Tổng giám đốc Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long (TLD) không mua được cổ phiếu nào
Ông Nguyễn An Quân, Thành viên HĐQT/ Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long (Mã chứng khoán TLD – sàn HOSE) đã không mua được cổ phiếu đăng ký.
Cụ thể, ông Nguyễn An Quân đăng ký mua vào 500.000 cổ phiếu TLD trong thời gian 6/8/2020 đến ngày 4/9/2020.
Tuy nhiên, thực tế ông đã không mua được cổ phiếu nào do giá không đạt như kỳ vọng, sau khi mua không thành công tỷ lệ sở hữu của ông vẫn không đổi là 8,64% vốn điều lệ tại Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long.
Cũng theo thông tin từ TLD, mới đây, Công ty đã thông báo điều chỉnh thời gian đăng ký thực hiện quyền mua cổ phiếu. Đây là số cổ phiếu phát hành chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 2:1, với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu.
Theo đó, thay vì thời gian đăng ký mua cũ từ 30/06 đến 20/08; thời gian đăng ký và nộp cộng từ 30/06 đến 25/08, doanh nghiệp điều chỉnh thời gian đăng ký mua từ 30/06 đến 07/09; thời gian đăng ký và nộp tiền từ 30/06 đến 07/09.
Video đang HOT
Doanh nghiệp dự kiến dùng vốn phát hành cho việc xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị cho nhà máy ván ép công nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đồng thời, bổ sung vốn lưu động cho hoạt động tại nhà máy này và hoạt động của Công ty.
Được biết, tính tới 30/3/2020, cổ đông lớn của doanh nghiệp là ông Nguyễn An Ngọc, Chủ tịch HĐQT sở hữu 21,25%; ông Nguyễn An Quân, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc sở hữu 7,9% vốn điều lệ, còn lại là các nhà đầu tư khác. Như vậy, tỷ lệ cổ phiếu bên ngoài tương đối cao.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, TLD báo doanh thu là 212,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 8 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 35,2% và 96,3% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu 370 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 23,5 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 9,53% và 73,4% so với thực hiện năm 2019.
Như vậy, dù tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, nhưng sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoàn mới thành được 34% kế hoạch lợi nhuận năm.
Một điểm đáng chú ý nữa, mặc dù lợi nhuận tăng, nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh chính lại ghi nhận âm tới gần 43,6 tỷ đồng, so với cùng kỳ dương 5 tỷ đồng.
Ngoài ra, tính tới 30/6/2020, doanh nghiệp có tổng tài sản là 448,3 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn là 129,2 tỷ đồng, chiếm 28,8% tổng tài sản; tồn kho là 123,3 tỷ đồng, chiếm 27,5% tổng tài sản; tài sản cố định là 80 tỷ đồng, chiếm 17,8% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn là 77,5 tỷ đồng, chiếm 17,3% tổng tài sản.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/9/2020, cổ phiếu TLD đóng cửa giá tham chiếu 15.200 đồng/cổ phiếu.
Long Giang Land (LGL) báo lỗ gấp 10 lần sau soát xét
Với khoản lỗ lớn sau soát xét 6 tháng đầu năm, Long Giang Land đã chuyển từ lãi sang lỗ lũy kế hơn 6 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (Long Giang Land - mã LGL) vừa công bố BCTC hợp nhất bán niên sau soát xét với mức lỗ ròng tăng cao so với con số tự lập.
Cụ thể, doanh thu thuần của LGL nhích nhẹ 2% sau soát xét, đạt gần 74 tỷ đồng chủ yếu đến từ hoạt động bán bất động sản và bán hàng hóa vật tư. Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn tới 92% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, giá vốn lại tăng mạnh sau soát xét, lên tới 99 tỷ đồng khiến công ty lỗ gộp gần 25 tỷ đồng. Thêm vào đó, các khoản chi phí phát sinh cũng tăng cao khiến Long Giang Land lỗ ròng hơn 58,3 tỷ đồng sau soát xét. Con số này cao gấp gấp 10 lần khoản lỗ trên báo cáo tự lập trước đó và thấp hơn rất nhiều so với số lãi 37 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Thời điểm cuối tháng 6, tổng tài sản của Long Giang Land đã giảm 6% so với đầu năm, xuống 1.637 tỷ đồng. Trong đó tài sản ngắn hạn chiếm gần 61% với 996 tỷ đồng, giảm 11% chủ yếu đến từ khoản phải thu ngắn hạn (596 tỷ đồng) và tồn kho (376 tỷ đồng).
Cùng với sự sụt giảm tổng tài sản, nợ phải trả của công ty cũng được tiết giảm 7% so với đầu năm xuống mức 945 tỷ đồng. Nợ vay tài chính chiếm gần 23% tổng tài sản, ở mức 373 tỷ đồng chủ yếu là nợ vay ngắn hạn. Với khoản lỗ lớn sau soát xét kỳ này, Long Giang Land đã chuyển từ lãi sang lỗ lũy kế hơn 6 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía công ty, sự chênh lệch lợi nhuận sau thuế sau soát xét với báo cáo tự lập chủ yếu đến từ việc tập hợp bổ sung các chi phí trong kỳ do Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hóa Trung ương góp vốn vào dự án Vũ Trọng Phụng để xác định giá thành bất động sản thuộc dự án này với số tiền 38,2 tỷ đồng.
Theo đánh giá của kiểm toán, giá trị này cần được phân bổ cho tổng diện tích của toàn dự án (bao gồm cả số căn hộ đã bán năm 2019 trở về trước) và cần áp dụng hạch toán hồi tố. Nếu thực hiện điều chỉnh hồi tố, chỉ tiêu giá vốn kỳ này sẽ giảm khoảng 36,4 tỷ đồng. Các khoản mục chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế và sau thuế cũng sẽ thay đổi tương ứng.
Theo Long Giang Land, đến kỳ này công ty mới tính và tập hợp được giá trị xây dựng của diện tích nói trên để xác định lại giá thành hàng hóa bất động sản thuộc dự án này do đó công ty hạch toán khoản chi phí trên vào kỳ này.
Trên thị trường, cổ phiếu LGL phần nào phản ánh kết quả kinh doanh không mấy khả quan của doanh nghiệp bất động sản này. Trái với diễn biến tích cực của thị trường chung, cổ phiếu này hiện vẫn chưa bứt khỏi vùng đáy dưới 5.000 đồng/cổ phiếu. Hiện thị giá LGL đang loanh quanh mức 4.850 đồng/cổ phiếu, giảm gần 5% trong phiên 3/9 và giảm đến 41% so với đầu năm.
Đứng trước bờ vực phá sản, nhiều doanh nghiệp du lịch mòn mỏi chờ hỗ trợ Để đối đầu với khủng hoảng, tránh nguy cơ phá sản khi COVID-19 hoành hành, các doanh nghiệp du lịch rất cần những gói cứu trợ kịp thời và hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp du lịch sắp phá sản Theo Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), trong ba tuần vừa qua, hàng chục nghìn khách du lịch trong nước hủy tour, cụ...