Tổng lực đối đầu Mỹ, Trung Quốc tự bắn vào chân?
Bôi xấu, dọa nạt và bằng mọi cách đẩy Mỹ khỏi châu Á nhưng Trung Quốc lại đang tự biến mình thành kẻ đáng ghét hơn trong khu vực.
Trong bài viết “Trung Quốc trông chờ vào chiến tranh phi truyền thống để giành địa vị thống trị toàn cầu” đăng trên chuyên trang phân tích World Review, tác giả người Đức Vaughan Winterbottom đã chỉ ra chiến thuật của Trung Quốc trong cuộc chiến với Mỹ hiện nay. Tác giả này cũng chỉ ra rằng những “chiêu thức” mà Trung Quốc đang thi triển đang phản lại chính họ.
Hỉnh ảnh sử dụng trong bài viết của Winterbottom với chú thích: Trung Quốc đang tiến hành chiến tranh truyền thông để tạo sự ủng hộ của công chúng.
Mở đầu bài viết, Winterbottom phân tích những hành động mang tính đối đầu của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông kể từ năm 2008 đã khiến nhiều người kết luận rằng chiến lược dài hạn mà Bắc Kinh đang theo đuổi là tìm cách thay đổi cán cân quyền lực khu vực thông qua các biện pháp quân sự.
Tuy nhiên, nhận định này là quá đơn giản. Trung Quốc đang tiến hành nhiều loại hình chiến tranh phi truyền thống nhằm giành lấy quyền bá chủ khu vực mà không cần phải sử dụng tới sức mạnh quân sự. Một trong những mục tiêu sâu xa nhất của Bắc Kinh là chia rẽ Mỹ và các đồng minh trong khu vực, qua đó biến mình thành thế lực tối cao ở châu Á.
Không những vậy, Trung Quốc còn nuôi tham vọng gây ảnh hưởng đáng kể tới các thể chế quy mô quốc tế rồi trở thành người làm luật (rule-maker), chứ không phải là người thi hành luật (rule-taker).
Winterbottom dẫn một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hồi tháng 4/2014, chỉ ra rằng quan điểm truyền thống như trong Binh pháp Tôn Tử về “khuất phục kẻ địch mà không cần đánh” cùng với chiến thuật “du kích” dưới thời Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền, đã phác họa rõ nét hơn những chiến lược mà Trung Quốc sử dụng nhằm đạt được mục tiêu dài hạn là đánh bật Mỹ khỏi châu Á. Báo cáo này đã vạch ra ba chiêu thức chiến tranh phi truyền thống, gồm chiến tranh tâm lý, truyền thông và pháp lý, mà Trung Quốc đang sử dụng để đạt được các mục tiêu chiến lược.
Theo Lầu Năm Góc, chiến tranh tâm lý của Bắc Kinh là những nỗ lực gây ảnh hưởng hoặc cản trở khả năng ra quyết định của đối phương, tạo sự nghi ngờ và chống đối lãnh đạo, đánh lừa đối thủ và cố gắng làm nhụt ý chí chiến đấu của đối phương.
Về chiến tranh truyền thông, Trung Quốc liên tục tiến hành các hoạt động gây ảnh hưởng lâu dài đến nhận thức và thái độ của dư luận, tạo ra sự ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Cuối cùng, báo cáo cho rằng với chiến tranh pháp lý, Trung Quốc tìm cách khai thác và bóp méo các khía cạnh luật pháp trong nước cũng như quốc tế nhằm đạt được những mục đích chính trị hoặc thương mại.
Trung Quốc muốn tự mình tạo ra luật? Ảnh: Lính hải quân Trung Quốc tập trận ở ngoài khơi Thượng Hải hồi tháng 5/2014
Trung Quốc thường xuyên sử dụng các chiêu thức chiến tranh tâm lý và pháp lý khi liều lĩnh làm leo thang căng thẳng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Kể từ năm 2008, Trung Quốc đã liên tục tăng cường các động thái gây hấn trên những vùng lãnh hải tranh chấp (và cả không tranh chấp).
Bắc Kinh còn táo bạo hơn khi đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới, bao gồm cả vùng trời phía trên khu vực đang tranh chấp với Nhật Bản, và thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” nhằm củng cố hơn tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông – bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo tác giả người Đức, những chiêu thức của Trung Quốc đang gây ra những tác dụng ngược, mà trước hết là tâm lý chống Trung Quốc ngày càng dâng cao. Dẫn chứng được nêu ra là làn sóng phản đối Trung Quốc tại Nhật Bản cho thấy có tới hơn 90% số người được hỏi có thái độ tiêu cực đối với Trung Quốc.
Đây chính là thất bại của chiêu thức chiến tranh truyền thông mà Trung Quốc tiến hành. Việc siết chặt kiểm soát truyền thông có thể có tác dụng với dư luận trong nước song có vẻ như hoàn toàn vô nghĩa trong môi trường truyền thông bên ngoài.
Không những thế, những căng thẳng gần đây trong khu vực thậm chí còn khiến các cam kết của Washington đối với châu Á ngày càng được chú ý. Nguy cơ từ Trung Quốc cũng khiến các nước trong khu vực ngày càng nghiêm túc hơn trong việc cân nhắc mối liên minh với Mỹ trước nguy cơ bùng phát chiến tranh.
Về dài hạn, Trung Quốc có thể nhấn mạnh vào việc cắt giảm mạnh chi tiêu quốc phòng của Mỹ và tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng của quân đội Trung Quốc như là một dấu hiệu cho thấy sự trỗi dậy “không thể tránh được” của Trung Quốc.
Winterbottom kết luận rằng cuối cùng thì các nước trong khu vực cũng phải đối mặt với lựa chọn là đứng về phía Trung Quốc hay đứng về phía các nền dân chủ lớn trong khu vực là Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, những nước cũng quyết tâm chống lại Trung Quốc bằng cách chia sẻ các trách nhiệm “bảo vệ” với Mỹ.
Theo Đất Việt
Mỹ tố Trung Quốc lén lút theo dõi tập trận quốc tế
Tờ Wall Street Journal cho biết, vào cuối tuần vừa rồi, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nói rằng, Trung Quốc đã cử một tàu hải giám "không mời mà đến" tới hải phận quốc tế ngoài khơi quần đảo Hawaii để theo dõi các hoạt động tập trận quốc tế. Hoạt động theo dõi này diễn ra giữa lúc chính Trung Quốc đang tham dự cuộc tập trận quốc tế vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) tổ chức 2 năm một lần.
Năm nay đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc tham dự RIMPAC. Sự có mặt của Trung Quốc tại cuộc tập trận quy mô lớn đã nhận được sự hoan nghênh của cả Bắc Kinh và Washington. Hai bên coi đây là một bằng chứng về mối quan hệ quân sự được cải thiện, bất chấp những căng thẳng leo thang về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Một hàng không mẫu hạm tại RIMPAC 2014.
Tuy vậy, tờ Wall Street Journal bình luận, việc Trung Quốc cử tàu hải giám lén theo dõi cuộc tập trận RIMPAC một lần nữa cho thấy căng thẳng trong quan hệ song phương giữa nước này với Mỹ, đồng thời có thể làm gia tăng sự phản đối chính trị đối với việc Mỹ tăng cường quan hệ quân sự với Trung Quốc. Tàu hải giám là loại tàu có thể theo dõi tín hiệu điện tử và liên lạc của tàu thuyền khác.
"Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã phát hiện thấy một tàu hải giám của Hải quân Trung Quốc hoạt động gần Hawaii, ở khu vực bên ngoài lãnh hải Mỹ", phát ngôn viên Darryn James của Hạm đội Thái Bình Dương cho biết trong một tuyên bố.
Trao đổi với Wall Street Journal, ông James nói, "con tàu này chưa vào lãnh hải của Mỹ và vẫn tuân thủ luật pháp quốc tế về tự do hàng hải. Hoạt động của con tàu không gây xáo trộn RIMPAC và chúng tôi cho rằng, điều đó sẽ không xảy ra".
Hiện phía Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bình luận nào về vụ việc này.
Theo phát ngôn viên James, con tàu hải giám của Trung Quốc bị phát hiện ở hải phận quốc tế, nhưng bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mà theo luật biển quốc tế kéo dài 200 hải lý kể từ bờ biển của Mỹ. Ông James nói, một số hoạt động của RIMPAC diễn ra trên hải phận quốc tế.
Ông James khẳng định, quan điểm của nước Mỹ là mọi tàu thuyền, bao gồm tàu thuyền quân sự, có quyền tự do hàng hải trên vùng đặc quyền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, và Mỹ vẫn thường thực hiện các hoạt động hải giám ngay bên ngoài lãnh hải của Trung Quốc. Theo luật biển quốc tế, lãnh hải của một nước kéo dài 12 hải lý kể từ bờ biển của nước đó.
Từ lâu, Trung Quốc vẫn yêu cầu Mỹ dừng các hoạt động hải giám trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Nhưng theo giới chức Mỹ, chính Trung Quốc đã cử một tàu hải giám tới vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ gần Hawaii để theo dõi RIMPAC 2012, cuộc tập trận mà Trung Quốc không được
"Chúng tôi không ngạc nhiên khi thấy con tàu hải giám của Trung Quốc ở đây", phát ngôn viên James nói. Theo ông James, không một nước tham gia RIMPAC nào khác cử tàu hải giám tới theo dõi cuộc tập trận. "Chúng tôi đã có những cảnh báo trước cần thiết để bảo vệ thông tin quan trọng về cuộc tập trận".
Ông James cho hay, tàu hải giám của Trung Quốc đã theo dõi RIMPAC kể từ khi cuộc tập trận này bắt đầu vào hôm 26/6. RIMPAC năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/8.
Là cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới, RIMPAC năm nay có sự tham gia của 22 quốc gia, với 48 chiến hạm, 6 tàu ngầm, 200 chiến đấu cơ, và 25.000 sĩ quan và binh sỹ.
Trong một email gửi Wall Street Journal, phát ngôn viên James cho biết: "Theo như tôi được biết, đây là lần đầu tiên một quốc gia cử tàu hải giám tới theo dõi RIMPAC trong khi bản thân nước đó cũng tham dự RIMPAC".
Trung Quốc cử 4 chiến hạm, 2 chiến đấu cơ, và 1.100 nhân sự tới RIMPAC năm nay, trở thành quốc gia có lực lượng lớn thứ nhì trong cuộc tập trận này, chỉ sau Mỹ.
Trung Quốc lần đầu đề nghị được tham dự RIMPAC vào năm 2012 và được Mỹ mời sau đó. Giới chức Mỹ cho biết, việc mời Trung Quốc dự RIMPAC là nhằm cải thiện quan hệ quân sự song phương và khuyến khích Hải quân Trung Quốc giám sát việc thực thi luật biển quốc tế.
Tuy vậy, sự tham dự của Trung Quốc tại RIMPAC gây tranh cãi vì cuộc tập trận này có sự tham gia của các đồng minh Mỹ như Nhật Bản và Philippines. Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật và Philippines đã gia tăng mạnh trong vòng 2 năm trở lại đây. Ngoài ra, còn có một số lo ngại Trung Quốc sẽ tiếp cận được với các bí mật quân sự của Mỹ.
Bởi thế, Trung Quốc chỉ được tham dự một số cuộc tập trận đơn giản tại RIMPAC năm nay trong các lĩnh vực như chống cướp biển, tìm kiếm, cứu hộ, tiếp tế...
Theo Vneconomy
Mỹ dự đoán kịch bản chiến tranh Trung Quốc Đài Loan Trong báo cáo thường niên trình Quốc hội Mỹ mới đây, Lầu Năm Góc vừa đưa ra kịch bản tình huống Trung Quốc quyết định tấn công Đài Loan. Không quân và hải quân Trung Quốc tham dự một sự kiện ở ngoại ô Bắc Kinh Trong báo cáo mang tựa đề "Các phát triển về an ninh và quân đội có liên...