Tổng Thanh tra Chính phủ nói về vụ “biệt thự ông Truyền”
Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ nói: “Chúng tôi phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc theo dõi tài sản của ông Trần Văn Truyền”.
Câu chuyện về biệt thự, tài sản “khủng” của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đã được đưa ra trong phiên chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại Quốc hội, chiều 12/6.
Cụ thể, thời gian qua, dư luận xôn xao bàn tán về cơ ngơi đồ sộ của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Cơ ngơi này được mô tả như “dự án gia đình” tọa trên lô đất chừng 30.000m2 với 1 biệt thự hoành tráng, 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ không dùng đến một cái đinh sắt… Đáng chú ý, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi khác ở TP.HCM: 1 phường Thảo Điền (quận 2), 1 ở quận 5 và 1 ở khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng…
Ngoài ra, cũng xuất hiện tin đồn rằng cái giường đặc biệt của vợ chồng ông Truyền có giá trị khoảng nhiều tỉ đồng…
Trong phiên chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ chiều 12/6, đại biểu Võ Thị Dung (TP Hồ Chí Minh) hỏi: “Với tư cách là người đương nhiệm đứng đầu ngành thanh tra Chính phủ, Tổng Thanh tra nhìn nhận vấn đề này như thế nào, thông tin có chính xác không?”.
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Trả lời đại biểu Dung, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho biết, ông Trần Văn Truyền đảm nhiệm vai trò Tổng Thanh tra Chính phủ giai đoạn 2006 – 2011. Sau thời gian này, ông Trần Văn Truyền đã nghỉ hưu và chuyển công tác sinh hoạt về địa phương.
Hiện nay, ông Trần Văn Truyền thuộc cán bộ Ban Bí thư quản lý và sinh hoạt Đảng trong Đảng bộ tỉnh Bến Tre.
Video đang HOT
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho hay, khi báo chí đưa tin về vấn đề tài sản, phía cơ quan thanh tra Chính phủ cũng đã chủ động trao đổi với Tỉnh ủy Bến Tre để nắm tình hình.
Bên cạnh đó, ông Truyền là cán bộ Ban Bí thư quản lý, nên Ban Bí thư đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm rõ thông tin trên.
“Chúng tôi phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc theo dõi tài sản của ông Trần Văn Truyền. Tuy nhiên, việc này do Ban Bí thư quyết định, chúng tôi phối hợp thực hiện”, ông Tranh nói.
Cũng tại phiên chất vấn chiều 12/6, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) hỏi thái độ của Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh trước việc bổ nhiệm 60 cán bộ vội vàng, trước khi nguyên Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền về hưu.
Ông Huỳnh Phong Tranh nhắc lại thông tin, theo báo chí đưa tin, trong giai đoạn từ đầu năm 2011 đến tháng 8/2011, cơ quan Thanh tra Chính phủ bổ nhiệm hơn 60 cán bộ. Ông Tranh xác nhận: “Thông tin này có điểm chính xác”.
Theo ông Tranh, việc bổ nhiệm cán bộ trước hết là yêu cầu trong công tác cán bộ, thực thi công vụ của cán bộ thanh tra. Bên cạnh đó, trong thời gian chuẩn bị tách các đơn vị mới (Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập 3 đơn vị mới) nên việc bổ nhiệm này cũng để phục cho yêu cầu tách, chuyển đơn vị.
Tuy nhiên, ông Tranh cũng cho rằng, việc bổ nhiệm có những sơ suất như: thời gian bổ nhiệm cán bộ chưa đầy đủ; số lượng cấp phó nhiều hơn so với quy định; chứng chỉ, điều kiện, năng lực cán bộ có một số trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu.
Ông Trang cho hay, Thanh tra Chính phủ đã kiểm điểm nghiêm túc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 và đưa ra các giải pháp khắc phục. Cụ thể, không tiếp tục bổ nhiệm và bổ nhiệm lại hàm cấp vụ; làm đúng quy định bổ nhiệm cấp phó…
Tại phiên chất vấn, đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) đặt câu hỏi: “Dư luận phát hiện một số quan chức sau khi về hưu có khối tài sản lớn, không biết họ có kê khai tài sản thu nhập không khi còn đương chức không? Trả lời chất vấn, ông Huỳnh Phong Tranh cho biết, theo quy định của pháp luật về đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập “không quy định cán bộ về hưu phải kê khai tài sản thu nhập”. “Trong thời gian vừa qua, chúng tôi theo dõi kê khai tài sản của cán bộ còn đang tại chức, chưa phát hiện dấu hiệu gì không trung thực. Bởi quy định kê khai và công khai chưa được đầy đủ nên chưa phát hiện”, Tổng Thanh tra Chính phủ nói.
Theo Khampha
Tổng thanh tra Chính phủ nhận nhiều câu hỏi 'xoáy' về tham nhũng
Mở đầu phiên chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ sáng 12/6, các đại biểu QH đã đồng loạt gửi tới Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh những câu hỏi xoáy vào công tác phòng chống tham nhũng nóng bỏng hiện nay.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (tỉnh Lâm Đồng) hỏi ông Tranh: Dù ngành thanh tra đã có nhiều nỗ lực trong việc thanh tra phát hiện tham nhũng nhưng vì sao tình hình tham nhũng ngày càng tăng?
Ông Thuyền dẫn lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng muốn chống tham nhũng hiệu quả trước tiên phải chống tham nhũng ngay trong chính cơ quan phòng chống tham nhũng, hỏi tổng Thanh tra Chính phủ rằng việc này có đúng hay không? Thanh tra Chính phủ có giải pháp gì để thực hiện việc này, bắt đầu từ đâu?
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh - Ảnh: Việt Dũng
Ông Thuyền cũng đặt câu hỏi vì sao có tình trạng số vụ tham nhũng bị phát hiện, có dấu hiệu hình sự nhưng thanh tra không chuyển hoặc chậm chuyển cho cơ quan điều tra để xử lý?
Đại biểu Nguyễn Văn Dinh cũng đặt câu hỏi giải pháp kê khai tài sản hiện nay có phải là giải pháp hữu hiệu để phòng chống tham nhũng hay chưa?
Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) dẫn các số liệu về việc phát hiện, xử lý các vụ tham nhũng qua các năm, số vụ phát hiện, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự càng giảm trong khi nhận định, đánh giá của Thanh tra Chính phủ về công tác phát hiện xử lý tham nhũng là ngày càng tiến bộ.
Ông Hiến hỏi tổng Thanh tra Chính phủ: "Tham nhũng bị đẩy lùi hay việc phát hiện tham nhũng ngày càng hạn chế?". Tương tự ông Hiến, nhiều đại biểu cũng đề nghị Tổng thanh tra Nguyễn Phong Tranh đánh giá: Các số liệu vụ tiêu cực, tham nhũng bị phát hiện có phản ánh đúng tình hình tham nhũng hiện nay hay không?
Ông Nguyễn Văn Hiến cũng chất vấn về công tác phòng chống tham nhũng trong chính lực lượng phòng chống tham nhũng hiện ra sao. Thanh tra Chính phủ có báo cáo đã xử lý 12 cán bộ công chức vi phạm nhưng đọc thấy những vi phạm này chẳng liên quan gì tới tham nhũng (như vi phạm Luật giao thông, sinh con thứ 3...). Thanh tra Chính phủ đã triển khai công tác phòng chống tham nhũng trong lực lượng thanh tra như thế nào?
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn nói vừa qua cử tri cả nước quan tâm, đánh giá cao việc chúng ta liên tục xử lý những vụ án tham nhũng lớn, đánh giá cao nỗ lực của các ngành các cấp trong công cuộc chống tham nhũng cam go không thua gì trong chống ngoại xâm.
Ông Sơn chất vấn cụ thể tổng Thanh tra Chính phủ về vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) vừa được TAND TP Hà Nội xét xử: Sao các bị cáo không có tình tiết giảm nhẹ mà hầu hết đều được tuyên ở khung hình phạt thấp? Mức án đó liệu đủ sức răn đe, phòng chống tham nhũng hay không? Sao VKS giữ nguyên quan điểm truy tố, tòa kết tội nhưng các bị cáo vẫn kêu oan, phải chăng luật pháp của chúng ta có cách vận dụng khó hiểu?
Đại biểu Trương Văn Vở (tỉnh Đồng Nai) chất vấn ông Nguyễn Phong Tranh về những món nợ văn bản, việc chậm triển khai chủ trương trong phòng chống tham nhũng: xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, khen thưởng bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tố giác tội phạm.
3.000 người có dấu hiệu kê khai tài sản không trung thực
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương) về việc tham nhũng diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng kết quả của việc kê khai tài sản và tác dụng của nó đến nay như thế nào, theo Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, việc kê khai tài sản thu nhập được thực hiện từ năm 2008, đến nay hằng năm đều thực hiện việc kê khai: gồm kê khai lần đầu và kê khai bổ sung cho những người có phát sinh, những người có biến động tài sản cần kê khai bổ sung.
Ông Huỳnh Phong Tranh cho biết, từ năm 2013 đến nay, sau khi luật phòng chống tham nhũng sửa đổi năm 2012 có hiệu lực, việc kê khai có tiến bộ hơn. Chính phủ đã ban hành nghị định số 78 về hướng dẫn thi hành luật phòng chống tham nhũng sửa đổi.
Đầu năm 2013, có trên 642.000 người kê khai, đạt hơn 98% và công khai trên 59%.
Đến nay có hơn 919.000/ 935.000 người đã kê khai tài sản, đạt 98%. Trong số kê khai này, có hơn 200.000 bản kê khai thuộc cấp ủy quản lý.
Trong quá trình kê khai tài sản thu nhập, khoảng 3.000 người có dấu hiiệu kê khai không trung thực, không rõ ràng và đã được xác minh làm rõ. Trong quá trình thực hiện, đã có 88 cán bộ đã được xử lý bằng các hình thức do kê khai không trung thực, chậm kê khai và vi phạm các quy định về kê khai tài sản.
Theo TTO
Tổng Thanh tra Chính phủ xác nhận tài sản "khủng" của cấp Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh thông tin với Quốc hội, đã yêu cầu Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh báo cáo, giải trình nguồn gốc số tài sản "khủng" như báo chí thông tin cùng quá trình kê khai từ 2007 đến nay. Kết quả khẳng định ông Khánh kê khai đúng. Bước vào phần đăng đàn trả lời...