Tổng giám đốc VinaCapital: Biến động tạo ra cơ hội đầu tư tốt
Ông Andy Ho, Tổng giám đốc VinaCapital chia sẻ, trên nền tảng kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định, sự biến động của thị trường chứng khoán sẽ tạo ra cơ hội đầu tư tốt.
Thưa ông, những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán năm 2019?
Bước sang năm 2019, có một số yếu tố quan trọng tác động đến thị trường chứng khoán. Thứ nhất, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, nếu 2 bên đi tới hòa giải thì sẽ tạo tác động tích cực tới thị trường toàn cầu. Vậy trong trường hợp ngược lại, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào?
Theo tôi, cuộc chiến này đang tạo cơ hội cho các công ty nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ. Do đó, cổ phiếu của các công ty đầu tư và phát triển khu công nghiệp, cảng biển, các công ty xây dựng nhà máy sẽ có triển vọng tăng giá do nhu cầu tăng cao.
Ông Andy Ho, Tổng giám đốc VinaCapital.
Yếu tố thứ hai là lãi suất của Mỹ. Hiện tại, Mỹ đang thực hiện hai chính sách là tăng tãi suất 0,25 điểm phần trăm một lần và bán trái phiếu ra thu tiền về. Nếu nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục thực hiện chính sách này thì thị trường chứng khoán Mỹ và toàn cầu đều sẽ đi xuống.
Mặt khác, nếu lãi suất đi lên, các nền kinh tế khác phải tăng lãi suất để giữ ổn định tỷ giá. Việt Nam đã có bài học kinh nghiệm về câu chuyện này. Năm 2018, VND mất giá ít hơn 3%.
Video đang HOT
Hiện nay dự phòng ngoại tệ tương đương lượng nhập khẩu xấp xỉ 3 tháng, trong khi vay nợ ngoại tệ ở Việt Nam không cao nên tỷ giá là vấn đề không đáng lo ngại. Bên cạnh đó, lãi suất tăng thì không ngại lạm phát. Tăng trưởng GDP có thể đạt 6,5% – 7% trong năm 2019. Khi lãi suất cao, lạm phát thấp thì tiền gửi tiết kiệm là kênh nhà đầu tư để tâm.
Thứ ba là năm 2018, có nhiều dự án bất động sản, hạ tầng chậm khai thác ảnh hưởng đến nhiều công ty nhưng năm nay tình hình có thể tốt hơn. Chúng tôi dự đoán EPS của các công ty lớn tăng trưởng khoảng 14% – 15%.
Nếu lãi suất tăng, liệu nhà đầu tư nước ngoài có tiếp tục rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam?
Nhiều khả năng nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút tiền ra, nhưng chúng tôi kỳ vọng lượng rút ra không nhiều. Tháng 4/2018, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt đỉnh ở 1.204 điểm, tăng 22% so với đầu năm, nhưng đến cuối năm đã giảm 25% từ đỉnh đó.
Thị trường đi lên là do nhà đầu tư nước ngoài bơm tiền vào, bao gồm thương vụ tại Sabeco và các thương vụ IPO BSR, POW, Techcombank, Vinhomes…, với dòng vốn chảy vào gần 2 tỷ USD. Tính đến nay, đa số các nhà đầu tư mua ở đỉnh đều thua lỗ. Thử đặt mình vào vị trí của những nhà đầu tư này, liệu bạn sẽ rút tiền về hay đầu tư thêm? Nếu rút tiền về thì bạn sẽ đầu tư vào đâu?
Tôi cho rằng, lượng tiền được rút ra khỏi thị trường Việt Nam sẽ không quá lớn, bởi trong danh mục của các nhà đầu tư quốc tế, thị trường Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Một khi rút ra, họ cũng không còn nhiều sự lựa chọn khác, khi các thị trường đều đang đi xuống. Đơn cử, thị trường chứng khoán Hàn Quốc cũng đã giảm 20% trong năm qua.
Vậy đâu là các yếu tố khó lường, gây bất lợi cho thị trường?
Theo tôi đó là sự kiện Brexit và khủng hoảng ở một số nước.
Ông có kỳ vọng việc nâng hạng thị trường sẽ tạo lực hấp dẫn dòng vốn lớn?
Nhà đầu tư đang kỳ vọng Việt Nam lọt vào danh sách MSCI Watchlist. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài mà chúng tôi tiếp xúc đều cho rằng, nếu không mở room nhiều hơn thì khả năng này không cao.
Dưới góc nhìn của nhóm nhà đầu tư này, vướng mắc nằm ở việc nếu đại hội đồng cổ đông không muốn mất quyền, thì sẽ không xin nới room. Vì vậy, có thể giải quyết vấn đề bằng cách tự động mở room ở các công ty, nhưng cho đại hội đồng cổ đông quyền trình xin Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hạn chế room. Nếu vấn đề này được tháo gỡ, đây sẽ là một lợi thế giúp cổ phiếu của các công ty niêm yết trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Nhìn tổng thể thị trường, chúng tôi nhận thấy có nhiều cổ phiếu giá tốt, trong khi doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng tích cực. Tỷ lệ vay margin trên thị trường thấp chứng tỏ tiền còn dồi dào. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định là điều cơ bản. Những ảnh hưởng từ thị trường nước ngoài có thể khiến thị trường Việt Nam chịu nhiều biến động. Nhưng với chúng tôi, biến động sẽ tạo ra những cơ hội đầu tư tốt.
Thu Hương
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giá vàng hôm nay 30/1: Sức mua tăng, giá vàng đạt đỉnh
Giá vàng hôm nay 30/1 chưa có dấu hiệu giảm nhiệt khi vọt lên ngưỡng 1.310 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay 30/1, tính đến đầu giờ sáng đang giao dịch quanh ngưỡng 1.305 USD/ounce, tăng 5 USD so với ngày hôm qua.
Giá vàng thế giới tăng mạnh khi các nhà đầu tư đang chờ đợi những diễn biến tiếp theo về cuộc tranh chấp thương mại Mỹ - Trung và lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng hôm nay đạt đỉnh. (Ảnh: Cafef).
Kim loại quý này đã tăng hơn 12% so với mức thấp ghi nhận được hồi giữa tháng Tám năm ngoái, nhờ việc Chính phủ liên bang Mỹ đóng cửa một phần đã kết thúc gần đây.
Fed sẽ kết thúc cuộc họp chính sách hai ngày 29-30/1 và dự kiến sẽ giữ lãi suất ổn định sau khi tăng chúng vào tháng 12/2018. Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng họ sẽ tăng lãi suất hai lần trong năm nay, nhưng một số quan chức gần đây đã có một giọng điệu ôn hòa hơn.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng dự kiến sẽ là trọng tâm trong tuần này, khi hai bên cố gắng đạt được thỏa thuận thương mại trước hạn chót vào ngày 1/3.
Các quan chức Trung Quốc sẽ đến Washington vào thứ Tư để tham gia một vòng đàm phán thương mại khác với các đối tác Hoa Kỳ. Họ sẽ phải đạt được thỏa thuận trước ngày 1/3 trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra quyết định tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Mặt khác, các nhà đầu tư sẽ chờ đợi một bản cập nhật dự kiến về tăng trưởng quý IV của Hoa Kỳ vào thứ Tư và Báo cáo việc làm của chính phủ Hoa Kỳ cho tháng Một vào thứ Sáu.
Giá vàng trong nước chốt phiên ngày hôm qua, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 36,720 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,840 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,650 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,870 triệu đồng/lượng (bán ra).
Ngọc Vy
Theo vtc.vn
Hết thời bùng nổ đầu tư Trung Quốc tại Mỹ Đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm tới 83% trong năm 2018, theo một báo cáo của công ty luật Baker McKenzie. Khách sạn Waldorf Astoria thuộc sở hữu Trung Quốc Không chỉ sụt giảm đầu tư, các doanh nghiệp đến từ Đông Bắc Á còn bắt đầu một đợt bán tháo nhà đất, các dịch vụ giải trí...