Tổng Thanh tra: Có sai sót trong “bổ nhiệm 60 cán bộ”
Đại biểu Võ Thị Dung (TPHCM) nêu đích danh, dư luận vừa qua bức xúc về khối tài sản của cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền – người tiền nhiệm của ông Huỳnh Phong Tranh. Đại biểu đề nghị ông Tranh nêu quan điểm, nhận định về việc này.
Chiều nay 12/6, phiên chất vấn tại Quốc hội dành 30 phút để Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời những thắc mắc, băn khoăn của đại biểu.
Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) nói lại câu chuyện về một cựu cán bộ lãnh đạo của Thanh tra Chính phủ vừa về hưu thì bị dư luận phản ánh về khối lượng tài sản lớn, gây nghi ngờ, băn khoăn. Ông Lâm đặt câu hỏi, Thanh tra Chính phủ có biện pháp gì để kiểm soát nguồn gốc phát sinh tài sản trong trường hợp cán bộ về hưu mới “phát lộ” như thế này?
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh trả lời về khối tài sản của người tiền nhiệm Trần Văn Truyền (Ảnh: Việt Hưng)
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh xác nhận chuyện một số cán bộ về hưu xong mới có nhiều tài sản thể hiện, phát sinh, nhưng quy định về kê khai tài sản thu nhập vừa qua không có quy định buộc các cán bộ về hưu phải thực hiện. Còn việc kê khai với cán bộ khi đang tại chức thì không phát hiện dấu hiệu gì tiêu cực. Quy định về kê khai và công khai vừa qua, ông Tranh cũng nhận định là chưa chặt chẽ.
Đối với việc phát sinh khối tài sản lớn sau về hưu của cán bộ cụ thể mà dư luận đã đề cập, ông Tranh cho biết, Thanh tra Chính phủ đang nghiên cứu để đề xuất hướng xử lý, điều chỉnh nội dung này trong quy định hiện nay.
Video đang HOT
Đại biểu Võ Thị Dung (TPHCM) tiếp ngay ý này. Bà Dung nêu đích danh, dư luận vừa qua bức xúc về khối tài sản của cựu Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền – người tiền nhiệm của ông Huỳnh Phong Tranh. Đại biểu đề nghị ông Tranh nêu quan điểm, nhận định về việc này.
Đáp lời đại biểu, nói về tài sản của cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền (nhiệm kỳ 2006 – 2011), ông Tranh cho biết, ông Truyền hiện là cán bộ do Ban Bí thư quản lý, sinh hoạt Đảng tại Bến Tre. Khi có thông tin báo chí phản ánh về tài sản của ông Truyền, Thanh tra Chính phủ đã chủ động làm việc với Ban Cán sự Đảng ủy tỉnh Bến Tre để xem xét việc này. Ban Kiểm tra TƯ cũng đã vào cuộc xem xét thực hư, đúng sai trong vấn đề nguồn gốc tài sản của ông Truyền, đang chờ kết luận của Ban Kiểm tra TƯ.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) “bồi” tiếp: “Quan điểm của Tổng Thanh tra thế nào về chuyện các đồng chí cựu lãnh đạo thanh tra cũng như những cán bộ đương chức tại Thanh tra Chính phủ có khối tài sản lớn như vậy? Ngoài ra còn việc bổ nhiệm một lúc 60 cán bộ trước khi nghỉ hưu của ông Trần Văn Truyền. Thanh tra là tai là mắt của dân, tai phải rõ, mắt phải sáng mà sao chọn cán bộ như vậy?”.
Trả lời về vấn đề bổ nhiệm cán bộ, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh xác nhận, thông tin nêu ra là chính xác. Từ đầu năm 2011 đến tháng 8 năm này, Thanh tra Chính phủ có nhiều thay đổi về công tác nhân sự, xuất phát từ yêu cầu công tác cán bộ của đơn vị.
Khoảng thời gian này cũng là thời điểm Thanh tra Chính phủ chuẩn bị tách các đơn vị mới theo ý kiến chấp thuận của Thủ tướng (3 đơn vị) nên phải chuẩn bị về cán bộ. Tuy nhiên, ông Tranh cũng xác định công tác bổ nhiệm có một số sai sót như cán bộ chưa đủ điều kiện bổ nhiệm, có đơn vị, số cấp phó vượt quá số lượng quy định, có người sau bổ nhiệm không đáp ứng yêu cầu công việc…
Để khắc phục tình trạng, Thanh tra Chính phủ đã quyết định không bổ nhiệm thêm cán bộ cấp Vụ tại đơn vị, cũng như không tái bổ nhiệm. Những vị trí không đảm bảo yêu cầu công việc cũng đã được thay đổi, điều chỉnh.
“Tóm lại đúng là có việc như thông tin nhưng cũng là do có lý do riêng trong tình hình đó” – ông Tranh chốt lại.
15h, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng quyết định dừng nội dung trả lời chất vấn của Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh dù vẫn còn các đại biểu đăng ký.
Theo Dantri
Nhiều thanh tra có tâm tư vì không được hưởng phụ cấp
Thanh tra Chính phủ cho biết vẫn còn số lượng lớn cán bộ thực hiện chức năng thanh tra nhưng không được hưởng chế độ nên "nảy sinh tâm tư".
Chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh bằng văn bản, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (tỉnh Ninh Thuận) phản ánh, một số địa phương, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không có tổ chức thanh tra độc lập, đồng nghĩa với việc không có thanh tra viên. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn bổ nhiệm thanh tra viên với mục đích trục lợi chế độ chính sách dành cho chức danh này. "Quan điểm Thanh tra Chính phủ trong việc này và biện pháp xử lý các vi phạm ra sao", đại biểu Cương hỏi.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Ảnh: NH.
Trong văn bản trả lời đại biểu Cương trước thềm buổi đăng đàn trực tiếp vào sáng 12/6, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, thực tế trên là kết quả của việc chuyển đổi mô hình tổ chức thanh tra chuyên ngành theo Luật Thanh tra năm 2010. Một lượng khá lớn cán bộ tại các cục, tổng cục trước đây là thanh tra viên, nay vẫn thực hiện chức năng thanh tra nhưng không được hưởng chế độ của thanh tra viên như phụ cấp thâm niên nghề, trang phục, thẻ... nên đã có tình trạng thanh tra "nảy sinh tâm tư".
Để hạn chế tình trạng bổ nhiệm thanh tra viên cũng như giải quyết chế độ cho công chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan này đã cùng Bộ Tài chính tham mưu Thủ tướng ban hành Quyết định số 12 ngày 27/1/2014 quy định chế độ bồi dưỡng với công chức thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra Chính phủ khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, trường hợp phát hiện lãnh đạo cơ quan thanh tra chuyên ngành bổ nhiệm thanh tra viên thì cơ quan này sẽ hướng dẫn khắc phục và kiến nghị xử lý theo quy định.
Một bức xúc khác cũng được đại biểu Cương chất vấn người đứng đầu cơ quan Thanh tra là một số cơ quan thanh tra chuyên ngành vẫn duy trì tổ chức thanh tra độc lập. Điều này, theo ông Cương là trái với quy định của luật Thanh tra.
Thanh tra Chính phủ cho biết tại các Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tài chính, Giao thông Vận tải, Khoa học Công nghệ và môi trường đã quy định có tổ chức thanh tra độc lập. Ngoài các đơn vị nêu trên thì không có cơ quan nào được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có duy trì tổ chức thanh tra độc lập.
Tuy nhiên, Tổng thanh tra Chính phủ thừa nhận do yêu cầu thực tế của hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thì tổ chức Thanh tra như hiện nay khó có thể đảm nhiệm được đầy đủ, hiệu quả. Tới đây trong quá trình đánh giá việc thực hiện luật Thanh tra 2010, Thanh tra Chính phủ sẽ kiến nghị sửa đổi quy định nói trên.
Sáng 12/6, Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ là tư lệnh ngành cuối cùng trả lời chất vấn. Phần trả lời của Tổng Thanh tra tập trung vào công tác giải quyết khiếu nại tố cáo tồn đọng; phòng chống tham nhũng sao cho hiệu quả; phòng chống tham nhũng ngay nội bộ ngành thanh tra.
Theo VNE
Đại biểu Quốc hội đề nghị Thủ tướng trả lời vấn đề biển Đông "Đại biểu đề nghị Thủ tướng Chính phủ trả lời về vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, Thủ tướng trả lời hay giao cho một Phó Thủ tướng thì sẽ có ý kiến sau", ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói. Bên lề kỳ họp ngày 6/6, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...