Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch Hà Nội làm rõ cơ sở chặt hạ cây xanh
Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo việc tiến hành thanh tra, kiểm tra, làm rõ chủ trương, trình tự, thủ tục, thẩm định dự án chặt hạ cây xanh và phải xử lý nghiêm những sai phạm của tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.
Ông Nguyễn Đức Hạnh – Phó tổng Thanh tra Chính phủ, vừa ký văn bản số 573/TTCP-C.I gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết những ngày gần đây nhiều báo đài, mạng xã hội đăng tải thông tin về việc UBND TP Hà Nội triển khai dự án chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên một số tuyến phố thuộc địa bàn Hà Nội có nhiều vấn đề chưa minh bạch, rõ ràng, có dấu hiệu vi phạm khoản 2, điều 14 Luật Thủ đô và khoản 1, điều 14 Nghị định 64/2010 của Chính phủ quy định về quản lý cây xanh đô thị, gây bức xúc dư luận nhân dân.
“Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch UBND TP Hà Nội sớm chỉ đạo việc tiến hành thanh tra, kiểm tra, làm rõ về chủ trương, trình tự, thủ tục lập, thẩm định phê duyệt dự án và xử lý nghiêm những sai phạm của tổ chức, cá nhân liên quan theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời có biện pháp ngăn chặn kịp thời việc đốn hạ cây xanh tương tự có thể xảy ra. Thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ cây xanh trên địa bàn theo quy định Luật Thủ đô và quy định pháp luật khác có liên quan”- văn bản của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP Hà Nội báo cáo kết quả xử lý, gửi tới cơ quan này trước ngày 15/4.
Trước đó, trao đổi với Dân trí, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho biết, với tư cách là người đã tham gia thẩm tra Luật Thủ đô trước khi trình Quốc hội ban hành, ông cho rằng việc UBND TP Hà Nội cho phép chặt hạ ồ ạt cây xanh trong thời gian qua là có biểu hiện vi phạm quy định của Luật Thủ đô.
Theo ông Cương, Điều 14 Luật Thủ đô đã quy định rất rõ việc quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô; bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch.
Video đang HOT
Đặc biệt tại khoản 2 điều 14 quy định: “Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh; xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; sử dụng diện tích công viên, vườn hoa công cộng, sai chức năng, mục đích”.
“Quy định là như vậy nhưng Hà Nội lại cho lập dự án chặt hàng loạt cây xanh. Phải chăng đó là hành vi vi phạm pháp luật ?”- ông Cương đặt vấn đề.
Hơn nữa, tại điều 10 Luật Thủ đô quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị đã nêu rõ: “UBND TP Hà Nội chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đối với khu vực cải tạo, tái thiết đô thị phù hợp với điều kiện thực tế để lập quy hoạch, thiết kế đô thị tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”. Nhưng cho đến nay, đã gần 2 năm kể từ khi Luật Thủ đô có hiệu lực (1/7/2013) Hà Nội vẫn chưa thực hiện quy định này (?!)
“Cần phải nói rõ việc chặt hạ cây xanh hoàn toàn khác với việc chặt, tỉa cây xanh trước mùa giông bão mà từ xưa đến nay vẫn làm. Việc chặt bỏ, thay thế một số lượng lớn cây xanh phải được hiểu trong nội hàm “tái thiết đô thị” tại các quận trung tâm Hà Nội mà Hà Nội phải trình Thủ tướng xem xét, quyết định chứ không được tự ý làm” – ông Cương phân tích.
Thế Kha
Theo Dantri
Hà Nội vi phạm Luật Thủ đô khi chặt hạ cây xanh hàng loạt?
Đó là vấn đề Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương nêu ra trước việc Hà Nội triển khai kế hoạch chặt hạ và trồng thay thế 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương.
Trao đổi với PV Dân trí trưa nay 20/3, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho biết, với tư cách là người đã tham gia thẩm tra Luật Thủ đô trước khi trình Quốc hội ban hành, ông cho rằng việc UBND TP Hà Nội cho phép chặt hạ ồ ạt cây xanh trong thời gian qua là có biểu hiện vi phạm quy định của Luật Thủ đô.
Theo ông Cương, Điều 14 Luật Thủ đô đã quy định rất rõ việc quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô; bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch. Đặc biệt tại khoản 2 Điều này quy định: "Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh; xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; sử dụng diện tích công viên, vườn hoa công cộng, sai chức năng, mục đích".
"Quy định là như vậy nhưng Hà Nội lại cho lập dự án chặt hàng loạt cây xanh. Phải chăng đó là hành vi vi phạm pháp luật ?"- ông Cương đặt vấn đề.
Hơn nữa, tại Điều 10 Luật Thủ đô quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị đã nêu rõ: "UBND TP Hà Nội chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đối với khu vực cải tạo, tái thiết đô thị phù hợp với điều kiện thực tế để lập quy hoạch, thiết kế đô thị tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định". Nhưng cho đến nay, đã gần 2 năm kể từ khi Luật Thủ đô có hiệu lực (01/7/2013) Hà Nội vẫn chưa thực hiện quy định này (?!)
"Cần phải nói rõ việc chặt hạ cây xanh hoàn toàn khác với việc chặt, tỉa cây xanh trước mùa giông bão mà từ xưa đến nay vẫn làm. Việc chặt bỏ, thay thế một số lượng lớn cây xanh phải được hiểu trong nội hàm "tái thiết đô thị" tại các quận trung tâm Hà Nội mà Hà Nội phải trình Thủ tướng xem xét, quyết định chứ không được tự ý làm" - ông Cương phân tích.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng đã đến lúc Chính phủ cần có ý kiến về việc này.
"Nếu việc chặt hạ hàng loạt cây xanh được xác định là vi phạm quy định của Luật Thủ đô thì cần kiểm điểm trách nhiệm và xử lý các cá nhân có liên quan của Hà Nội" - ông Cương nói.
Việc chặt hạ hàng loạt cây xanh trong thời gian qua ở Hà Nội đã vi phạm Luật Thủ đô và Nghị định 64/2010 của Chính phủ? (Ảnh minh họa)
Ở một khía cạnh khác, luật sư Trần Vũ Hải - Trưởng văn phòng luật sư Trần Vũ Hải - cho biết khoản 1 Điều 14, Nghị định 64/2010 của Chính phủ quy định về quản lý cây xanh đô thị, đã nêu rõ: " Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị: a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đỗ gây nguy hiểm; b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình".
Những cây xanh bị đốn hạ theo ghi nhận của báo chí thời gian qua chưa đủ điều kiện để chặt hạ theo quy định nêu trên. Do đó, luật sư Trần Vũ Hải cho rằng ngoài việc dừng ngay việc thực hiện chương trình chặt hạ 6.700 cây, UBND TP Hà Nội cần xem xét trách nhiệm những người đã tham mưu chưa đúng quy định cho chính quyền phê duyệt chương trình này.
Thế Kha
Theo Dantri
Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh đề nghị được khen thưởng đơn vị anh hùng Thanh tra Chính phủ vừa phát hiện nhiều sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; nhưng Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh vẫn đề xuất được khen thưởng danh hiệu đơn vị anh hùng (!). Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh đề xuất được khen thưởng đơn vị anh hùng...