Tổng Giám đốc UNDP: Việt Nam là đối tác chủ chốt của Liên hợp quốc
Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa kết thúc chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tương lai và Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 79, Tổng Giám đốc Chương trình phát triển LHQ ( UNDP) Achim Steiner đã có cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại New York:
Tổng Giám đốc Chương trình phát triển LHQ (UNDP) Achim Steiner tại cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ở New York. Ảnh: UNDP
Việt Nam đang ngày càng trở thành một thành viên tích cực, năng động và có nhiều đóng góp cho LHQ nói chung, cũng như UNDP nói riêng. Xin ông chia sẻ đâu là những trọng tâm hợp tác giữa Việt Nam và UNDP trong những năm gần đây?
Việt Nam là một đối tác chủ chốt của LHQ nói riêng và UNDP nói chung, với những đóng góp to lớn về phát triển con người và tăng trưởng bền vững đã đạt được trong những năm gần đây.
Quan hệ đối tác suốt 45 năm qua của chúng ta đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau ở Việt Nam và kinh nghiệm này giúp định hình Chương trình Quốc gia hiện nay của UNDP nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của Việt Nam.
Video đang HOT
Những năm qua, hợp tác giữa hai bên tập trung vào một số lĩnh vực chính như quản trị nhằm tăng tính minh bạch và số hóa. Sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các diễn đàn đa phương có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc định hình các chính sách toàn cầu mang tính bao trùm và quan hệ đối tác giữa Việt Nam với UNDP cũng giúp tăng cường vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong việc giải quyết các ưu tiên phát triển của khu vực và quốc tế.
Công nghệ là một trọng tâm khác. Việt Nam và UNDP hợp tác để đảm bảo những phát triển công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết bất bình đẳng xã hội, lấy công nghệ tương lai làm đòn bẩy nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và toàn diện. Hợp tác giữa hai bên cũng nhấn mạnh vào các sáng kiến chuyển đổi xanh, bao gồm thúc đẩy năng lượng sạch, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, xây dựng khả năng ứng phó và khuyến khích du lịch thiên nhiên và một nền kinh tế tuần hoàn. Một khía cạnh quan trọng của sự hợp tác này là ủng hộ Hiệp định Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) của Việt Nam.
UNDP sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khi cần, như trong cơn bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) gần đây. Chúng tôi đang nỗ lực tăng cường các cơ chế phục hồi và ứng phó, trọng tâm là xây dựng lại các sinh kế, cơ sở hạ tầng và đảm bảo phục hồi công bằng, bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương. Quan hệ đối tác lâu dài Việt Nam – UNDP, dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, nhằm tiếp tục cùng nhau giải quyết các thách thức phát triển của quốc gia, khu vực và quốc tế, là hình mẫu cho các quốc gia khác noi theo.
Dù phải đối mặt nhiều thách thức trong một thế giới bất ổn, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển đáng ghi nhận. Ông đánh giá như thế nào về các nỗ lực của Việt Nam nhằm hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG)?
Cam kết lâu dài của Việt Nam về xóa đói giảm nghèo và chăm sóc sức khỏe toàn dân, giáo dục và cơ sở hạ tầng thiết yếu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 6% trong giai đoạn 2020-2024. Kể từ những năm 1990, tỷ lệ nghèo đói đã giảm đáng kể và gần như xóa nghèo cùng cực vào năm 2020. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng gần 50% từ năm 1990 đến năm 2022, đưa Việt Nam lên nhóm quốc gia phát triển cao về con người. Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số sống dưới mức chuẩn nghèo quốc tế giảm từ 2,9% năm 2010 xuống còn 0,7% năm 2020. Số liệu này là minh chứng cho các chính sách có tác động mạnh mẽ của Việt Nam trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo.
Dù vẫn có khoảng cách trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu ở vùng sâu vùng xa, song Việt Nam đã cho thấy sự tiến triển trong nỗ lực hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững. Báo cáo SDG Insight Việt Nam của UNDP nêu bật những tiến triển đáng khen ngợi trong chương trình xóa đói giảm nghèo, nước sạch, năng lượng sạch với giá cả phải chăng và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong hành động khí hậu, giải quyết ô nhiễm biển và bảo tồn đa dạng sinh học núi và ven biển.
Chặng đường phía trước cần có những cách tiếp cận mới và khẩn trương. Như siêu bão Yagi đã nhắc nhở chúng ta rằng tình trạng biến đổi khí hậu đang khiến Việt Nam và người dân ngày càng dễ bị tổn thương. UNDP cam kết hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng một gói bảo trợ xã hội chung để giảm thiểu những tác động này, tăng cường khả năng ứng phó cho người nghèo và tác động đến tất cả các SDG khác. Tạo môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số và xanh cũng có vai trò quan trọng để đạt được phát triển bền vững, đòi hỏi khả năng quản trị mạnh mẽ. UNDP tự hào được hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực quan trọng nói trên, tất cả đều là trọng tâm trong Chương trình Quốc gia của UNDP nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành SDG.
Tổng Giám đốc Chương trình phát triển LHQ (UNDP) Achim Steiner (hàng sau, ngồi giữa) tại cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ở New York. Ảnh: UNDP
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa kết thúc chuyến công tác và lần đầu tiên dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ Khóa 79. Xin ông đánh giá ý nghĩa của chuyến thăm này?
Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ đã tái khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam dành cho tổ chức đa phương lớn nhất thế giới và những đóng góp tích cực của Việt Nam đối với nhiều sáng kiến khác nhau của LHQ, như gìn giữ hòa bình, hành động khí hậu, các mục tiêu phát triển bền vững và “Hiệp ước vì Tương lai” đạt được mới đây.
Theo tôi, sự tham dự của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là cơ hội để Việt Nam chia sẻ những thành tựu phát triển đất nước và tầm nhìn đối với tương lai. Là quốc gia đã chuyển mình thành công từ chỗ bị chiến tranh tàn phá sang tăng trưởng và phát triển kinh tế, Việt Nam có thể truyền cảm hứng cho các quốc gia khác về những bài học xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, kinh nghiệm và tầm nhìn này thậm chí còn cần thiết hơn bao giờ hết. Tôi đã có một cuộc gặp rất hiệu quả và ý nghĩa với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và thảo luận về quan hệ đối tác Việt Nam – UNDP, về cách thức chúng ta có thể làm việc cùng nhau nhằm hỗ trợ sớm phục hồi sau cơn bão số 3; thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng và bao trùm; tăng cường an ninh nguồn nước – bao gồm cả thông qua Ủy hội sông Mekong Quốc tế; đồng thời tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi số mang lại lợi ích cho tất cả mọi người; về tầm quan trọng của quản trị hiệu quả…
Ông kỳ vọng gì ở quan hệ giữa Việt Nam và LHQ nói chung, UNDP nói riêng, trong thời gian tới?
Việt Nam là một quốc gia thu nhập trung bình, hiện đại, năng động với khát vọng trở thành quốc gia thu nhập cao trong vòng một thế hệ và đưa mức phát thải carbon ròng về 0 trước năm 2050. Điều đó cho thấy vai trò lãnh đạo và cam kết của Việt Nam đối với chương trình nghị sự đa phương trên trường quốc tế. Do đó, tôi tin tưởng quan hệ giữa Việt Nam với LHQ nói chung, UNDP nói riêng, sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong những năm tới, xét tới các ưu tiên phát triển của Việt Nam. Chúng ta sẽ tập trung vào nhiệm vụ thúc đẩy phát triển bền vững, nhấn mạnh tới chuyển đổi kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Việt Nam huy động các nguồn lực và đầu tư, đặc biệt là thông qua thị trường vốn trong nước, để tài trợ cho các dự án phát triển xanh và bền vững, tập trung vào chuyển đổi năng lượng công bằng và chống chịu với biến đổi khí hậu.
Đẩy mạnh chuyển đổi số cũng là một trọng tâm hợp tác. Tôi xin lấy ví dụ về sự ủng hộ của UNDP đối với sáng kiến chăm sóc sức khỏe từ xa “Bác sĩ cho mọi người” đang gia tăng khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe và giảm chi phí. UNDP cũng sẽ tiếp tục tham gia các nỗ lực phục hồi hậu thiên tai và chống biến đổi khí hậu. Quan hệ đối tác giữa UNDP và Việt Nam sẽ được thúc đẩy bởi cam kết chung đối với mục tiêu phát triển bền vững, công bằng và mang lại lợi ích cho tất cả người dân. UNDP sẵn sàng hỗ trợ và giúp Việt Nam thích ứng với các thách thức trong tương lai và xây dựng một xã hội công bằng, tự cường. Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam và khu vực.
Trân trọng cảm ơn ông!
ĐHĐ LHQ ủng hộ loại bỏ hoạt động buôn bán 'kim cương máu'
Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 3/4 đã thông qua nghị quyết về kim cương xung đột và bày tỏ lo ngại về những thách thức chưa từng có mà Quy trình Kimberley phải đối mặt.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, dự thảo nghị quyết do Tanzania, Zimbabwe và 5 quốc gia khác đệ trình. Nghị quyết được cho là biện pháp cần thiết nhằm thúc đẩy chủ quyền quốc gia, xóa đói giảm nghèo, ngăn ngừa xung đột và loại bỏ khỏi thương mại hợp pháp các yếu tố liên quan đến xung đột, vốn là mục tiêu hàng đầu của Quy trình Kimberley.
Quy trình Kimberley được thông qua năm 2003 nhằm tăng cường tính minh bạch, giám sát hiệu quả trong ngành công nghiệp kim cương, theo đó loại bỏ hoạt động giao thương "kim cương máu" và ngăn chặn việc buôn bán kim cương để tài trợ cho các xung đột chính trị. Có 82 chính phủ đã đưa chương trình Chứng nhận Quy trình Kimberley thành luật.
"Kim cương máu" hay "kim cương xung đột" - theo cách gọi của Liên hợp quốc, là những loại đá quý do các tổ chức phạm pháp khai thác bằng cách bóc lột sức lao động và dùng vào mục đích quân sự hoặc vận chuyển trái phép. Trước khi Quy trình Kimberley ra đời, "kim cương máu" chiếm tới 15% thị trường kim cương toàn cầu. Ngày nay, 99,8% kim cương trên thế giới đến từ các nguồn không liên quan tới các cuộc xung đột.
Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Liban có thể làm gì nếu xảy ra xung đột biên giới? Sau xung đột Liban nổ ra vào năm 1978 khi quân đội Israel tiến hành chiến dịch Litani tấn công vào lãnh thổ nước này, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) đã được triển khai để tuần tra đảm bảo sự toàn vẹn biên giới hai nước. Thành viên lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ (UNIFIL) thăm...