồng thời cũng thừa nhận trong dự thảo luật trình Quốc hội thông qua với tên gọi "Luật Xe buýt", Chính phủ sẽ có "đặc quyền" trong việc đưa ra các chính sách kinh tế, tài chính, an ninh và xã hội tới cuối năm 2025 để điều hành đất nước và có thể gia hạn quyền này thêm hai năm tiếp theo.
Trong phát biểu được phát trên kênh truyền hình và đài phát thanh quốc gia, ông Milei tuyên bố "Luật Xe buýt cho phép cơ quan hành pháp quyền tối cao cần thiết để hành động trong tình huống khẩn cấp hiện nay, tránh để đất nước rơi vào thảm họa kinh tế, bên cạnh việc thúc đẩy những cải cách triệt để về thương mại, thuế, sản xuất, xã hội, an ninh, giáo dục và hoạt động ở tất cả các cấp chính quyền".
Theo ông Milei, các nghị sĩ có thể bác bỏ dự luật này và "tiếp tục mô hình đã làm nghèo đất nước trong suốt một thế kỷ qua" hoặc thông qua gói chính sách cải cách để có thể tạo ra "một sự thay đổi sâu sắc". Ông Milei, thủ lĩnh đảng cựu hữu Tự do tiến lên (La Libertad Avanza, LLA) chiếm thiểu số trong Quốc hội, nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động "ngay lập tức và quyết liệt trong tình trạng nguy kịch hiện nay".
Thành lập năm 2021, LLA chỉ nắm 38/257 ghế ở Hạ viện và 7/72 ghế ở Thượng viện, rất cần sự ủng hộ của lưỡng viện Quốc hội để thông qua khoảng 500 chính sách cải cách do Chính phủ đề xuất.
Ông Milei thừa nhận tình cảnh hiện nay của Argentina tồi tệ hơn so với cuộc khủng hoảng giai đoạn 2001-2002 tại nước này và những tháng tới sẽ "rất khắc nghiệt" với tất cả người dân quốc gia Nam Mỹ. Ông kêu gọi các công dân cùng lên tiếng yêu cầu các nghị sĩ thông qua dự thảo luật cải cách của Chính phủ.
Từ ngày 26/12 vừa qua, Quốc hội Argentina đã triệu tập phiên họp bất thường để xem xét gói các chính sách cải cách của Chính phủ và dự kiến phiên họp này sẽ kéo dài tới 31/1 tới. Nhiều nghị sĩ đảng đối lập đã gửi đơn kiện lên Tòa án Tối cao vì cho rằng việc Chính phủ soạn thảo dự luật tự cho cơ quan này quyền tối cao điều hành đất nước là hành động vi hiến.
Ông Milei, 53 tuổi, đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng hai diễn ra hôm 19/11 vừa qua sau khi giành được 55% số phiếu bầu. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nền dân chủ Argentina được thiết lập vào năm 1983, một chính trị gia theo chủ nghĩa tân tự do và không phải là người của các nhóm liên minh chính trị trung tả và trung hữu lên nắm quyền điều hành đất nước.
Tân Tổng thống Argentina sa thải hơn 5.000 nhân viên chính phủ Tổng thống Argentina Javier Milei tuyên bố sẽ cắt giảm đáng kể quy mô nhân sự chính phủ quốc gia Nam Mỹ. Tân Tổng thống Argentina Javier Milei tuyên thệ nhậm chức tại Buenos Aires ngày 10/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo báo Politico, tân Tổng thống Argentina Javier Milei ngày 26/12 cho biết chính phủ nước này không gia hạn hợp đồng cho hơn...