Tổng nợ doanh nghiệp toàn cầu dự kiến tăng 1.000 tỷ USD năm 2020 do dịch COVID-19
Theo ông Seth Meyer, một nhà quản lý danh mục đầu tư của Janus Henderson, dịch COVID-19 đã làm thay đổi mọi thứ và công ty này đang tập hợp các phân tích cho một chỉ số nợ doanh nghiệp mới
Tổng nợ doanh nghiệp toàn cầu dự kiến tăng 1.000 tỷ USD năm 2020 do dịch COVID-19. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo một nghiên cứu mới đối với 900 công ty hàng đầu, các doanh nghiệp trên toàn cầu sẽ ghi nhận thêm 1.000 tỷ USD nợ mới trong năm 2020 khi nỗ lực khôi phục tình hình tài chính doanh nghiệp trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát.
Mức tăng chưa từng có nói trên sẽ đưa tổng nợ doanh nghiệp toàn cầu trong năm 2020 tăng 12% lên khoảng 9.300 tỷ USD – tình trạng đã khiến các công ty nợ nhiều nhất thế giới có số nợ tương đương Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) của các quốc gia có quy mô nền kinh tế ở mức trung bình.
Trong năm 2019, tổng số nợ doanh nghiệp toàn cầu đã tăng 8% do các hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) cũng như việc các doanh nghiệp đi vay để thực hiện kế hoạch mua lại cổ phần và chi trả cổ tức cho cổ đông. Tuy vậy, mức tăng số nợ doanh nghiệp trong năm 2020 là do một nguyên nhân hoàn toàn khác là duy trì tình hình tài chính khi dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới lợi nhuận doanh nghiệp.
Video đang HOT
Theo ông Seth Meyer, một nhà quản lý danh mục đầu tư của Janus Henderson, dịch COVID-19 đã làm thay đổi mọi thứ và công ty này đang tập hợp các phân tích cho một chỉ số nợ doanh nghiệp mới,
Các doanh nghiệp đã huy động được 384 tỷ USD từ thị trường trái phiếu trong 5 tháng đầu năm 2020, và ông Meyer ước tính trong những tuần gần đây đã ghi nhận kỷ lục mới về phát hành trái phiếu từ các doanh nghiệp có lợi suất trái phiếu cao với mức xếp hạng tín nhiệm thấp.
Trong khi đó, các thị trường đi vay đã mở cửa trở lại với các chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp khẩn cấp từ các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).
Các công ty có tên trong chỉ số nợ doanh nghiệp mới có số nợ cao hơn xấp xỉ 40% so với năm 2014 và mức tăng về số nợ đã vượt qua mức tăng trưởng về lợi nhuận.
Lợi nhuận trước thuế của 900 doanh nghiệp nói trên trong năm 2019 đã tăng 9,1% lên 2.300 tỷ USD.
Các doanh nghiệp Mỹ chiếm tới xấp xỉ 50% số nợ doanh nghiệp toàn cầu trong năm 2020, tương đương 3.900 tỷ USD và có mức tăng về nợ nhanh nhất trong 5 năm qua so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác (trừ Thụy Sỹ – quốc gia ghi nhận một loạt thương vụ M&A lớn trong thời gian qua). Đức đứng thứ hai với số nợ doanh nghiệp là 762 tỷ USD. Đức cũng là quốc gia có 3 doanh nghiệp thuộc nhóm công ty có mức nợ vay cao nhất thế giới, trong đó có Volkswagen, với 192 tỷ USD nợ vay./.
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...