Tổng kiểm tra, xử lý vi phạm mua bán xe biển ngoại giao, biển nước ngoài
“Từ 10-4 đến 10-6-2013, cá nhân, tổ chức đang quản lý, sử dụng xe mang biển số nước ngoài, biển số ngoại giao (sau đây gọi tắt là người đang quản lý, sử dụng xe) không đúng quy định phải đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi giấy phép đăng ký xe, biển số xe”.
Hàng chục xe biển ngoại giao, biển nước ngoài mua bán trái phép đã bị
cơ quan công an phát hiện, thu giữ
Đây là một trong những nội dung chính của Thông báo số 27 vừa được Bộ Công an ban hành hôm qua 29-3. Theo đó, hồ sơ đối với các trường hợp trên khi đến cơ quan công an làm thủ tục khai báo, thu hồi đăng ký, biển số bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe Giấy khai thu hồi đăng ký xe, biển số xe do người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe ký. Trường hợp người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe hết nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam đã về nước thì giấy khai thu hồi đăng ký xe, biển số xe phải do cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế nơi họ công tác xác nhận.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đúng quy định, cơ quan đăng ký xe thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký xe, biển số xe để người đang quản lý, sử dụng xe đến cơ quan hải quan làm thủ tục cấp giấy phép chuyển nhượng, thu thuế theo quy định. Khi thủ tục trên hoàn tất, người đang quản lý, sử dụng xe mang giấy phép chuyển nhượng, thu thuế theo quy định được cơ quan hải quan cấp đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, di chuyển xe. Hồ sơ bao gồm: Hai giấy khai sang tên, di chuyển giấy bán xe có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nơi người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe công tác giấy phép chuyển nhượng, tờ khai hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch và chứng từ thu thuế theo quy định của Bộ Tài chính. Những hồ sơ hợp lệ sẽ được cơ quan đăng ký xe giải quyết sang tên, di chuyển theo đúng quy định. Sau thời gian 2 tháng, Bộ Công an sẽ tiến hành tổng kiểm tra, nếu phát hiện xe mang biển số ngoại giao, biển số nước ngoài sử dụng không đúng quy định, không làm thủ tục thu hồi đăng ký xe, biển số xe theo quy định sẽ bị xử lý nghiêm.
Chiều qua 29-3, Đại tá Nguyễn Hữu Dánh – Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ – đường sắt (Bộ Công an) khẳng định: Hiện Bộ Công an vẫn đang phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tổ chức rà soát, kiểm tra để xác định cụ thể số lượng phương tiện đã được cấp đăng ký, biển ngoại giao, biển số nước ngoài nằm trong diện vi phạm trên toàn quốc.
Video đang HOT
Theo ANTD
Phạt xe không chính chủ: Khó thực hiện đối với xe máy
"Xét về mặt luật pháp thì yêu cầu chính chủ đối với xe máy là đúng, nhưng khi số người sử dụng loại phương tiện này quá lớn mà thủ tục hành chính lại nhiêu khê nên cần một thời gian dài nữa chứ không thể phạt ngay được".
Đó là chia sẻ của bà Đinh Thị Thanh Bình - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý Giao thông Vận tải - với PV Dân trí về quy định xử phạt xe chính chủ trong Dự thảo Nghị định (lần 2) về xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
"Tôi đồng tình với việc phạt xe không chính chủ nhưng theo tôi phải có lộ trình chứ không thể nói phạt là phạt ngay. Phải gỡ được sự rối rắm trong cơ chế thủ tục hành chính, giảm chi phí để người dân không cảm thấy phiền phức khi sang tên đổi chủ phương tiện thì sẽ thuyết phục được người dân trong vấn đề này" - bà Bình khẳng định.
Theo bà Bình, tuy rằng quy định xử phạt chính chủ đối với xe máy là có lý và giải quyết được những vấn đề sâu xa liên quan, nhưng việc "đánh" vào tâm lý đám đông người sử dụng phương tiện xe máy (cũng giống với quy định nộp phí bảo trì đường bộ) nên sẽ vướng phải những phản ứng gay gắt từ dư luận, sẽ khó thực hiện đối với xe máy.
Xe máy là phương tiện chủ yếu tham gia giao thông, vì vậy quy định việc xử phạtxe chính chủ với phương tiện này đang gây nhiều tranh cãi
"Khi xảy ra tai nạn hoặc có những tranh chấp về tài sản thì việc đứng tên chính chủ đối với phương tiện sẽ dễ dàng hơn để làm rõ đúng pháp luật. Tuy nhiên, khi người sử dụng phương tiện tham gia giao thông bị phát hiện là xe không chính chủ xử phạt thì rất phức tạp để giải quyết sao cho hợp tình hợp lý" - bà Bình cho hay.
Lý giải cho việc này, bà Bình chỉ rõ, do có liên quan đến 2 vấn đề là người sở hữu phương tiện (người đứng tên chính chủ xe) và người sử dụng phương tiện. Ở nước ngoài người ta không quy định chỉ chính chủ mới được sử dụng phương tiện để lưu thông mà người dân có quyền mượn phương tiện đó để sử dụng.
Nêu ra ví dụ khác để thấy sự bất cập khi xử phạt xe máy chính chủ, bà Bình cho hay, trong một gia đình có 7-8 người nhưng chỉ có 2 cái xe máy và việc đứng tên chính chủ trên giấy tờ của 2 xe đó đương nhiên cũng chỉ là 2 người, vậy trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày khi những thành viên khác trong gia đình sử dụng xe máy để đi (tức là không chính chủ) hay bạn bè mượn xe chắc hẳn sẽ gặp những phiền toái không đáng có liên quan đến quy định chính chủ và không chính chủ này.
"Để giải quyết những phiền toái liên quan đến Luật giao thông, người sử dụng phương tiện chỉ có cách là phải chứng minh được mình là người thân hay bạn bè của người sở hữu phương tiện bằng giấy ủy quyền, giấy mượn xe giữa 2 bên và phải có công chứng xác nhận của chính quyền địa phương. Với những điều kiện để được đi xe máy như vậy thì rõ ràng là mọi thứ càng trở nên phức tạp hơn và rối rắm hơn." - bà Bình cho biết.
Nhìn nhận về thực tế mua bán xe nhưng không sang tên đổi chủ, bà Bình cho rằng đó là sai luật nhưng lí do là thủ tục hành chính nhiêu khê. Bởi, tìm được người chủ đầu tiên của xe không phải đơn giản, sau đó người ta lại mất quá nhiều thời gian cho việc thực hiện các mệnh lệnh hành chính hiện hành để được hợp thức hóa cái xe đó. Vì thế, tâm lý của họ là ái ngại và cứ sử dụng xe đó để đi mà không cần nghĩ đến việc phải đứng tên mình chính chủ của phương tiện.
Thủ tục hành chính cũng là vấn đề bức xúc nhất mà ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội - nhấn mạnh đối với quy định xe chính chủ.
"Quy định này hợp lý và giúp giải quyết được những rắc rối liên quan đến phương tiện trong quá trình tham gia vận tải, tham gia giao thông. Tuy nhiên, thủ tục hành chính là vấn đề có nhiều vướng mắc nhất cần được giải quyết trước khi đưa quy định xử phạt vào thực thi" - ông Liên khẳng định.
Với xe máy, chỉ khi phát hiện có vi phạm giao thông thì mới nên hỏi đến chuyện chính chủ hay không chính chủ để răn đe người vi phạm chứ không nên đánh đồng lỗi này với tất cả các phương tiện tham gia giao thông.
Cũng theo ông Liên, xe máy hiện là phương tiện chủ đạo khi tham gia giao thông nên có ảnh hưởng rất lớn khi đưa những quy định liên quan vào thực thi. Muốn xử phạt theo điều kiện chính chủ thì cần có lộ trình phù hợp và mức phạt hợp lý để tránh tạo cho người dân tâm lý thiếu hợp tác.
Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính (lần 2) trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt mà Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến đưa ra đối với nhóm vi phạm xe chính chủ: mức phạt đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô chỉ là 100.000- 200.000 đồng; đối với chủ xe là tổ chức thì mức phạt là 200.000- 400.000 đồng. Mức phạt đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô là 2- 4 triệu đồng; đối với chủ xe là tổ chức thì mức phạt là 4- 8 triệu đồng. Mức phạt 100.000- 8.000.000 đồng trên cũng được áp dụng cho những phương tiện cơ giới không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định.
Theo Dantri
Giám đốc "khói lửa" có tới 2 "kho vũ khí" Chiều 25-2, CQĐT CATP.HCM tiếp tục thông báo diễn tiến điều tra vụ cháy nổ nghiêm trọng xảy ra tại căn nhà trong hẻm số 384 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3, TP. HCM. Ngày 25-2, cơ quan chức năng tiếp tục khám nghiệm hiện trường vụ cháy nổ nghiêm trọng Tại ngôi nhà nằm trên đường Hoàng Sa, phường...