Tổng Hội Y học Việt Nam lên tiếng trước ngày xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương.
“Kết luận bác sĩ Hoàng Công Lương tội “Vô ý làm chết người” có đúng không? Chỉ biết rằng, việc này đã gây nên sự hoang mang, dao động cho các y bác sĩ trong khi hành nghề”, GS.TS Lê Gia Vinh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam bày tỏ.
Theo thông báo của Tòa án Nhân dân TP. Hòa Bình, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án”Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại BV Đa khoa Hòa Bình ngày 29/5/2017 sẽ được mở ngày 8/1/2019. Trước ngày phiên tòa diễn ra, ngày 4/1, Tổng Hội Y học Việt Nam đã lên tiếng về việc này.
Tổng Hội Y Học Việt Nam cho rằng, nguyên nhân gây tử vong cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo đã được các cơ quan có thẩm quyền kết luận là do tồn dư hóa chất HF trong nước RO sử dụng cho máy chạy thận nhân tạo (cao gấp từ 240 đến 260 lần cho phép) sau sửa chữa. Trong khi đó, việc sửa chữa hệ thống nước RO là do người khác thực hiện. “Vậy kết luận bác sĩ Hoàng Công Lương tội “Vô ý làm chết người” có đúng không? Chỉ biết rằng, việc này đã gây nên sự hoang mang, dao động cho các y bác sĩ trong khi hành nghề”, GS.TS Lê Gia Vinh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam nêu vấn đề.
Bác sĩ Hoàng Công Lương (đứng giữa) tại phiên tòa sơ thẩm lần 1
Về mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân gây ra tử vong cho các bệnh nhân chạy thận và bác sĩ Hoàng Công Lương, Tổng Hội Y học Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng xem xét các vấn đề, gồm:
Trong quy trình chạy thận nhân tạo, tại BV Đa khoa Hòa Bình bác sĩ Hoàng Công Lương chỉ biết duy nhất dựa vào đồng hồ đo độ dẫn điện hệ thống nước RO và rửa máy test máy chạy thận an toàn. Thực tế, ngày 29/5/2017, rửa máy, test máy đều bình thường và đồng hồ đo độ dẫn điện hệ thống RO trong giới hạn an toàn thì không ai có thể thấy được hậu quả chết người xảy ra.
Đến thời điểm xảy ra sự cố chạy thận thì BV Đa khoa Hòa Bình chưa ban hành quy chế sửa chữa thiết bị y tế nói chung, trong đó có sửa chữa hệ thống nước RO. Bác sĩ Hoàng Công Lương chỉ thực hiện ra y lệnh chạy thận nhân tạo sau khi Trần Văn Sơn (nhân viên Phòng Thiết bị- Vật tư) bàn giao cho điều dưỡng Đỗ Thị Điệp qua điện thoại vào chiều ngày 28/5/2017 là hệ thống RO đã sửa xong và có thể hoạt động bình thường. Sáng ngày 29/5/2017, các điều dưỡng đã khởi động hệ thống RO, quan sát đồng hồ đo độ dẫn điện trong giới hạn an toàn, rửa máy thận và test máy thận nhân tạo đều bình thường.
Video đang HOT
Trước những vấn đề trên, Tổng Hội Y học đề nghị cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình xem xét toàn diện trên cơ sở khoa học và thực tiễn để đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo cho các bác sĩ yên tâm và phục vụ người bệnh.
Như PNVN đã thông tin, ngày 29/5/2017, tại BV Đa khoa Hòa Bình đã xảy ra sự cố chạy thận nghiêm trọng làm 9 người chết. Cơ quan CSĐT điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vô ý làm chết người.
Ngày 15/5/2018, Tòa án Nhân dân TP. Hòa Bình đã phiên tòa xét xử sơ thẩm. Các bị cáo gồm bác sĩ Hoàng Công Lương và Trần Văn Sơn bị xử về “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; Bùi Mạnh Quốc bị xử về về tội “Vô ý làm chết người”.
Sau 12 ngày xét xử, HĐXX đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT đã khởi tố thêm Trần Văn Thắng, Hoàng Đình Khiếu về tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đến ngày 24/8, Cơ quan CSĐT đã thay đôi tội danh bi can đôi vơi Hoang Công Lương tư tôi “Thiêu trach nhiêm gây hâu qua nghiêm trong” thanh tôi “Vô y lam chêt ngươi”.
Ngày 13/9, CSĐT đã ra kết luận điều tra bổ sung lần 2 và đề nghị khởi tố ông Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc BV Đa khoa Hòa Bình về “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đến ngày 25/11, Cơ quan CSĐT ra kết luận điều tra bổ sung lần 3, trong đó đề nghị khởi tố ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Thiên Sơn về “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, cáo trạng lần 2 lại thay đổi tội danh với bị can Hoàng Công Lương, từ “Tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” thành Tội “Vô ý làm chết người”.
Như Ngọc
Theo phunuvietnam
Xét xử vụ chạy thận ở Hòa Bình: 10 luật sư bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương
Theo quyết định của TAND TP Hòa Bình, trong phiên tòa xét xử vụ án sự cố chạy thận làm 9 người chết ở Hòa Bình có tới 10 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương.
Liên quan đến sự cố chạy thận 9 người chết ở Hòa Bình, ngày 24/12, TAND TP Hòa Bình ban hành quyết định đưa vụ án này ra xét xử công khai vào ngày 8/1/2019 .
Theo quyết định này, HĐXX gồm: Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa Nghiêm Hoài Anh; Thẩm phán Đặng Minh Khoa; Thẩm phán dự khuyết Nguyễn Thị Nguyệt; các Hội thẩm nhân dân gồm: ông Phạm Quốc Trung, bà Phạm Thị Nga, ông Trần Viết Tỵ; Hội thẩm nhân dân dự khuyết là bà Ngô Thị Như Hoa; Đại diện VKSND TP Hòa Bình gồm: Kiểm sát viên Bùi Thị Thu Hằng và Đào Thị Hồng Điệp.
Phiên xét xử tới đây, bị cáo Hoàng Công Lương có tới 10 luật sư đăng ký tham gia bào chữa; bị cáo Trương Quý Dương có 3 luật sư.
Bị cáo Hoàng Công Lương có tới 10 luật sư đăng ký tham gia bào chữa.
Như VTC News đưa tin, ngày 7/12, VKSND tỉnh Hòa Bình tống đạt bản cáo trạng truy tố 7 bị can trong vụ án liên quan đến sự cố chạy thận khiến 9 người chết tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Trong số này, bác sĩ Hoàng Công Lương (SN 1986) bị truy tố về tội "Vô ý làm chết người" với khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù. Ngoài ra, bị can Bùi Mạnh Quốc (SN 1986, Giám đốc Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh) cùng bị truy tố về tội danh trên.
5 bị can khác gồm: ông Trương Quý Dương (SN 1962, cựu Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình), Hoàng Đình Khiếu (SN 1962, cựu Phó giám đốc), Trần Văn Thắng (SN 1965, cựu Trưởng phòng Vật tư), Trần Văn Sơn (SN 1990, cán bộ Phòng Vật tư) và ông Đỗ Anh Tuấn (SN 1976, Giám đốc Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn) cùng bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", theo Khoản 2 Điều 285 Bộ luật Hình sự 1999, có khung hình phạt từ 3-12 năm tù.
Như vậy, điểm mới của cáo trạng lần này so với cáo trạng trước đó là sự thay đổi tội danh của bác sĩ Hoàng Công Lương từ "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" sang "Vô ý làm chết người".
TÙNG LÂM
Theo VTC
Vụ chạy thận 9 người chết: Phó GĐ chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ sau sự cố Cơ quan CSĐT xác định, sau khi xảy ra sự cố chạy thận khiến 9 người tử vong, ông Hoàng Đình Khiếu - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã yêu cầu cấp dưới hoàn thiện hồ sơ, sổ sách, ghi thêm phân công bác sĩ Hoàng Công Lương phụ trách đơn nguyên thận để nộp cơ quan điều...