Tổng thống Ai Cập tái bổ nhiệm ông Mostafa Madbouly làm Thủ tướng
Ngày 3/6, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi đã tái bổ nhiệm ông Mostafa Madbouly làm Thủ tướng nước này.
Trước đó, ông Madbouly đã đệ đơn từ chức của Nội các để thành lập chính phủ mới.
Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly phát biểu tại một hội nghị ở Nairobi, Kenya ngày 5/9/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Động thái trên diễn ra sau khi Tổng thống El-Sisi bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp hồi tháng 4 vừa qua. Văn phòng Tổng thống Ai Cập cho biết ông El-Sisi đã chỉ đạo chính phủ mới tập trung “ hạ nhiệt” lạm phát, điều tiết thị trường, cũng như thu hút và tăng đầu tư trong và ngoài nước. Các thành viên trong chính phủ mới cần nỗ lực bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều thách thức.
Trong tuyên bố đăng trên mạng xã hội X, Tổng thống Sisi cho biết đã giao Thủ tướng Mostafa Madbouly thành lập một chính phủ mới, bao gồm những người có chuyên môn và năng lực để quản lý giai đoạn tiếp theo nhằm có đạt được sự phát triển mong muốn trong hoạt động của chính phủ và đương đầu với những khó khăn, thách thức mà đất nước đang phải đối mặt.
Hiện chưa rõ khi nào Nội các mới của Ai Cập sẽ được công bố.
Hôm 2/4, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã nhậm chức nhiệm kỳ thứ ba, tiếp tục nắm quyền điều hành đất nước có vai trò địa chính trị quan trọng ở Trung Đông-Bắc Phi đến giữa năm 2030.
Tuy nhiên, nhiều thách thức lớn đang chờ Tổng thống El-Sisi, bởi nền kinh tế Ai Cập vẫn đối mặt với khó khăn do thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng và lạm phát leo thang, khu vực Bắc Phi-Trung Đông tiếp tục chứng kiến một loạt bất ổn địa chính trị, đặc biệt là cuộc xung đột tại Dải Gaza và căng thẳng ngày càng leo thang tại Biển Đỏ.
Duy trì vận tải thương mại ở Biển Đỏ: Nỗ lực từ nhiều bên
Theo tuyên bố ngày 10/1 của Nội các Ai Cập, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly đã có cuộc làm việc theo hình thức trực tuyến với các quan chức của tập đoàn vận tải biển Maersk (Đan Mạch) để thảo luận về những diễn biến ở Biển Đỏ cũng như các cách thức tăng cường hợp tác giữa hai bên.
Các thành viên Lực lượng bảo vệ bờ biển Yemen tuần tra trên Biển Đỏ, ngoài khơi thị trấn Mokha thuộc tỉnh Taiz, ngày 12/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố cho hay Thủ tướng Madbouly đã nhấn mạnh vai trò thiết yếu của an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đỏ đối với an ninh quốc gia của Ai Cập vì Biển Đỏ có mối liên hệ chặt chẽ với Kênh đào Suez, nơi khoảng 1/3 tổng lưu lượng container toàn cầu được vận chuyển qua mỗi năm.
Lực lượng Houthi ở Yemen đã tăng cường tấn công các tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ kể từ tháng 11/2023 sau khi xung đột xảy ra ở Gaza.
Cuộc làm việc giữa Thủ tướng Ai Cập và các quan chức của hãng vận tải Maersk đã đề cập đến mối đe dọa mà lực lượng Houthi gây ra đối với an ninh hàng hải ở Biển Đỏ cũng như nguyện vọng của Maersk nối lại hành trình qua tuyến đường biển này. Maersk sẽ chuyển hướng tất cả các tàu container khỏi Biển Đỏ để đi vòng qua Mũi Hảo Vọng của châu Phi trong thời gian tới do tình hình bất ổn ở Biển Đỏ. Hãng này cũng đã cảnh báo các khách hàng về tình trạng gián đoạn kéo dài ở tuyến đường biển này.
Nam Phi tin tưởng tiến trình hòa bình do phái bộ châu Phi thúc đẩy tại Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 18/6, Văn phòng Phủ Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết các chuyến thăm của phái bộ hòa bình châu Phi tới Nga và Ukraine đã mở đường cho việc thúc đẩy giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng Ukraine. Toàn cảnh cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và phái đoàn các nhà...