Tổng kho xăng dầu Trà Nóc hoạt động lại, miền Tây sắp hết khan xăng dầu?
Tổng cục Hải quan đã có văn bản xác nhận, tổng kho xăng dầu của NSH Petro đã đủ điều kiện kiểm tra, giám sát, và được phép hoạt động trở lại.
Ngày 23/11, Công ty CP Thương mại – Đầu tư – Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro), cho biết, Tổng cục Hải quan vừa có quyết định cho phép hoạt động trở lại đối với Tổng kho xăng dầu Trà Nóc (Cần Thơ).
Tổng kho Trà Nóc của NSH Petro.
Trước đó, trong tháng 5 vừa qua, NSH Petro đã ký 2 hợp đồng với chi nhánh Miền Nam – Công ty CP Tin học viễn thông Petrolimex (PIACOM) để lắp đặt hệ thống đo bồn tự động tại Tổng kho xăng dầu Gò Công (Tiền Giang) và Tổng kho xăng dầu Trà Nóc (Cần Thơ). Thời hạn thực hiện trong khoảng thời gian từ 16 – 20 tuần.
Nếu đúng theo tiến độ của hợp đồng, giữa tháng 9/2022 hệ thống đo bồn tự động tại 2 tổng kho nêu trên hoàn thành, đưa vào vận hành.
Tàu chở dầu của NSH Petro xuống hàng tại Tổng kho Trà Nóc
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi 2 hợp đồng gần đến hạn hoàn thành, PIACOM thông báo cho NSH Petro biết phần xây dựng cơ bản đã hoàn thành đúng thời hạn hợp đồng. Nhưng còn lại thiết bị đo đạc có thể chậm trễ 30 ngày vì thiết bị này mua từ Mỹ không nhập khẩu sớm được vì nhiều lý do khách quan.
Và ngày 5/10.2022, NSH Petro tiếp tục nhận được văn bản của PIACOM xin gia hạn thực hiện hợp đồng đến ngày 30/11/2022.
Trước tình hình trên, ngày 15/8, Tổng cục Hải quan đã ra quyết định về việc “Tạm dừng thực hiện quyết định xác nhận tổng kho xăng dầu Nam Sông Hậu đủ điều kiện kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan”.
Cụ thể, dừng thực hiện thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất tại tổng kho xăng dầu Nam Sông Hậu của Công ty CP Thương mại – Đầu tư – Dầu khí Nam Sông Hậu.
Trong vòng 6 tháng kể từ ngày quyết định này có hiệu lực, nếu Công ty CP Thương mại – Đầu tư – Dầu khí Nam Sông Hậu không hoàn thiện việc lắp đặt và kết nối thiết bị đo mức bồn bể tự động với cơ quan Hải quan thì Tổng cục Hải quan sẽ thu hồi Quyết định số 3017/QĐ-TCHQ ngày 15/10/2019.
Trao đổi với PV, ông Phan Văn Quang, Phó tổng giám đốc NSH Petro cho biết: “Đến nay, những khó khăn trong việc lắp đặt và kết nối thiết bị đo mức bồn bể tự động đã được các bên giải quyết.
Do đó, Tổng cục Hải quan đã có văn bản thu hồi lại quyết định tạm dừng nêu trên, đồng thời xác nhận, tổng kho xăng dầu của đơn vị đã đủ điều kiện kiểm tra, giám sát, và được phép hoạt động trở lại đối với tổng kho Trà Nóc”.
Cũng theo ông Quang, vừa qua, tàu chở 3,5 triệu lít dầu D.O đã cập Tổng kho Trà Nóc của NSH Petro (quận Ô Môn, TP Cần Thơ) để nhanh chóng phục vụ thị trường trước những khó khăn trong thiếu hụt nguồn cung xăng dầu.
Những ngày tới NSH Petro tiếp tục chia sẻ xăng dầu nhằm giải quyết phần khó khăn lớn nhất để nhiều cửa hàng bán lẻ không đóng cửa. NSH Petro sẵn sàng chịu lỗ khi nâng mức chiết khấu bán hàng mỗi lít từ 200 – 350 đồng cho khách hàng.
Trong quý 4/2022, Công ty sẽ nhập khẩu theo đúng theo hạn mức tối thiểu mà Bộ Công thương giao và đảm bảo đủ lượng hàng trong hệ thống phân phối.
Ngành hải quan: Đối thoại để kịp thời nắm bắt, gỡ vướng cho doanh nghiệp
Đối thoại với doanh nghiệp lâu nay đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong công tác quản lý của ngành Hải quan.
Các hội nghị đối thoại là công cụ hiệu quả để cơ quan hải quan lắng nghe, tiếp thu và kịp thời gỡ vướng, hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu tốt hơn, hiệu quả hơn.
Tháo gỡ nhiều vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp
Với mục tiêu không ngừng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, tạo thuận lợi, phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN) ngày càng tốt hơn, những năm qua ngành Hải quan luôn xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được thực hiện thường xuyên, liên tục, góp phần quan trọng vào hoạt động CCHC của ngành Tài chính.
Theo ông Đào Thịnh Vinh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan), để nắm bắt và xử lý nhanh các khó khăn, vướng mắc cho DN, Tổng cục Hải quan và các cục hải quan tỉnh, thành phố thường xuyên tổ chức các hội nghị đối thoại để DN có điều kiện phản ánh những vướng mắc về cơ chế, chính sách quản lý xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ, công chức hải quan khi thi hành công vụ. Bằng biện pháp này, ngành Hải quan đã kịp thời tháo gỡ nhiều vướng mắc của các DN và nắm thêm được những thông tin bổ ích phục vụ công tác CCHC về hải quan, đồng thời kịp thời chấn chỉnh, xử lý những biểu hiện tiêu cực của cán bộ, công chức các cấp.
Môi quan hẹ đôi tác giữa hải quan - doanh nghiẹp gắn bó chạt chẽ hơn sau những buôi đôi thoại. Ảnh: HN
Đặc biệt, sau mỗi hội nghị đối thoại với cộng đồng DN được Bộ Tài chính phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hàng năm, một số văn bản về chính sách, thủ tục hải quan và quản lý thuế đã được sửa đổi ban hành mới, thay thế để tạo điều kiện thuận hơn nữa cho DN hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đến nay, các thủ tục hải quan cốt lõi được thực hiện hoàn toàn bằng phương thức tự động thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS (thông quan tự động) với 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc thực hiện, hơn 99% DN tham gia, xử lý hơn 99,8% tờ khai hải quan và thời gian thông quan đối với hàng luồng Xanh chỉ từ 1 - 3 giây.
Mặc dù vậy, theo ông Vinh, thực tế cho thấy, thủ tục hải quan đa dạng với nhiều loại hình nên không tránh khỏi những vướng mắc phát sinh có thể ảnh hưởng đến thời gian thông quan của DN. Để quá trình trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan với cộng đồng DN được diễn ra thuận lợi, trước, trong và sau mỗi kỳ hội nghị đối thoại, thông qua các kênh, cơ quan hải quan luôn giải đáp các vướng mắc phát sinh, qua đó giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục hải quan, bảo đảm việc tuân thủ chính sách, pháp luật của DN.
Sau kỳ đối thoại, Tổng cục Hải quan tiếp tục đổi mới toàn diện về phương thức quản lý và chính sách thuế xuất nhập khẩu phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế theo hướng ổn định, công khai, minh bạch, tạo môi trường kinh tế lành mạnh; phù hợp với các điều ước quốc tế và hiệp định thương mại tự do, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các luật khác có liên quan.
Mong muốn doanh nghiệp chủ động hơn
Hỗ trợ DN phục hồi và phát triển sau ảnh hưởng của dịch, ngành Hải quan đã và đang áp dụng tối đa các biện pháp quản lý rủi ro về hải quan, qua đó tạo thuận lợi trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu của DN.
Tổng cục Hải quan cũng tiếp tục rà soát hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh; đơn giản hoá hồ sơ hải quan, bãi bỏ các chứng từ không cần thiết, đơn giản hoá các khâu nghiệp vụ...; tiếp tục chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phuơng duy trì các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, tránh ách tắc hàng hoá, đảm bảo thông quan hàng hoá được thông suốt.
Để kịp thời nắm bắt, tiếp thu các ý kiến liên quan đến các chính sách quản lý trong lĩnh vực hải quan... của DN, thông qua các hội nghị đối thoại, cơ quan hải quan sẽ kịp thời nắm bắt, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu. Cũng thông qua các hội nghị đối thoại, cơ quan hải quan muốn phổ biến các văn bản pháp luật, các quy định mới để DN hiểu rõ và thực hiện đúng khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa; từng bước nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng DN và phối hợp tốt với cơ quan hải quan trong việc thực thi pháp luật chống buôn lậu gian lận thương mại, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trong cộng đồng DN.
"Cơ quan hải quan mong muốn DN chủ động hơn nữa trong việc phản hồi những khó khăn, vướng mắc khi thực thi pháp luật. Đồng thời, các DN tích cực đóng góp, đề xuất giải pháp cho cơ quan quản lý trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật liên quan tới thuế, hải quan nhằm đảm bảo tính khả thi, sự công bằng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện của các văn bản pháp luật; từ đó giải quyết kịp thời các vướng mắc và kiến nghị cấp trên giải quyết các vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền được phân cấp" - ông Đào Thịnh Vinh nhấn mạnh.
Thêm nhiều thủ đoạn mới về gian lận thương mại Theo Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 Quốc gia Lê Thanh Hải, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vẫn phức tạp, trọng điểm tại các khu vực đường mòn, lối mở, kênh, rạch, sông, suối biên giới... Nhiều thủ đoạn buôn lậu đã bị cơ quan Hải quan phát hiện. Ảnh: TTXVN....