Tổng Giám đốc WHO cảm ơn Việt Nam đóng góp 50.000 USD chống COVID-19
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus gửi lời cám ơn Việt Nam vì khoản đóng góp 50.000 cho WHO trong nỗ lực chung chống dịch COVID-19.
“Cảm ơn Việt Nam vì sự đóng góp của các bạn vào nỗ lực ứng phó với COVID-19 trên toàn cầu. Hãy cùng sát cánh bên nhau!”, ông Tedros viết trên Twitter hôm 27/4.
Theo đó, chiều 24/4, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trao tượng trưng khoản đóng góp 50.000 USD Mỹ của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam ủng hộ Quỹ ứng phó với COVID-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm góp phần chung tay phòng chống và đẩy lùi đại dịch.
Tổng Giám đốc WHO cảm ơn Việt Nam trên Twitter. (Ảnh chụp màn hình)
Tham dự buổi lễ có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao; ông Kidong Park, đại diện WHO tại Việt Nam, đại diện Văn phòng Điều phối viên thường trú Liên hợp Quốc (LHQ) và một số cán bộ của WHO.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Lê Hoài Trung chia sẻ mục tiêu kép của Chính phủ Việt Nam là vừa ngăn chặn dịch bệnh, vừa bảo đảm ổn định kinh tế xã hội nhằm bảo đảm an sinh xã hội.
Thứ trưởng nhấn mạnh, dù Việt Nam đang chịu nhiều tác động do đại dịch gây ra, nhưng là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và hiện đang đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021, Chính phủ Việt Nam quyết định đóng góp 50.000 USD Mỹ hỗ trợ Quỹ Ứng phó COVID-19 của WHO, với hy vọng sẽ phần nào giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung cũng bày tỏ mong muốn WHO tiếp tục đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt và điều phối hiệu quả các nỗ lực quốc tế, đáp ứng mong đợi của các nước thành viên; đề nghị WHO tiếp tục quan tâm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt những nơi có hệ thống y tế yếu kém.
SONG HY
WHO tuyên bố không che giấu Mỹ bất kỳ điều gì về Covid-19
Theo người đứng đầu WHO, tổ chức này không có bất cứ gì che dấu khi luôn có những chuyên gia y tế Mỹ làm việc với WHO ngay thời điểm đó.
Người đứng đầu tổ chức Y tế thế giới - WHO ngày 20/4 bác bỏ các cáo buộc của Mỹ khi tuyên bố tổ chức này đã đưa ra lời cảnh báo sớm về dịch Covid-19 ngay từ ngày đầu tiên và không có gì để che giấu Mỹ.
Được hỏi về phản ứng đối với các cáo buộc gần đây từ Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng WHO đã phản ứng chậm chạp và che giấu một số thông tin trong giai đoạn đầu, khiến đại dịch lan nhanh, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố trong cuộc họp báo chiều 20/4 tại Geneva rằng đó là lời cáo buộc không hợp lý.
Theo người đứng đầu tổ chức Y tế thế giới, tổ chức này không có bất cứ gì che dấu khi luôn có những chuyên gia y tế Mỹ làm việc với WHO ngay trong thời điểm đó.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ rõ: "Việc có những nhân viên của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ - CDC làm việc ở thời điểm đó đồng nghĩa với việc WHO không có bất cứ gì để che dấu Mỹ ngay từ ngày đầu tiên bởi lẽ người Mỹ làm việc cùng chúng tôi.
Họ thông báo những gì họ làm còn WHO thì hoàn toàn cởi mở, không có gì để dấu. Mà không chỉ là việc gửi thông báo cho người Mỹ hay cho các nước khác, chúng tôi luôn muốn tất cả các nước đều nhận được một thông báo như nhau ngay lập tức".
Nói thêm về những cáo buộc từ phía chính quyền Mỹ, Tổng Giám đốc WHO cũng nhấn mạnh, WHO là một tổ chức kỹ thuật nên việc việc chính trị hoá các vấn đề của tổ chức này cũng như cá nhân ông chỉ càng làm cho việc ứng phó với đại dịch Covid-19 trên thế giới thêm phức tạp.
Tuần trước, chính phủ Mỹ đã quyết định ngưng khoản đóng góp tài chính của nước này cho WHO. Ngay lập tức quyết định này bị hầu hết tất cả các nước và các tổ chức lớn trên thế giới, như Liên Hiệp Quốc, EU, G20, phản đối, coi đây là hành động bất hợp lý trong lúc thế giới khủng hoảng.
Đa số giới phân tích cũng cho rằng, dù WHO xử lý giai đoạn đầu của đại dịch không thật sự tốt, nhất là chưa có sức ép đủ lớn với Trung Quốc trong những ngày đầu để sớm tiếp cận các ổ dịch tại Vũ Hán, nhưng việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tấn công WHO vào lúc này là việc chính trị hoá và đổ lỗi cho WHO vì các yếu kém của chính quyền Mỹ trong cách ngăn chặn dịch Covid-19, nơi hiện đang là vùng dịch lớn nhất trên thế giới.
Cũng trong buổi họp báo chiều 20/4 tại Geneva, WHO cũng tiếp tục phát đi cảnh báo với các nước là không nên quá vội vã nới lỏng các biện pháp hạn chế, nếu không dịch sẽ bùng phát trở lại.
Ngoài ra, WHO thông báo cho biết, hơn 1.200 bệnh nhân Covid-19 tại hơn 100 quốc gia đã tham gia các thử nghiệm thuốc điều trị ngay trong tuần này. Dự kiến, hơn 600 bệnh viện tại nhiều nước đã sẵn sàng để tìm kiếm bệnh nhân tham gia thử nghiệm./.
Quang Dũng
WHO lấy tiền từ đâu để hoạt động? Theo các nhà phân tích, việc Mỹ dừng tài trợ cho WHO sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới không chỉ trong cuộc chiến với Covid-19 mà còn nhiều loại dịch bệnh khác như Ebola, sốt rét, ung thư, tiểu đường, HIV và bại liệt. Sau quyết định dừng tài trợ của ông Trump, Tổng giám...