Tổng cục Khí tượng thủy văn: Việt Nam dự báo bão Noru sát nhất, quốc tế dự báo cao hơn 3-4 cấp
Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn ( Bộ Tài nguyên và Môi trường), dự báo về cường độ bão số 4 ( bão Noru) của Việt Nam sát nhất, còn dự báo quốc tế cao hơn 2-3 cấp trên Biển Đông và 3-4 cấp khi bão đổ bộ.
Các chuyên gia đầu ngành khí tượng thủy văn thảo luận về bão số 4 trong đêm 27-9 – Ảnh: C.TUỆ
Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn, bão Noru hình thành trên vùng biển phía đông Philippines, mạnh cấp siêu bão (cấp 16) trước khi đổ bộ vào Philippines ngày 25-9.
Sáng 26-9, bão suy giảm cường độ xuống cấp 12, giật cấp 15 và đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4 của Việt Nam.
Sáng 27-9, khi di chuyển tới khu vực phía Nam của quần đảo Hoàng Sa, bão mạnh lên cấp 14-15, giật trên cấp 17.
Khoảng thời gian 3h – 5h sáng 28-9, bão đổ bộ vào khu vực giữa Đà Nẵng – Quảng Nam.
“Như vậy với bão số 4, dự báo về hướng di chuyển, thời gian đổ bộ, khu vực đổ bộ là chính xác, với cường độ khi đổ bộ nhỏ hơn 1-2 cấp so với dự báo ban đầu” – Tổng cục Khí tượng thủy văn khẳng định và nhấn mạnh dự báo quỹ đạo và thời điểm bão ảnh hưởng trên đất liền phù hợp với thực tế.
Ảnh mây vệ tinh bão số 4 khi đổ bộ vào Đà Nẵng – Quảng Nam lúc 4h sáng 28-9 – Ảnh: NCHMF
Video đang HOT
Đối với cường độ bão, Tổng cục Khí tượng thủy văn khẳng định đây là một cơn bão có sự thay đổi rất nhanh, liên tục về cường độ, kể cả khi ở ngoài Philippines và trên Biển Đông. Có thời điểm khi ở ngoài Philippines, bão tăng 8 cấp trong vòng 24 tiếng.
Cường độ bão trên Biển Đông cũng thay đổi liên tục. Từ 5h – 12h ngày 26-9 bão mạnh cấp 12, từ 14h ngày 26-9 đến 5h ngày 27-9 bão mạnh cấp 14, giật cấp 16 và từ 8h – 23h ngày 27-9 bão mạnh cấp 14-15, giật cấp 17.
Các trung tâm dự báo bão quốc tế gồm Mỹ, Bắc Kinh, Hong Kong dự báo trên biển cường độ bão mạnh cấp 17, giật trên cấp 17, khi đổ bộ cấp 15-16, giật trên cấp 17; còn Nhật Bản dự báo khi đổ bộ cấp 14-15. Các dự báo của Mỹ, Bắc Kinh, Hong Kong luôn mạnh hơn Việt Nam 2-3 cấp; dự báo của Nhật mạnh hơn 1 cấp trên biển, mạnh hơn 2 cấp khi đổ bộ.
Dự báo của Việt Nam, khi bão ở ngoài Philippines, bão cấp 13-14 trên biển, cấp 12-13 khi vào gần bờ do có tác động của ma sát, địa hình.
Khi bão cách bờ biển Quảng Nam 100km, dựa trên quan trắc radar thời tiết, Việt Nam cập nhật đánh giá cường độ bão khi vào bờ cấp 11-12, giật cấp 14.
“So với diễn biến thực tế, dự báo quốc tế cao hơn 2-3 cấp khi trên Biển Đông, hơn 3-4 cấp khi đổ bộ vào đất liền. Dự báo của Việt Nam sát nhất, chính xác khi trên Biển Đông, thấp hơn 1-2 cấp khi bão vào đất liền” – Tổng cục Khí tượng thủy văn khẳng định.
Mưa lớn mở rộng ra phía Bắc
Về diễn biến tiếp theo của bão số 4, Tổng cục Khí tượng thủy văn cho biết bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đang ở trên khu vực nam Lào.
Dự báo từ trưa và chiều ngày 28-9 không còn ảnh hưởng đến Việt Nam. Tuy nhiên hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn trong ngày 28-9 ở khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm.
Từ ngày 28 đến 30-9, ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Hòa Bình có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa dự báo Quảng Bình, Hà Tĩnh 200-250mmn, có nơi trên 350mm; Nghệ An, Thanh Hóa 150-200mm, có nơi trên 300mm; khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Hòa Bình 100-150mm.
Các sông ở Quảng Trị, sông Thu Bồn (Quảng Nam) lên mức báo động (BĐ)1 – BĐ2; sông Vu Gia (Quảng Nam) lên trên BĐ2; các sông ở Kon Tum lên mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, đặc biệt lưu ý các huyện Hướng Hóa, Đăk Rông (Quảng Trị), Phong Điền, A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước (Quảng Nam), Tu Mơ Rông, Kon Plong, Đắk Glei, Đắk Tô (Kon Tum).
Người phụ nữ khóc nghẹn khi nhà bay sạch sau khi bão Noru quét qua
Bão Noru đã đi qua, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng những thiệt hại mà nó gây ra cho người dân chẳng thể đong đếm được.
Sau cơn bão, người dân từ những nơi trú ẩn trở về nhà để chuẩn bị cho việc dọn dẹp nhà cửa thế nhưng khung cảnh hoang tàn trước mắt khiến họ không giấu nổi giọt nước mắt.
Bão đi qua để lại khung cảnh hoang tàn, cây đổ ngổn ngang ngoài đường. (Ảnh: Người đưa tin)
Mới đây, một đoạn video ngắn ghi lại hình ảnh người phụ nữ miền Trung khóc nghẹn khi nhìn thấy ngôi nhà được đăng tải trên mạng xã hội khiến nhiều người không giấu nổi sự xúc động và niềm thương cảm với con người nơi đây. Có thể thấy, ngay đoạn đầu video là hình ảnh đổ nát, những mảng tường, tấm mái đã chẳng còn nguyên vẹn, đồ dùng trong nhà cũng bay gần như không còn gì, những chiếc thùng xanh lăn lóc ngoài sân.
Người phụ nữ nghẹn ngào khi thấy ngôi nhà của mình tan hoang. (Ảnh: Chụp màn hình video Facebook K.Đ)
Chứng kiến ngôi nhà mà mình đã dành dụm, tích cóp mới có thể làm nên, người phụ nữ không giấu nổi giọt nước mắt mà nghẹn ngào nói: "Nhà cô bay hết rồi, mất hết rồi, chẳng còn chi nữa con ơi...". Sau đôi mắt rưng rưng, giọng nói run run, nghẹn ngào là nỗi lo khi không biết sẽ phải ở đâu khi mà căn nhà đã trở thành đống hoang tàn, hỗn độn, mọi đồ dùng sinh hoạt đều đã bị cuốn theo cơn bão lịch sử kia.
Người phụ nữ không giấu nổi sự đau xót, đưa tay lau hàng lệ rơi. (Ảnh: Chụp màn hình video Facebook K.Đ)
Đôi mắt rưng rưng khi thấy đồ dùng trong nhà đã bay sạch theo cơn bão, mái nhà cũng chẳng còn. (Ảnh: Chụp màn hình video Facebook K.Đ)
Câu chuyện của người phụ nữ cũng là tình cảnh chung của rất nhiều bà con miền Trung sau trận bão Noru vừa qua. Những căn nhà tốc mái, những bức tường chẳng còn nguyên vẹn, cây cối đổ ngổn ngang trên đường là những gì bà con nơi đây phải chịu đựng khi bão quét qua.
Nhiều ngôi nhà khác cũng phải chịu chung cảnh tốc mái. (Ảnh: Baomoi)
Cảnh tan hoang trước sự càn quét của cơn bão số 4. (Ảnh: PV Huế)
Đêm qua là một đêm dài mất ngủ với bà con miền Trung nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Tất cả mọi người đều hướng về miền Trung ruột thịt, cập nhật liên tục các tin tức về bão Noru. May mắn, cho tới thời điểm hiện tại, 4 tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Noru chưa ghi nhận bất kỳ thiệt hại nào về người.
Bà con đau xót khi cơn bão ập đến, lấy đi bao của cải họ tích cóp suốt 1 năm dài. (Ảnh: Beatvn)
Người dân cả nước hướng về miền Trung ruột thịt, thương thay cho người dân nơi đây. (Ảnh: Chụp màn hình Him.)
Lực lượng chức năng đang nhanh chóng khắc phục sau bão để bà con ổn định cuộc sống. (Ảnh: Báo Dân Tộc)
Hiện tại bão đã suy yếu dần, người dân có thể an tâm hơn phần nào, các công tác khắc phục sau thiên tai cũng đang được tiến hành. Hy vọng bà con có thể sớm ổn định lại cuộc sống và dù tài sản có mất đi nhưng còn người là còn tất cả.
Bão Noru đã tan, chuyển thành áp thấp nhiệt đới nhưng những hậu quả mà nó để lại vẫn còn đó. Sau cơn bão, hàng loạt nhà dân bị tốc mái, cây cối đổ ngổn ngang bên đường, nhiều khu vực bị ngập lụt, mất điện. Sau bão, bà con lại trở về căn nhà quen thuộc để chuẩn bị công tác dọn dẹp, khắc phục sau bão. Thế nhưng, khi nhiều người trở về, trước mắt lại là cảnh hoang tàn, nhà bị tốc mái, bay sạch đồ dùng khiến bà con không cầm nổi nước mắt. Tuy nhiên, còn người là còn của, bà con nên lạc quan để ổn định lại cuộc sống để có thể nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường sau bão.
Thoát chết thần kỳ trong đêm bão Noru Ông Kiều Hà không thể tin được mình còn sống sau khi tường nhà đổ sập chỉ cách nơi ông nằm ngủ chưa đến 1 mét. Bà Đỗ Thị Tâm (vợ ông Hà) nằm dưới bức tường đổ sập, ngỡ chết nhưng vẫn thoát một cách thần kỳ sau bão Noru. Ông Kiều Hà cố gắng kéo chiếc xe máy ra khỏi đống...