Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiề.n ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?
Cơ quan Công an xác định, Hồ Quốc Thân – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười xây dựng hình ảnh, đán.h bóng tên tuổ.i tạo uy tín, lập 27 cửa hàng dân sinh kinh doanh thực phẩm ở một số tỉnh thành để lừ.a đả.o.
Theo Công an Hà Nội, Công ty cổ phần Triệu nụ cười có trụ sở tại xã An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội). Công ty này có dấu hiệu lừ.a đả.o thông qua bán đồng tiề.n ảo QFS mà các nghi phạm gọi là tiề.n lượng tử.
Trụ sở Công ty cổ phần Triệu nụ cười ở xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Sáng 24/12, Cơ quan Công an phát hiện Công ty cổ phần Triệu nụ cười chuẩn bị tổ chức hội nghị với khoảng 300 khách hàng. Công an TP Hà Nội đã triệu tập Hồ Quốc Thân (32 tuổ.i, trú xã An Khánh), Tổng Giám đốc Công ty Triệu nụ cười và 7 nhân viên. Sau đó, thực hiện việc khám xét khẩn cấp trụ sở công ty để phục vụ điều tra.
Lật tẩy hành vi lừ.a đả.o của Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười
Để đủ điều kiện tham gia vào hệ sinh thái của Triệu nụ cười, cá nhân phải chi tiề.n “ trợ duyên” với mức giá từ 4 – 5 triệu đồng/đồng QFS, còn doanh nghiệp là 39 triệu đồng/đồng QFS.
Nhằm thu hút khách hàng đầu tư, Hồ Quốc Thân quảng cáo đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm, tài sản tại 48 nước và sẽ được kích hoạt vào tháng 10 – 11/2024. Thân quảng bá mình có nguồn tài sản, di sản, kho vàng… rất lớn từ “Tổng bộ”; doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất.
Cơ quan Công an khám xét Công ty cổ phần Triệu nụ cười.
Video đang HOT
Thân vẽ ra viễn cảnh khi sở hữu đồng tiề.n ảo này, người dân sẽ được lãi suất sở hữu 1 đồng QFS lên thành 10 đồng QFS, từ 10 đồng QFS lên 100 đồng QFS. Nếu vì bất kỳ lý do nào, cá nhân, doanh nghiệp không muốn tiếp tục tham gia cùng công ty thì sẽ được trả lại tiề.n và được hưởng lãi suất.
Thân còn thuê viết phần mềm QFS cài đặt được trên điện thoại di động để quản lý tài khoản mua QFS cũng như cài đặt, tạo niềm tin cho khách hàng.
Theo Công an TP Hà Nội, Hồ Quốc Thân xây dựng hình ảnh, đán.h bóng tên tuổ.i để tạo uy tín, thương hiệu về một tập đoàn vì lợi ích của người dân bằng hình thức lập 27 cửa hàng dân sinh kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Nghệ An… và phát hành “Thẻ an sinh” của Công ty Triệu nụ cười với số tiề.n trả trước 2,6 triệu đồng.
Hồ Quốc Thân tự đưa ra quy định sau 30 ngày kể từ khi mua thẻ, trong thời gian 1 năm, khách hàng có thể được mua hàng ưu đãi, miễn phí với số tiề.n 500.000 đồng/tuần vào thứ 7, Chủ nhật và thẻ này không giới hạn về địa lý.
Hình ảnh trụ sở Công ty cổ phần Triệu nụ cười vào chiều 25/12.
Để bán được nhiều “Thẻ an sinh”, Thân tổ chức nhiều buổi livestream trên các nền tảng mạng xã hội và tổ chức họp online trên nền tảng Zoom với sự góp mặt của nhiều người đến từ các tỉnh, thành phố khác nhau.
Trong các buổi livestream và họp online, Thân dùng các ngôn từ phật pháp giới thiệu, đề cập đến câu chuyện an sinh và lòng hướng thiện để lan tỏa thông tin về hoạt động của công ty tới cộng đồng.
Công an Hà Nội xác định, đến nay Thân đã phát hành được hơn 1.000 “Thẻ an sinh” và thu lợi khoảng 30 tỷ đồng từ việc bán đồng QFS.
Hoãn phiên tòa xét xử nhóm "chạy án" cho "trùm" mua bán hóa đơn giá trị gia tăng
Ngày 29/8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử nhóm bị cáo trong vụ "chạy án" cho "trùm" mua bán hóa đơn giá trị gia tăng Nguyễn Hoài Sơn.
Các bị cáo bị xét xử về các tội "Đưa hối lộ", "Môi giới hối lộ" và "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản".
Cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội truy tố bị cáo Đoàn Thị Bích Liên (SN 1971, trú tại huyện Hoài Đức, Hà Nội) và bị cáo Trần Gia Hòa (SN 1977, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản".
Bị cáo Nguyễn Thanh Toàn (Giám đốc điều hành Công ty TNHH Nước giải khát cà phê Lekofe) cùng 10 bị cáo khác bị truy tố về tội "Đưa hối lộ". Bị cáo Đỗ Văn Đức (Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Yuki), bị cáo Nguyễn Doãn Hào (SN 1981, trú tại TP Hồ Chí Minh) và hai bị cáo khác bị truy tố về tội "Môi giới hối lộ".
Hành vi phạm tội của 17 bị cáo trong vụ án được xác định xảy ra tại thành phố Hà Nội và một số địa phương khác. Vụ án này được phát hiện từ việc cơ quan chức năng triệt phá đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố.
Theo đó, ngày 18/9/2023, Nguyễn Hoài Sơn (trú tại tỉnh Đồng Tháp) bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hòa Bình thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp về hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng.
Sau khi biết tin Sơn bị bắt, các đối tượng trong đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng thông báo cho nhau lẩn trốn. Quá trình lẩn trốn, các đối tượng thường xuyên trao đổi với nhau và tìm cách "chạy án" cho Sơn được tại ngoại. Mục đích các đối tượng "chạy án" cho Sơn để biết được, Sơn đã khai báo những gì về hành vi của nhóm này nhằm trốn tránh trách nhiệm trước pháp luật.
Kết quả điều tra xác định, các bị cáo trong vụ án này cùng với bị cáo Nguyễn Thị Trúc Giang (em của Sơn) đã góp được gần 4,9 tỷ đồng để "chạy án" cho Sơn. Nhóm bị cáo bị truy tố về tội đưa hối lộ đã chuyển số tiề.n "chạy án" cho Tưởng Hữu Hạnh (SN 1983, trú tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp).
Cũng trong ngày Sơn bị bắt, bị cáo Nguyễn Thanh Toàn (SN 1985, trú tại quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) được một tài khoản Telegram có tên Quốc nhắn tin nhờ tìm hiểu thông tin và chi phí giúp "chạy án" cho Sơn tại ngoại. Toàn nhận lời và được người của Quốc chuyển cho 200.000 USD (tương đương 4,8 tỷ đồng).
Sau đó, Toàn nhờ Đỗ Văn Đức (hành nghề thám tử tư thuộc Công ty TNHH Yuki) tìm hiểu cơ quan nào đã bắt giữ và chi phí để "chạy án" là bao nhiêu. Đức đã cùng ba bị cáo trong vụ án khác đã liên hệ, tìm kiếm thông tin và móc nối tìm người "chạy án" cho Sơn.
Thông qua các quan hệ xã hội, nhóm bị cáo bị truy tố về tội đưa hối lộ tìm được Đoàn Thị Bích Liên và nhờ Liên lo cho Sơn được tại ngoại. Do cần tiề.n chi tiêu, Liên đưa ra thông tin gian dối về việc, chị ta là người nhà của lãnh đạo cấp cao nên sẽ lo được cho Sơn tại ngoại trong thời gian từ 7 đến 10 ngày.
Sau đó, thông qua Đức, Liên đã nhận số tiề.n 2,3 tỷ đồng từ nhóm bị cáo nhờ "chạy án" nhưng Sơn không được tại ngoại. Nghi ngờ bị lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản, Đức và đồng phạm đã đến cơ quan công an trình báo.
Tại cơ quan điều tra, Toàn khai, khi nhắn tin trao đổi qua Telegram, Toàn được biết, Tưởng Hữu Hạnh có liên quan đến việc "chạy án" trong vụ này. Cơ quan điều tra đã xác minh, truy tìm Hạnh để làm việc nhưng anh ta không có mặt tại nơi cư trú. Ngày 4/5/2024, Tưởng Hữu Hạnh đã chế.t do bệnh nên cơ quan điều tra không xem xét trách nhiệm hình sự.
Đối với "trùm" mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng Nguyễn Hoài Sơn, quá trình điều tra xác định, Sơn không biết, cũng không tham gia việc "chạy án" với nhóm Nguyễn Thanh Toàn nên không bị xử lý.
Quá trình xét xử vụ án này, Hội đồng xét xử đã phải tạm hoãn phiên tòa. Lý do là người thân của một bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa để mời luật sư bào chữa. Ngoài ra, một số bị cáo liên quan đến vụ án "trùm" hóa đơn Nguyễn Hoài Sơn đang ở địa phương khác chưa trích xuất được để đến phiên tòa này
Khởi tố nhóm đối tượng làm vàng kém chất lượng để đi cầm cố 4 nghi phạm mang vàng giả đi cầm cố để chiếm đoạt tài sản của 5 cửa hàng vàng ở huyện Mê Linh, Hà Nội. Tối 13/12, Công an huyện Mê Linh (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 4 đối tượng về tội Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản. Nhóm nghi phạm bị...