Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng trả lời phỏng vấn trực tuyến về Hội đồng giáo dục ASEAN
Chiều ngày 24/2/2021, tại Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục trưởng (TCT) Trương Anh Dũng đã trả lời phỏng vấn về Hội đồng giáo dục ASEAN (ATC) được thực hiện trực tuyến bởi Chương trình RECOTVET (Chương trình hợp tác khu vực về cải cách đào tạo nhân sự ngành dạy nghề ở các quốc gia ASEAN) để chuẩn bị cho phiên họp khởi động của ATC vào tháng 3 tới.
Hình ảnh các đại biểu tham dự buổi phỏng vấn
Tham buổi phỏng vấn, phía Việt Nam còn có ông Nguyễn Quang Việt, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp và bà Vũ Lan Hương, Phó Chánh văn phòng Tổng cục; dự án RECOTVET có ông Ingo Imhoff, Giám đốc và các cán bộ chương trình RECOTVET.
Tại buổi phỏng vấn, trả lời câu hỏi của ông Ingo Imhoff, đại diện tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) về các chủ đề quan trọng nhất mà ATC cần tập chung thúc đẩy, ông Trương Anh Dũng,Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho biết: có 3 điểm quan trọng mà ATC cần tập chung để hoạt động hiệu quả hơn bao gồm: (1) xây dựng các khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện hệ thống GDNN, tăng cường việc đảm bảo chất lượng GDNN tại các nước thành viên ASEAN, phát triển lực lượng lao động đáp ứng thị trường, (2) thúc đẩy việc đối sánh, công nhận trình độ lẫn nhau giữa các quốc gia ASEAN nhằm hỗ trợ việc di chuyển lao động giữa các quốc gia trong khu vực và (3) tiến hành các nghiên cứu so sánh, chia sẻ các điển hình tốt về phát triển GDNN; Hỗ trợ các nước xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về GDNN của các quốc gia ASEAN.
Video đang HOT
Ông Trương Anh Dũng cũng cho biết thêm: ngoài các lĩnh vực ưu tiên nêu trong Điều khoản tham chiếu của ATC, cần bổ sung thêm các lĩnh vực ưu tiên sau: (1) xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về GDNN; đặc biệt là cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến, (2) nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý GDNN, (3) thúc đẩy việc đối sánh, công nhận trình độ lẫn nhau giữa các quốc gia ASEAN nhằm hỗ trợ việc di chuyển lao động giữa các quốc gia trong khu vực, (4) xây dựng chính sách khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp ASEAN tham gia vào phát triển GDNN, (5) đánh giá, công nhận kỹ năng cho người lao động nhằm tăng nhanh tỷ lệ lao động có kỹ năng nghề; tăng cường kỹ năng số cho người lao động; đào tạo, đào tạo lại cho người lao động và (6) chia sẻ thông tin về lao động di cư và hệ thống thông tin thị trường lao động của các nước thành viên ASEAN.
Cũng theo ông Dũng, phương thức hoạt động liên ngành của ATC là phù hợp và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên cần phải có quy chế, cơ chế vận hành phù hợp và đặc biệt là nguồn lực để đảm bảo hoạt động hiệu quả, cần có một Tổ công tác đại diện cho các chuyên gia, kết nối với các chuyên gia trong khu vực Asean. Ở Việt Nam sẽ có một nhóm các chuyên gia từ các bộ phận khác nhau tham gia Hội đồng, trong đó TCGDNN giữ vai trò là đơn vị đầu mối, kết nối các chuyên gia trong và ngoài nước trong các hoạt động của ATC.
Theo ông Nguyễn Quang Việt, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp, để ATC hoạt động hiệu quá, cần có hỗ trợ từ các đối tác ngoài Asean và đặc biệt là các doanh nghiệp đang hoạt động tại các nước Asean.
Liên quan đến vấn đề chuyển đổi số, Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng nêu rõ 3 điểm cần được quan tâm gồm: các hoạt động tăng cường trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, chia sẻ tài nguyên số, các điển hình tốt trong Asean về chuyển đổi số và xây dựng tài nguyên mới, nền tảng dữ liệu để mọi người cũng hưởng lợi từ thành tựu của chuyển đổi số.
Kết thúc phỏng vấn ông Trương Anh Dũng nhấn mạnh để ATC hoạt động hiệu quả và mang lại lợi ích cho các nước Asean nói chung và Việt Nam nói riêng thì cần có sự quan tâm, đồng hành của lãnh đạo cấp cao các nước Asean. Ông Dũng cũng bày tỏ mong muốn được sớm chia sẻ các thông tin liên quan đến cuộc Họp ATC vào tháng 3 sắp tới để Việt Nam chuẩn bị ý kiến, đóng góp hiệu quả cho hoạt động của ATC trong thời gian tới.
Toàn cảnh cuộc phỏng vấn tại điểm cầu Tổng cục GDNN
Tân hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP.HCM là ai?
Bộ GD&ĐT vừa ban hành quyết định công nhận tân hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký quyết định công nhận hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025 đối với GS.TS Huỳnh Văn Sơn. Trước khi giữ chức hiệu trưởng, ông giữ chức phó hiệu trưởng từ tháng 7/2017.
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, tân hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP.HCM.
GS.TS Huỳnh Văn Sơn sinh năm 1976, tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý - giáo dục tại Đại học Sư phạm TP.HCM. Sau đó ông lấy bằng thạc sĩ tâm lý học tại Đại học Sư phạm Hà Nội và làm nghiên cứu sinh tâm lý học tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam năm 2003. Ông được bổ nhiệm học hàm giáo sư chuyên ngành tâm lý học năm 2019.
Trong quá trình công tác, ông từng đảm nhận chức vụ trưởng bộ môn tâm lý học - giáo dục học mầm non trường trung học sư phạm mầm non TP.HCM; giảng viên Cao đẳng Sư phạm thể dục TW 2 (nay là Đại học Sư phạm thể dục thể thao TP.HCM); giảng viên trưởng bộ môn, trưởng khoa tâm lý giáo dục, Đại học Sư phạm TP.HCM.
GS.TS Huỳnh Văn Sơn làm chủ biên, tác giả, viết chung trên 60 đầu sách, giáo trình, tham khảo liên quan đến các lĩnh vực: văn hóa học đường, giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng mềm, tâm lý học đường, tâm lý học hướng nghiệp, tâm lý sư phạm, giáo dục mầm non...
Hướng tới tinh thần thượng tôn pháp luật ở Biển Đông Đây là ý kiến chung của các đại biểu khi thảo luận về chủ đề Tranh luận pháp lý bằng Công hàm tại Liên hợp quốc trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 12. Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông. (Ảnh: Trung Hiếu) Trong khuôn...