Tổng cục Thuế đề nghị 20 tỉnh, thành ’siết chặt’ Big C
Việc đề nghị “siết chặt” Big C Việt Nam là động thái nhằm ngăn chặn doanh nghiệp này trốn nộp tiền thuế chuyển nhượng.
Thông tin trên được ông Nguyễn Đại Trí – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đưa ra tại buổi Họp báo thường kỳ của Bộ Tài chính chiều 2/7.
Ông Nguyễn Đại Trí cho biết, kể từ ngày 29/4, Tập đoàn Casino đã chính thức thông báo bán lại hệ thống Big C Việt Nam cho tập đoàn Central Group của Thái Lan. Dù thương vụ mua bán đã được hoàn tất nhưng đến nay đã là 2 tháng, Big C vẫn chưa nộp thuế từ vụ chuyển nhượng này.
Ông Nguyễn Đại Trí thông tin về thương vụ chuyển nhượng Big C. Ảnh Viết Cường
Chỉ rõ 2 lý do Big C Việt Nam phải nộp số tiền thuế chuyển nhượng, ông Trí cho biết: Thứ nhất, căn cứ vào các quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng vốn của hệ thống Big C Việt Nam là thu nhập có nguồn gốc từ Việt Nam nên phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, căn cứ vào quy định của các hiệp định thuế, thuế thu nhập chuyển nhượng Big C Việt Nam có nguồn gốc tại Việt Nam là thuộc quyền thu thuế của cơ quan thuế Việt Nam.
Ông Trí cũng cho hay, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ ngành gồm Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét. Trước mắt đã có các đơn vị trực thuộc và các địa phương rà soát lại. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế sẽ báo cáo bộ để phân tích, đánh giá và có biện pháp thực hiện quyền thu thuế của Việt Nam, phù hợp trên cơ sở pháp luật, đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định của quốc tế .
Video đang HOT
“Việc chuyển nhượng này phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, phải phân tích hệ thống siêu thị Big C xem có dấu hiệu của việc né tránh kiểm tra hay không trong các thủ tục cấp giấy phép cơ sở bán lẻ, bằng việc lập nhiều pháp nhân kinh doanh dưới mô hình Big C”, ông Trí nói.
Ông Trí cũng tiết lộ, ngày 20/6, Tổng cục Thuế đã có văn bản gửi khoảng 20 cục thuế các tỉnh, thành phố – nơi có hoạt động kinh doanh của Big C, yêu cầu rà soát lại các quy định trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật của BigC.
Đồng thời, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các tỉnh thành phối hợp với cục thuế yêu cầu đơn vị này kê khai nộp thuế theo quy định, trước khi thực hiện các thủ tục liên quan đến việc xác định tính pháp lý của hoạt động chuyển nhượng nói trên.
Trước mắt, các công ty thuộc hệ thống siêu thị Big C Việt Nam sẽ bị dừng việc thay đổi người đại diện pháp luật từ Tập đoàn Casino sang Tập đoàn Central Group.
Theo VietQ
Vẫn chưa có phương án thu thuế đối với Uber
Mặc dù Uber đã thâm nhập Việt Nam hơn 2 năm song cho đến nay các cơ quan quản lý vẫn cho đây là một mô hình mới, chưa có trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Chính vì vậy, cơ quan thuế vẫn chưa đưa ra được phương án cụ thể nào để thu thuế Uber.
Ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
Gần 15.600 tỷ đồng tiền thuế nợ không có khả năng thu
Thông tin tại phiên họp báo thường kỳ của Bộ Tài chính diễn ra chiều nay (2/7/2016), ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, đến ngày 31/5/2016, tổng số tiền thuế nợ của cả nước là 75.230 tỷ đồng, tăng hơn 1.300 tỷ đồng so với đầu năm.
Riêng tiền thuế nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày đã vượt 34.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trong gần 46% tổng số tiền nợ thuế. Các khoản phạt và tiền chậm nộp hơn 25.100 tỷ đồng.
Đáng chú ý, ông Trí cho biết, tiền thuế nợ không có khả năng thu là 15.555 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,7% tổng số tiền thuế nợ. So với thời điểm 31/12/2015, con số này đã tăng 745 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 5%. So với thời điểm 1 tháng trước đó, số tiền thuế nợ không có khả năng thu tăng 205 tỷ đồng (tức tăng 1,3%).
Tính đến 31/5, 63 Cục Thuế địa phương đã đôn đốc, thu hồi được trên 20.000 tỷ đồng tiền thuế nợ của năm 2015 chuyển sang, trong đó gần 3.500 tỷ đồng được thu bằng biện pháp cưỡng chế.
Giải thích nguyên nhân nợ thuế tăng, ông Trí cho biết do tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn. Bên cạnh đó, một bộ phận đối tượng nộp thuế chây ỳ, không chịu nộp thuế, không trung thực trong cung cấp tài sản ngân hàng để cơ quan thuế kiểm soát dòng thu nhập.
"Nhiều người có 3,4 tài khoản ngân hàng nhưng họ chỉ cung cấp cho chúng tôi 1 tài khoản, nên rất khó để kiểm soát được triệt để nguồn thu nhập", ông Trí cho hay.
Tuy nhiên, quan điểm của ngành thuế vẫn là "nuôi dưỡng nguồn thu", bởi nếu cưỡng chế mạnh tay thì nhiều DN nản chí, sẽ bỏ kinh doanh, và việc cưỡng chế phải được sử dụng thận trọng. Trong thời gian tới, cơ quan thuế sẽ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo điều kiện cho DN kinh doanh phát triển, từ đó có nguồn thu, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước.
Đủ cơ sở thu thuế chuyển nhượng Big C
Tại cuộc họp, trả lời câu hỏi của phóng viên Dân Trí về phương án thu thuế đối với Uber Việt Nam, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, đến nay, sau 2 năm Uber thâm nhập thị trường thì mô hình kinh doanh của Uber vẫn gây tranh cãi vì dịch vụ là rất mới tại Việt Nam, chưa được quy định cụ thể trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
Bộ Tài chính đã trao đổi với các bộ, ngành liên quan trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông tuy nhiên vẫn chưa có được thống nhất cuối cùng
Ông Trí cho hay, mô hình kinh doanh của Uber vừa có yếu tố kinh doanh vận tải lại vừa có yếu tố cung cấp dịch vụ công nghệ. "Trước mắt, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục làm rõ về vấn đề này", ông Trí nói. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế sẽ báo cáo với Bộ Tài chính để có những phân tích, nghiên cứu nhằm thu được thuế một cách triệt để, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về câu chuyện thu thuế chuyển nhượng Big C Việt Nam, ông Nguyễn Đại Trí khẳng định, căn cứ vào quy định tại Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cũng như các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng vốn của hệ thống Big C Việt Nam là thu nhập có nguồn gốc từ Việt Nam và phải chịu thuế TNDN theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Căn cứ quy định của các hiệp định thuế thì khoản thu nhập này cũng thuộc thẩm quyền thu thuế của cơ quan thuế Việt Nam. Sắp tới, Tổng cục Thuế sẽ báo cáo Bộ Tài chính để phân tích, đánh giá và có những biện pháp nhằm đảm bảo được quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, ông Trí cũng thông tin thêm rằng, vào ngày 13/6/2016, Big C Việt Nam đã có văn bản gửi Tổng cục Thuế cho biết, sau khi nhận được công văn của Tổng cục Thuế thì Big C đã có công văn gửi Tập đoàn Casino và đơn vị nhận chuyển nhượng là Central Group để đề nghị hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế.
Bích Diệp
Theo Dantri
Thu 4.600 tỷ đồng tiền thuế từ thương vụ chuyển nhượng Big C? Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, theo quy định pháp luật, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, các dự án đều phải kê khai nộp thuế với thuế suất 20% (từ 1/1/2016). Với mức thuế suất trên, tiền thuế thu được từ thương vụ chuyển nhượng Big C có thể lên tới hơn 4.600 tỷ đồng. 1 tỷ USD, Big...