Tổng kết Năm Chủ tịch AIPA 2020 và Đại hội đồng AIPA 41
Chiều 23-12, tại Nhà Quốc hội (QH), Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia AIPA 41 chủ trì hội nghị tổng kết Năm Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông – Nam Á 2020 ( Chủ tịch AIPA 2020) và Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông – Nam Á lần thứ 41 (AIPA 41).
Cùng dự, có đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực QH, Trưởng Ban Tổ chức AIPA 41; các Phó Chủ tịch QH; đại diện các bộ, ban, ngành hữu quan…
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trao Thư khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phục vụ tổ chức AIPA 41. Ảnh: LÂM HIỂN
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, năm 2020 là năm Việt Nam đảm nhiệm ba trọng trách quan trọng, đó là: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA, cũng là năm chúng ta tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Chủ tịch QH cho rằng, khối lượng công việc rất lớn, đồng thời lại phải chịu ảnh hưởng nặng nề, tiêu cực của đại dịch Covid-19, thiên tai bão lũ…, nhưng có thể khẳng định nước ta đã hoàn thành tốt cả ba trọng trách, góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch QH nhấn mạnh, ngay từ đầu năm khi dịch Covid-19 bắt đầu có dấu hiệu lan rộng, chúng ta đã chủ động xây dựng các kịch bản cho Năm Chủ tịch AIPA, trao đổi với các nước thành viên đề xuất điều chỉnh các hoạt động sang hình thức trực tuyến. Đây là lần đầu trong lịch sử của AIPA, Đại hội đồng AIPA được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Đại hội đồng lần này có nhiều sáng kiến đổi mới thực chất về quy trình thông qua văn kiện họp trực tuyến, số lượng nghị quyết không nhiều, nhưng nội dung toàn diện và bao trùm, đáp ứng thiết thực lợi ích của AIPA và các nghị viện thành viên. Các nghị viện đã nêu những vấn đề cốt lõi về hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982; ứng phó đại dịch Covid-19 và khôi phục kinh tế trong và sau đại dịch, thúc đẩy bình đẳng giới, tăng quyền của phụ nữ, bảo đảm việc làm và thu nhập cho lao động nữ trong thời kỳ Covid-19.
Bên cạnh đó, Việt Nam tổ chức được cuộc họp của Ủy ban Chính trị sau ba kỳ đại hội đồng gần đây không thể tổ chức được, đây là kết quả rất quan trọng. Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, với sáng kiến của chúng ta kể từ Đại hội đồng AIPA 41, sẽ có hội nghị nghị sĩ trẻ AIPA, hội nghị quan hệ đối tác nghị viện vì phát triển bền vững trong khuôn khổ AIPA. Hai sáng kiến này của QH Việt Nam được toàn thể các nghị viện thành viên đồng tình, ủng hộ.
Với sự dẫn dắt, điều hành của QH Việt Nam, Đại hội đồng AIPA 41 đã thành công tốt đẹp. Điều này thể hiện qua sự tham gia đông đủ, ủng hộ của các nghị viện thành viên, các nghị viện quan sát viên và nhiều tổ chức nghị viện quốc tế.
Video đang HOT
Những nội dung của Năm Chủ tịch AIPA 2020, Đại hội đồng AIPA 41 đã mở ra cho AIPA xác định một tầm nhìn chiến lược của AIPA cho 5 đến 10 năm tới, khẳng định vai trò của ngoại giao nghị viện khu vực và quốc tế, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng phát triển, Cộng đồng của người dân, hướng tới người dân, hòa bình và thịnh vượng. Trong nhiệm kỳ QH khóa XIV, cùng với việc tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 26 của Diễn đàn nghị viện châu Á – Thái Bình Dương (APPF-26), những kết quả trong Năm Chủ tịch AIPA 2020 đã tô đậm thêm dấu ấn của hoạt động ngoại giao nghị viện, đóng góp quan trọng vào thành công chung của hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta.
Nhấn mạnh thành công của Năm Chủ tịch AIPA 2020 và Đại hội đồng AIPA 41 đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, Chủ tịch QH cho rằng, đó là tinh thần trách nhiệm cao, sự vào cuộc khẩn trương của Ban Tổ chức AIPA 41, các ủy ban chuyên môn, công tác hậu cần của Văn phòng QH, của Bộ Ngoại giao… Công tác đối ngoại đa phương của QH Việt Nam đã ghi dấu ấn đậm nét về sự kết nối các tổ chức nghị viện mà QH nước ta là thành viên, qua đó phát huy được sức mạnh tổng thể, thu hút được sự tham gia đông đảo của nhiều nghị viện quốc tế và khu vực, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của QH Việt Nam trong IPU, AIPA, APPF…
Thay mặt Ủy ban Thường vụ QH, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận, biểu dương và bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã đóng góp làm nên sự thành công của Năm Chủ tịch AIPA 2020 và Đại hội đồng AIPA 41. Dịp này, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch AIPA 41 đã có Thư khen đối với 26 tập thể và 60 cá nhân; có ba cá nhân nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; chín tập thể và 31 cá nhân nhận Bằng khen của Chủ nhiệm Văn phòng QH, do có nhiều thành tích đóng góp cho thành công của Năm Chủ tịch AIPA 2020 và Đại hội đồng AIPA 41.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII
Ngày 14-12, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên khai mạc.
Theo Chương trình, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII sẽ bàn về: Tiếp thu ý kiến đóng góp của đại hội đảng bộ các cấp, của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, xem xét, thông qua nội dung các dự thảo văn kiện, hoàn chỉnh lần cuối trình Đại hội XIII của Đảng.
Tại Hội nghị lần này, Trung ương sẽ giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII; Dự thảo Quy chế bầu cử, Quy chế làm việc tại Đại hội XIII của Đảng; và một số vấn đề quan trọng khác.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu một số vấn đề cần tập trung thảo luận, xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương lần này. Tính đến ngày 20-11-2020, 67 đảng bộ trực thuộc Trung ương đã gửi báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận ở đại hội đảng bộ các cấp (bao gồm cả đại hội đảng bộ cấp cơ sở, cấp huyện) đóng góp vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
Từ ngày 20-10-2020 đến ngày 10-11-2020, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp, các ngành đã chủ động tổ chức nhiều cuộc hội thảo, thảo luận và gửi về Trung ương hàng trăm bản tổng hợp ý kiến góp ý...
Toàn cảnh hội nghị.
Phần lớn các ý kiến cho rằng, Dự thảo các văn kiện được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, khoa học, thận trọng, kỹ lưỡng, có sự đổi mới, bảo đảm chất lượng; gắn kết giữa lý luận với thực tiễn; phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; có nhiều điểm mới; thể hiện tầm cao trí tuệ của Đảng; phản ánh khách quan, toàn diện, sát với tình hình thực tế những kết quả đã đạt được, những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; dự báo được tình hình, xu hướng phát triển của đất nước và thế giới trong thời gian tới, từ đó xác định đúng và trúng những định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, khá cụ thể để phát triển đất nước nói chung và các ngành, lĩnh vực nói riêng.
Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu, phân tích các ý kiến đóng góp, cập nhật tình hình trong nước, khu vực và thế giới năm 2020, dự báo tình hình thời gian tới, các Tiểu ban đã xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp của toàn hệ thống chính trị và nhân dân để hoàn thiện dự thảo các văn kiện, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến chỉ đạo hoàn chỉnh, trình Hội nghị Trung ương lần này.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí Trung ương dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, góp ý cụ thể vào báo cáo tiếp thu, giải trình và toàn văn các dự thảo với tinh thần thật sự cầu thị, trân trọng các ý kiến đóng góp của toàn Đảng, các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân; tập trung cho ý kiến đối với các đề xuất bổ sung, chỉnh sửa và toàn văn Dự thảo các văn kiện, nhất là những vấn đề còn có ý kiến hoặc phương án lựa chọn khác nhau.
Đồng thời, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, cần tỏ rõ chính kiến và có lập luận sắc bén, xác đáng để phản bác những ý kiến sai trái, đi ngược lại quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng; tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân, từ đó xem xét, thông qua nội dung các dự thảo văn kiện để hoàn chỉnh lần cuối trình Đại hội XIII của Đảng.
Tại Hội nghị Trung ương 13, Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự tham gia ủy viên Trung ương chính thức, ủy viên Trung ương dự khuyết và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Tiếp đó, căn cứ vào Kế hoạch xây dựng phương án nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến phát hiện, giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương, thẩm định của các cơ quan chức năng và đề xuất của Tiểu ban Nhân sự, ngày 20-11-2020, Bộ Chính trị đã xem xét, thảo luận và bỏ phiếu quyết định phê duyệt Quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, tham khảo công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số khóa gần đây về tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi, số lượng, cơ cấu, cách làm và những hạn chế, bất cập, các bài học kinh nghiệm được rút ra, làm cơ sở để xây dựng Đề án về phương hướng công tác nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, tại Hội nghị lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo Trung ương về kết quả việc chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII (về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng, quy trình phát hiện, giới thiệu và cách làm). Trung ương sẽ thảo luận và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị từng đồng chí Trung ương tập trung nghiên cứu kỹ Tờ trình của Bộ Chính trị và các tài liệu nhân sự có liên quan, suy nghĩ cân nhắc thận trọng, đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia-dân tộc lên trên hết, trước hết, thảo luận thật kỹ, cho ý kiến một cách thẳng thắn, trách nhiệm, tạo sự đoàn kết và thống nhất cao trong việc bỏ phiếu quyết định giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Theo quy định của Điều lệ Đảng, mỗi kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đều phải xây dựng Quy chế làm việc, Quy chế bầu cử. Việc ban hành và tổ chức thực hiện tốt các quy chế này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần bảo đảm thành công của Đại hội...
Tại Hội nghị lần này, Trung ương thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ khóa XII; Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng nhiệm kỳ Đại hội XII; Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII; và Báo cáo các công việc quan trọng mà Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 13 đến Hội nghị Trung ương 14. Dự kiến, hội nghị làm việc đến ngày 20-12-2020.
Tuần tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự ba hội nghị cấp cao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự hội nghị ACMECS 9, hội nghị CLMV 10 và hội nghị CLV 11 được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 9/12 tới. Theo Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen và Thủ tướng nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith, Thủ...