Tổng quan về buồng trứng
Là cơ quan quan trọng của phụ nữ, vừa sản xuất noãn đều đặn cho mỗi chu kỳ rụng trứng, vừa chế tiết những nội tiết tố quan trọng giúp phái đẹp phát triển và duy trì các đặc trưng giới tính.
Cô gái tuổi dậy thì trở nên quyến rũ với “núi đôi” vun cao, ba vòng hấp dẫn, gò má hồng hào hay mái tóc mượt mà… chính là nhờ các nội tiết tố của buồng trứng.
I. CHỨC NĂNG CỦA BUỒNG TRỨNG
Các buồng trứng không sản xuất ra các tế bào trứng, mà nhiệm vụ của nó là nuôi dưỡng trứng. Trứng đã có sẵn ở buồng trứng ngay từ khi bé gái được sinh ra.
Mỗi trứng được lưu giữ trong một túi nhỏ, gọi là nang trứng, bé gái mới sinh có khoảng 400,000 nang trứng. Tuy nhiên, nang trứng ở em bé mới sinh chưa thể thụ thai được mà phải được nuôi dưỡng để lớn lên và “chín”. Chỉ có các nang trứng đã “chín” mới có thể thụ thai. Quá trình nang trứng “chín” chỉ xảy ra từ tuổi dậy thì. Các nang trứng không cùng “chín” một lúc. Hàng tháng, sẽ có vài nang trứng được kích hoạt để phát triển đến gần giai đoạn “chín” nhưng chỉ có duy nhất một nang trứng được cơ thể tự chọn để phát triển đến “chín” hẳn. Nang này chứa nhiều dịch và một tế bào làm chức năng sinh sản gọi là noãn. Khi đường kính của nang này lớn khoảng 20 mm (nang chín), nó tự vỡ để giải phóng noãn (được gọi là phóng noãn hay là rụng trứng). Noãn được hút vào vòi trứng, sẵn sàng cho quá trình thụ thai. Nếu gặp tinh trùng, chúng sẽ kết hợp với nhau (gọi là thụ tinh), rồi phát triển thành thai nhi.
Bình thường, sau khi đã phóng noãn, nang trứng còn lại lớp vỏ bên ngoài gọi là hoàng thể. Hoàng thể sẽ tiết ra progesteron làm cho niêm mạc tử cung dày lên, sẵn sàng đón nhận noãn đã được thụ tinh đến làm tổ và phát triển. Nếu noãn không được thụ tinh thì hoàng thể sẽ tự teo đi, làm cho lượng progesteron giảm xuống, lớp niêm mạc tử cung bong ra, cùng với sự co bóp của tử cung sẽ đẩy chúng ra ngoài, gây ra hiện tượng chảy máu kinh.
Các nang trứng không “chín hẳn” và noãn đã được phóng vào vòi trứng nếu không được thụ tinh cũng sẽ thoái hoá dần.
Như vậy là giống như tinh hoàn của nam giới, buồng trứng cũng đảm đương chức năng của tuyến nội tiết, sản sinh ra các nội tiết tố như Estrogen và Progesteron.
Buồng trứng là cơ quan rất quan trọng của phụ nữ
II. CẤU TẠO
1. Hình thể và vị trí:
Buồng trứng nằm áp 2 bên hố chậu tương ứng điểm niệu quản giữa có hình hạt, dẹt có 2 mặt trong và ngoài.
Kích thước buồng trứng ở người trưởng thành là 2,5 – 5 x 2 x 1 cm và nặng 4 – 8g. Trọng lượng của chúng thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Trước tuổi dậy thì buồng trứng nhãn đều sau tuổi dậy thì bề mặt buồng trứng xù xì do các sẹo phóng noãn của nang degreaf vỡ ra : sau tuổi mãn kinh buồng trứng lại nhẵn bóng.
2. Các phương tiện nối giữ buồng trứng
- Mạc treo buồng trứng là nếp phúc mạc nối buồng trứng với mặt sau của dây chằng rộng
- Dây chằng tử cung – Buồng trứng: nối từ phía sau sừng tử cung đến đầu dưới của buồng”
Video đang HOT
- Dây chằng thắt lưng – buồng trứng dính từ buồng trứng vào thành chậu hông, trong 2 lá dây chằng rộng có động mạch buồng trứng và các sợi thần kinh.
- Dây chằng vòi – buồng trứng: Đi từ loa vòi đến đầu trên của buồng trứng ở đây có một tua lớn của vòi trứng dính vào dây chằng gọi là tua richard.
- Trong buồng trứng có 4 dây chằng, nhưng buồng trứng chỉ dính vào dây chằng rộng ở bờ trước còn 1 bờ hoàn toàn tự do nên buông trứng có thể lật lên lật xuống dể dàng.
- Liên quan buồng trứng; Nằm trong hố buông trứng liên quan
Mặt ngoài liên thành bên tiểu khung
Mặt trong liên qian với vòi trứng và các quai ruột
Mạch máu nuôi buồng trứng có 2 nguồn:
Động mạch buồng trứng tách từ động mạch chủ ngay dưới động mạch thận . Sau khi bắt chéo động mạch chậu ngoài tới đầu trên tử cung chia 3 nhánh: nhánh vòi trứng, nhánh buồng tứng, và nhánh nối. Nhánh nối nối tiếp với nhánh nối của động mạch tử cung tạo nên một cung nối dưới buồng trứng,
Động mạch tử cung tách 2 nhánh: nhánh buồng trứng và nhánh nối để tiếp với động mạch buồng trứng.
Tĩnh mạch : Chạy kèm theo động mạch để đổ vào tĩnh mạch buồng trứng
Tĩnh mạch buồng trứng trái đổ vào tĩnh mạch chủ dưới Tĩnh mạch buồng trứng phải đổ vào tĩnh mạch thận trái
Bạch mạch :Chạy theo động mạch buồng trứng về các hạch cạnh bên động mạch chủ
Thần kinh chi phối là những nhánh của đám rối liên mạc treo và đám rối thận
Buồng trứng khỏe mạnh giúp phụ nữ yên tâm hơn về khả năng sinh sản
III. MỘT SỐ BỆNH Ở BUỒNG TRỨNG
1. Ung thư buồng trứng
Là loại trứng ung thư gây tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư phụ khoa. UTBT xếp hàng thứ ba sau ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
2. U nang buồng trứng
Nếu bị u nang buồng trứng sẽ không có triệu chứng gì rõ ràng, chỉ có những biểu hiện như: khí hư nhiều, đau bụng, đái dắt đái nhiều, mệt mỏi vùng eo, rối loạn kiinh nguyệt… nếu như u to, bạn có thể sẽ có cảm giác đau bụng dưới hoặc sưng vùng bên dưới một chút. Các loại u thường gặp:
- U nang cơ năng: U sinh ra do rối loạn chức năng bài buồng trứng, không có tổn thương về giải phẫu. Là những nang nhỏ, vỏ mỏng, chứa dịch. U có thể mất đi sau một vài kì kinh nguyệt.
- U nang thực thể: U nang có sự biến đổ về tổ chức học của buồng trứng, bình thường là u lành tính, nhưng vẫn có nguy cơ trở thành ác tính.
- U nang nước: U có vỏ mỏng, chứa dịch, có cuống dài, không dính vào xung quanh.
- U nang nhày buồng trứng: U thường to, có nhiều thuỳ, vỏ nang dày bên trong chứa dịch nhày màu vàng và hay dính vào các tạng xung quanh.
- U nang bì buồng trứng: Chiếm khoảng 25% các khối u buồng trứng. Thường là u ác, tổ chức u rất đặc biệt, vỏ khối u có cấu trúc như da, có lớp sừng, mỡ,… bên trong có chứa tóc, răng, bã đậu,…
- U lạc nội mạc tử cung: Là sự xuất hiện của nội mạc tử cung ở buồng trứng, thường ở vỏ buồng trứng. Nang lạc nội mạc tử cung có thể phá huỷ tổ chức buồng trứng lành, thường có ở cả hai buồng trứng, trong nang chứa dịch màu chocolate. U thường gây đau, dính vào các tạng xung quanh và gây vô sinh.
3. Đa nang buồng trứng
Nếu bị đa nang buồng trứng sẽ có những triệu chứng rất rõ ràng như: kinh nguyệt không đều, thậm chí tắc kinh, nhiều lông, béo phì, không rụng trứng.v.v.. Nếu đi kiểm tra, bạn sẽ thấy buồng trứng to, hormone nam cao hơn, suy giảm hormone kích thích nang.
Viêm vòi trứng là trường hợp đường ống dẫn trứng bị nhiễm trùng qua đường sinh dục. Cụ thể hơn, mủ được tạo ra và đe dọa tấn công vùng chậu. Hậu quả có thể gây tắc đường ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh, hoặc sự nhiễm trùng màng bụng, khiến màng bụng bị dính và những cơn đau liên tục bắt đầu xuất hiện.
Là tình trạng buồng trứng ngừng hoạt động sớm ở tuổi dưới 40. Dấu hiệu thường gặp là rối loạn kinh nguyệt (không đều, thiếu kinh hoặc vô kinh). Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như tính tình thay đổi, dễ bị kích động, tóc bạc sớm, có những cơn bốc hoả ra mồ hôi, khó ngủ, giảm tình dục, âm đạo khô,…
6. Lạc nội mạc tử cung
Mô hình lạc nội mạc tử cung có hai loại: Một loai, lạc nội mạc tử cung ở trong cổ tử cung, loai nữa là chỉ bộ phận hoặc tổ chức bên ngoài của lạc nội mạc, bao gồm buồng trứng, màng bụng v.v.. Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung thường là kinh nguyệt nhiều, đau…
Buồng trứng là cơ quan rất quan trọng của người phụ nữ. Vì vậy, cần chăm sóc quan này đúng cách, đúng lúc để có một buồng trứng khỏe mạnh giúp chúng thực hiện các chức năng tốt nhất có thể. Giúp phụ nữ yên tâm hơn về khả năng sinh sản của mình.
Theo Duocanbinh,vn
Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?
Lạc nội mạc tử cung không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể gây khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Thêm vào đó, phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung thường khó mang thai.
Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung thường gặp khó khăn khi mang thai
Tại sao lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi nội mạc tử cung hay còn có tên là mô tuyến tử cung phát triển ở các khu vực bên ngoài của tử cung. Lạc nội mạc có thể dẫn đến khó mang thai, nguyên nhân là do:
- Lạc nội mạc tử cung gây ra những thay đổi trong hệ thống miễn dịch. Hệ miễn dịch sẽ nhận diện phôi thai là các tế bào lạ và đẩy bào thai ra ngoài cơ thể. Điều này có thể khiến người bệnh bị sảy thai.
Lạc nội mạc tử cung khiến bạn gặp khó khăn khi mang thai
- Lạc nội mạc có thể gây ra các vấn đề trong ống dẫn trứng: Ống dẫn trứng là ống nối buồng trứng với tử cung. Khi mô nội mạc tử cung phát triển trên các khu vực xung quanh ống dẫn trứng thì nó có thể làm cho tinh trùng hoặc trứng khó di chuyển qua ống dẫn trứng. Trong trường hợp nghiêm trọng, lạc nội mạc có thể chặn ống dẫn trứng.
- Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể có chất lượng trứng kém.
Các giai đoạn của lạc nội mạc tử cung và vô sinh
Khi bác sỹ chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, họ có thể thông báo cho bạn biết bạn đang ở giai đoạn nào của lạc nội mạc tử cung. Giai đoạn lạc nội mạc tử cung có thể cho bạn biết mức độ nghiêm trọng và khả năng mang thai của bạn. Lạc nội mạc tử cung có 4 giai đoạn: Giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4.
Người bị lạc nội mạc tử cung ở giai đoạn 1 hoặc 2 ít có nguy cơ bị vô sinh hơn người ở giai đoạn 3 và 4. Tuy nhiên, giai đoạn lạc nội mạc tử cung cũng không thể dự đoán các phương pháp điều trị sinh sản sẽ thành công ít hay nhiều. Lạc nội mạc tử cung giai đoạn 2 vẫn có thể trải qua nhiều lần thụ tinh trong ống nghiệm thất bại. Ngược lại, lạc nội mạc tử cung giai đoạn 4 vẫn có khả năng thụ thai ngay trong chu kỳ điều trị đầu tiên.
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF giúp hỗ trợ điều trị vô sinh cho phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung
Làm sao để tăng khả năng mang thai khi bị lạc nội mạc tử cung?
Để tăng khả năng mang thai khi bị lạc nội mạc tử cung bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Lưu trữ trứng để sử dụng trong tương lai
- Thụ tinh trong ống nghiệm: Thụ tinh trong ống nghiệm là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể. Phôi thai được tạo thành sau khi trứng và tinh trùng kết hợp thành công sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sau đó làm tổ, phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên.
- Không chờ đợi: Lạc nội mạc tử cung có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn già đi. Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng của bạn, bác sỹ có thể khuyên bạn thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản và điều trị sớm để có con.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ lớp nội mạc và các mô sẹo trong tử cung. Điều này có thể giúp cải thiện cơ hội mang thai của bạn.
Theo Healthgrades
Đau bụng khi rụng trứng - đừng chủ quan! Đối với một số phụ nữ, đây là hiện tượng bình thường, nhưng với một số khác thì đau bụng khi rụng trứng là một báo động đỏ! Đau bụng khi rụng trứng, hay hội chứng mittelschmerz được biểu hiện theo nhiều cấp độ khác nhau, từ một cơn nhói nhẹ cho đến đau bụng quặn thắt. Đối với một số phụ nữ,...