Tổng mức bán lẻ và dịch vụ trong 5 tháng đạt trên 1,9 triệu tỷ đồng
Tháng Năm, cuộc sống trở lại bình thường sau giãn cách xã hội. Theo đó, hoạt động tiêu dùng của người dân đã tăng mạnh trở lại, 26,9%, so với tháng Tư.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam )
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Năm ước tính đạt 384.800 tỷ đồng, tăng 26,9% so với tháng Tư và giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tính chung 5 tháng, tổng mức tiêu dùng của người dân đạt trên 1,9 triệu tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước và nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8,6% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%).
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng đạt 1,54 triệu tỷ đồng, chiếm 80,6% tổng mức bán lẻ và dịch vụ, tăng 1,2% so với cùng kỳ. Trong số đó, lương thực, thực phẩm tăng 6,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 1,7%; may mặc giảm 2,7%; phương tiện đi lại giảm 7,4%; vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm 8,2%….
Video đang HOT
Theo báo cáo này, doanh thu bán lẻ hàng hóa từ đầu năm đến nay vẫn có chiều hướng tăng nhẹ là nhờ các siêu thị, trung tâm thương mại bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, không có biến động về giá đồng thời người dân có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng theo hình thức mua sắm trực tuyến.
Ở chiều ngược lại, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong 5 tháng đạt 175.300 tỷ đồng, chiếm 9,2% tổng mức bán lẻ và dịch vụ đồng thời giảm 25,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,9%).
Theo báo cáo, mặc dù các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống đã mở cửa trở lại sau giãn cách xã hội, tâm lý người dân đã bớt lo ngại, song so với cùng kỳ năm trước vẫn giảm mạnh do học sinh bắt đầu quay trở lại trường học, nhu cầu du lịch Hè của các gia đình vào thời điểm này chưa cao.
Bên cạnh đó, doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng chỉ đạt 8.300 tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng mức bán lẻ và dịch vụ, giảm 54,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2019 tăng 12,7%). Nguyên nhân khách quan từ diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên thế giới, Việt Nam tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài và du lịch nội địa chưa trở lại mạnh mẽ như cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, doanh thu từ dịch vụ khác trong 5 tháng đạt 186.900 tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng mức và giảm 11,8% so với cùng kỳ./.
Sacombank năm 2020: Mục tiêu dư nợ tín dụng tăng 11%, lợi nhuận giảm 20%
Trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn dự kiến, HĐQT Sacombank sẽ điều chỉnh để đạt kế hoạch lợi nhuận bằng với lợi nhuận của năm 2019.
Trong báo cáo gửi đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 mới đây, HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho hay trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam biến động theo chiều hướng tiêu cực trong năm 2020, đặc biệt trước những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 ngay từ những ngày đầu năm, ngành ngân hàng cũng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Theo đó, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2.573 tỷ đồng trong năm 2020, giảm 20% so với năm ngoái.
Tổng tài sản dự kiến đạt 498.400 tỷ đồng, tăng 10% so năm 2019. Tổng nguồn vốn huy động đạt 457.200 tỷ đồng, tăng trên 10%. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 452.400 tỷ đồng, tăng 10%.
Tổng dư nợ tín dụng dự kiến đạt 329.400 tỷ đồng, tăng 11%.
Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên, trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn dự kiến, HĐQT Sacombank sẽ điều chỉnh để đạt kế hoạch lợi nhuận bằng với lợi nhuận của năm 2019.
Quý I/2020, bất chấp Covid-19, mảng tín dụng của Sacombank vẫn ghi nhận tăng trưởng thu nhập lãi thuần tới 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.839 tỷ đồng.
Trong khi đó, mảng dịch vụ đem về 721 tỷ đồng lãi thuần, tăng 12,3%. Mảng ngoại hối đem về 232 tỷ đồng lãi thuần, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
Ngược lại, các hoạt động khác chỉ đem về cho Sacombank vỏn vẹn 71 tỷ đồng lãi thuần trong quý vừa qua, giảm tới 76,6%.
Chốt quý, tổng thu nhập hoạt động của Sacombank đạt 3.883 tỷ đồng, tăng 9,6% so với quý I/2019. Tuy nhiên, do chi phí hoạt động tăng khá mạnh, gần 21%, đã khiến lợi nhuận thuần của ngân hàng này giảm 5,8% xuống 1.405 tỷ đồng.
Sau khi trừ chi phí dự phòng, lợi nhuận trước thuế quý I/2020 của Sacombank đạt 987 tỷ đồng, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết ngày 31/3/2020, tổng tài sản của Sacombank ở mức 459.076 tỷ đồng, tăng 1,2% sau 3 tháng. Dư nợ cho vay đạt 306.702 tỷ đồng, tăng 3,5%, cao hơn mức bình quân ngành (1,1%).
Tổng các khoản phải thu và lãi dự thu của ngân hàng này vẫn ở mức khá cao, trên 39.400 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng tài sản.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu đến hết ngày 31/3/2020 của Sacombank ở mức 27.546 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng đạt 405.709 tỷ đồng, tăng 1,2%.
Sẽ có bất ngờ cho nhà đầu tư chứng khoán trong quý II Theo dự báo, kết quả kinh doanh quý II các doanh nghiệp niêm yết sẽ xấu, nhưng tín hiệu mới cho thấy, sẽ có những bất ngờ cho nhà đầu tư. Theo dự báo, kết quả kinh doanh quý II các doanh nghiệp niêm yết sẽ xấu do phản ánh thời gian cả nước thực hiện cách ly xã hội, hoạt động sản...