Tổng kết cuối năm, hãy nói lời xin lỗi ví tiền của bạn ngay nếu năm qua đã mua sắm theo 8 cách “điên rồ” này
Tiền lương vất vả làm ra được nhưng nhiều người lại mua sắm một cách bốc đồng thiếu khôn ngoan. Bạn hoàn toàn nên nói lời xin lỗi với ví tiền của mình nếu năm qua còn mua sắm theo những cách thiếu suy nghĩ dưới đây.
1. “Nhưng nó đang được giảm giá”
Đó là một lời biện hộ không hiếm lạ gì, là nguyên nhân khiến nhiều người quyết định mua hàng. Nhưng bạn không biết rằng các nhà bán hàng đã nắm chắc tâm lý của người mua là thích mua được giá rẻ, mong được lợi.
Một, chúng chỉ là những khoản giảm giá giả. Hai, giảm giá không có nghĩa bạn cần món hàng đó, nếu cố mua về thì sẽ trở thành lãng phí.
Trước khi mua hàng, bạn hãy cân nhắc xem mình có thực sự cần nó hay không và liệu giá cả đã phù hợp với ngân sách. Nếu nó không đáp ứng hai tiêu chí đó thì dù giảm giá nhiều đến đâu, bạn cũng không nên mua.
2. “Nhưng tôi đã làm việc rất chăm chỉ, tôi xứng đáng được thưởng”
Thực tế là tất cả mọi người đều làm việc chăm chỉ, trừ một vài trường hợp mà thôi. Bạn cũng cần tận hưởng cuộc sống nhưng đó không phải là cái cớ để chi tiêu quá đà.
Dù thế nào thì những khoản mua sắm của bạn cũng phải phù hợp với ngân sách. Bởi vì ngoài hưởng thụ cuộc sống thì bạn còn rất nhiều mục tiêu tài chính khác cần thực hiện cơ mà.
3. “Tôi sẽ sớm nhận được mức tăng lương/số tiền thưởng ấy”
Đây là một lời ngụy biện thật thiếu trách nhiệm và ngốc nghếch cho những quyết định mua sắm quá tay. Cho dù bạn nghĩ rằng khoản tiền đó chắc chắn mình sẽ nhận được thì thực tế là bạn vẫn chưa có trong tay. Điều tồi tệ vẫn có thể xảy ra lắm chứ.
Bởi vậy hãy mua sắm khi bạn đã thực sự nhận được khoản tiền lương tăng thêm hoặc số tiền thưởng đó. Nếu không bạn sẽ dễ lâm vào nợ nần.
4. “Nhưng đồng nghiệp của tôi đều có”
Chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng và thuyết phục bởi những người gần gũi xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm. Sức ảnh hưởng của họ thực sự gây tác động lớn đến thói quen chi tiêu của bạn.
Khi bạn bè đang mua sắm quần áo mùa thu, đi du lịch hoặc có lối sống hưởng thụ hơn, bạn sẽ có xu hướng muốn “bằng bạn bằng bè”. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn và ngân sách của bạn chứ không phải ai khác. Những người xung quanh sẽ không thể bảo lãnh khi chúng ta gặp khó khăn về tài chính.
Video đang HOT
5. “Nhưng đó là đám cưới/sinh nhật chị họ tôi”
Đám cưới, sinh nhật là những dịp đặc biệt cần trang phục đặc biệt hơn. Nhiều người có thói quen vin vào cái cớ đó để vung tiền mua sắm, tạo cho bản thân một diện mạo thật hoàn hảo. Điều đó không sai nếu như ngân sách của bạn cho phép.
Tuy nhiên để an toàn nhất thì bạn hãy lập trước ngân sách cho những dịp đặc biệt trong năm và bám sát nó. Nếu cần, chúng ta hoàn toàn có thể thuê lễ phục thay cho mua để tiết kiệm chi phí.
6. “Dạo này tôi đã tiết kiệm rất tốt”
Giữ vững ngân sách và tiết kiệm chi tiêu là một điều tốt nhưng nếu bạn không chú ý bảo vệ thành quả của mình thì tất cả sẽ trở thành công cốc.
Cách tốt nhất là bạn hãy đặt ra các mục tiêu cụ thể và mỗi khi đạt được nó thì dành ra số tiền nhỏ làm quà đãi ngộ cho bản thân. Vậy là bạn vừa bảo vệ được thành quả của mình mà vẫn vui mừng khi được tự thưởng.
7. “Thời gian qua tôi đã phải chịu nhiều điều tồi tệ rồi”
Bạn vừa trải qua một khoảng thời gian khó khăn và muốn dùng việc mua sắm để lấy lại tâm trạng? Thực tế cảm giác vui sướng khi mua sắm mang lại chỉ là nhất thời, đến lúc kiểm tra tài khoản thậm chí bạn còn cảm thấy tồi tệ hơn.
Bạn hãy tìm kiếm một liệu pháp truyền cảm hứng khác thay vì vung tiền mua sắm.
8. “Tôi mua nó để đi bộ đường dài mùa thu tới”
Khi mua một đôi giày không dùng trong hiện tại mà dành cho những kế hoạch tương lai chưa biết bao giờ mới xảy ra, đó không phải một quyết định mua sắm tốt.
Hãy mua sắm cho cuộc sống hiện tại của bạn chứ không phải là cuộc sống mà bạn mong muốn trong tương lai. Bởi vì rất có thể kế hoạch ấy sẽ không trở thành hiện thực.
4 nguyên tắc khi mua sắm của bà mẹ 2 con tại Vũng Tàu để đỡ "nhức đầu" chọn lựa mà tiết kiệm tuyệt đối
Áp dụng 4 nguyên tắc này việc mua sắm của chị Thảo trở nên đơn giản hơn, không tốn thời gian và đặc biệt là tiết kiệm được rất nhiều khoản tiền.
Chị em có từng gặp tình trạng đi mua đồ "bốc đồng" quá nhiều thứ, dù không có dự tính mua hay không? Chắc hẳn câu trả lời của nhiều người sẽ là có. Bởi lẽ, cứ vào tới cửa hàng hay siêu thị là "máu mua sắm" lại nổi lên, nhìn cái gì cũng thấy thích, thấy cần.
Tuy nhiên, với chị Nguyễn Thị Phương Thảo (sinh năm 1988 hiện đang sống tại Vũng Tàu) thì lại khác. Chị luôn có nguyên tắc cho bản thân để khi đi mua sắm không bị "tiêu dùng nhanh" lấn át lí trí.
Chị Nguyễn Thị Phương Thảo (hiện đang sống tại Vũng Tàu) với 4 phương pháp đặc biệt giúp việc mua sắm trở nên đơn giản, không tốn thời gian và đặc biệt là tiết kiệm được rất nhiều khoản tiền.
" Cả nhà mình nhiều khi hay đùa rằng đi mua đồ với Thảo chán lắm. Ừ, thì đúng là chán thật vì nhiều hôm đi mua sắm mình còn xách cái giỏ không ra vì đi siêu thị mà không mua được cái gì cả.
Nghĩ xem, siêu thị có cả một bộ phận marketing hùng hậu ngồi nghĩ từ cách bố trí đèn chiếu sáng, thứ tự sắp xếp hàng hóa, những khẩu hiệu quảng cáo và cả âm thanh lúc thúc giục lúc nhẹ nhàng chỉ để cho chúng ta thấy chúng ta phải mua món đồ đó không là đời ta thiếu thốn cơ mà.
Nhưng phải công nhận là đi siêu thị với mình, cả nhà mình được lợi lắm chứ. Một khi mua được món đồ gì về là món đó chắc chắn hữu dụng thực sự. Thời gian đầu, mình mất khá nhiều thời gian để băn khoăn suy nghĩ. Nhưng nay kỹ năng đã đạt cảnh giới nên mua sắm nhanh lắm", chị Thảo chia sẻ.
Chị Thảo nhận ra có một số suy nghĩ "tự thuyết phục" xuất hiện khiến bản thân chị muốn mua sắm như sau:
Mua sắm bốc đồng bởi nhiều suy nghĩ "tự thuyết phục" vừa khiến bạn tốn tiền lại "rác nhà" thêm. Ảnh minh họa.
- Mua cho ai đó
Đi mua sắm các chị em thường có tâm lý nhìn thấy cái gì sẽ nghĩ ngay đến người phù hợp với nó. Ví dụ như chồng, mẹ chồng, con cái, đồng nghiệp,... Suy nghĩ mua cho ai đó thường khiến chúng ta đỡ áy náy và cứ thế là mua. Nhưng không biết người đó có muốn dùng không, nếu không dùng được thì sao? Cứ để đó à, hay đem cho, mà cho ai, hay cứ để đó từ từ tính?
- Mua phòng hờ
Tâm lý thích mua tích trữ, phòng hờ khi nào cần dùng tới của nhiều chị em, trong đó có chị Thảo của lúc trước cũng khiến tốn kém tiền bạc hơn mà không dùng tới. Trong đầu cứ nghĩ tới bản thân 1 ngày xa vời nào đó sẽ cần dùng tới nó. Mà chưa chắc đã có ngày đó, mà mua về không dùng ngay dễ quên, xong khi tới ngày đó thật lại đi mua hoặc nếu nhớ mà lôi ra có khi đã hết hạn sử dụng.
- Mua vì thấy hay
Đây là kiểu tâm lý mua sắm đáng sợ nhất của chị em, mua không cần lý do hữu ích mà đơn giản chỉ vì thấy đẹp. Khi mua về sẽ xuất hiện tâm lý cảm thấy áy náy thì lại tự ngồi nghĩ ra vài chục lý do để thấy món đồ đó nên mua.
Để đỡ nhức đầu suy nghĩ, chị Thảo tự đặt ra cho mình 4 nguyên tắc khi đi mua sắm
1. List of 5:
Khi nào nhà gần hết đồ thì sẽ note vào danh sách mua hàng. Khi nào danh sách đủ 5 món thì sẽ đi mua. Và chỉ mua trong danh sách thôi. " Lúc đầu mình để là list of 10 nhưng lâu lắm mới đủ 10 món. Không lẽ hết nước rửa chén vẫn phải chờ đủ 10 món thì không được nên để 5 món như thế này là hợp lý nhất".
2. 1 in 1 out
Nếu có món nào chị Thảo rất muốn mua thì sẽ lại áp dụng nguyên tắc mua 1 món mới thì tiễn 1 món cũ. Mà cơ bản đồ đạc mua sắm đã ít thành ra món nào cũng hữu dụng. Nếu không có gì để bỏ đi thì thôi khỏi mua nữa nên nhà cửa lúc nào cũng thoáng không bí đồ.
3. 5 times
Có đôi khi chị Thảo bắt gặp những món đồ rất hay ho, nhưng nghĩ kỹ thì hầu như chỉ có 1 công dụng. Lúc đó, chị Thảo sẽ tự hỏi nếu mua thì tần suất sử dụng trong 1 tuần, 1 tháng có tới 5 lần (5 times) không? Trước giờ không có nó thì mình dùng gì? Rồi từ đấy quyết định mua hay không. Rất nhẹ nhàng.
4. The best
Món nào xác định muốn dùng lâu dài và thường xuyên thì chị Thảo sẽ cố gắng mua loại tốt nhất có thể. Không mua loại rẻ tiền, bán kèm, thanh lý... để tránh trường hợp dùng 1 thời gian lại hỏng.
" Một điều phải công nhận là rất hiệu quả giúp mình luyện được thói quen mua sắm tối giản, đó là nghĩ về những món đồ đạc trong quá khứ. Chắc chắn là mình không bao giờ muốn quay lại cái cảnh dọn dẹp đống đồ ùn tắc đó nên việc áp dụng các phương pháp trên trong tối giản mua sắm đối với riêng bản thân mình thấy rất hữu ích", chị Thảo chia sẻ.
Ảnh: NVCC
8 sai lầm về chi tiêu sẽ "giết chết" tài sản ròng của bạn, làm lụng cực khổ mấy cũng vẫn nghèo Các quyết định tài chính thông minh sẽ giúp bạn trở nên giàu có hơn. Ngược lại những sai lầm về tiền bạc sau đây khiến bạn mãi nghèo cho dù có cố gắng làm lụng đến đâu. 1. Mua nhà nằm ngoài khả năng Nhiều người có xu hướng mua ngôi nhà đắt nhất mà họ đủ điều kiện vay thế chấp....