Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất 2 phương án xử lý bất cập trạm thu phí T2
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề xuất Bộ GTVT phương án xử lý bất cập tại trạm thu phí T2 trên quốc lộ 91.
Trạm thu phí T2 trên quốc lộ 91. Ảnh: Báo Giao Thông
Thông tin trên báo Tri Thức Trực Tuyến, sau hơn 2 tháng tạm dừng thu phí trạm T2 nằm trên quốc lộ 91 để kiểm đếm phương tiện, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề xuất Bộ GTVT phương án xử lý bất cập tại trạm BOT này.
Cụ thể, phương án 1, Bộ GTVT sẽ di dời trạm T2 về phía TP Cần Thơ qua ngã 3 Lộ Tẻ (giao quốc lộ 80 với quốc lộ 91) như mong muốn của người dân.
Ưu điểm của phương án này là giải quyết căn bản kiến nghị của Hiệp hội vận tải An Giang và các chủ phương tiện lưu thông từ tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp qua trạm T2 về tỉnh An Giang và ngược lại.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Đường bộ, cách làm này sẽ tạo dư luận không tốt, tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến tình hình chung của các dự án BOT trong cả nước.
Nhìn xa hơn, Bộ GTVT cũng đang có kế hoạch xây tuyến tránh TP Long Xuyên để giải quyết bức xúc cho các chủ phương tiện. Tuyến tránh sẽ phá thế độc đạo, giúp phương tiện từ An Giang đi Kiên Giang hoặc Đồng Tháp (qua cầu Vàm Cống) không phải đi qua trạm thu phí T2.
Video đang HOT
Phương án 2 mà Tổng cục đưa ra là giữ nguyên vị trí trạm thu phí T2.
Ưu điểm của phương án này là nhanh chóng tổ chức thu phí trở lại, thời gian thu phí của dự án không bị kéo dài.
Tuy nhiên, phương án này đồng nghĩa với việc Bộ GTVT “chẳng làm gì” để giải quyết bức xúc của người dân. Các chủ các phương tiện từ An Giang đi tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp vẫn phải trả phí qua trạm T2 dù chỉ sử dụng vài trăm mét đường.
Liên quan đến sự việc, báo Giao Thông đưa tin, qua phân tích các ưu, nhược điểm, cả hai phương án nêu trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng đều có những ưu điểm và bất cập riêng.
Do đó, để giải quyết đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất Bộ GTVT chủ trì làm việc với các Ngân hàng cho nhà đầu tư điều chỉnh lại cơ cấu trả nợ gốc và giữ nguyên nhóm nợ cho nhà đầu tư.
Khi đó, dự án chỉ tổ chức thu phí hoàn vốn tại trạm thu phí T1 (Km16 905) đến khi dự án tuyến tránh TP Long Xuyên hoàn thành đưa vào sử dụng các phương tiện qua khu vực sẽ có sự lựa chọn, không phải qua trạm thu phí T2. Lúc đó sẽ tổ chức thu phí tại trạm thu phí T2 QL91 (Km50 050) để hoàn vốn cho dự án.
Đồng thời có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tuyến tránh TP Long Xuyên để sớm hoàn thành, đưa vào khai thác.
Thủy Tiên (T/h)
Theo ĐS&PL
Kiến nghị khẩn trương làm tuyến tránh để 'cứu' quốc lộ 91
UBND tỉnh An Giang đã ban hành quyết định xử lý khẩn cấp nguy cơ sạt lở quốc lộ 91 và gửi đề nghị về Bộ Giao thông vận tải tiếp tục thi công đường tránh quốc lộ 91 để 'cứu' đường huyết mạch liên khu vực ĐBSCL.
Ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang (hàng đầu, bên phải) đến hiện trường khảo sát vụ rạn nứt quốc lộ 91 vào sáng 28-7 - Ảnh: BỬU ĐẤU
Ngày 29-7, ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã ký quyết định xử lý tình huống khẩn cấp nguy cơ sạt lở nghiêm trọng tại quốc lộ 91 và đề nghị Tổng cục đường bộ Việt Nam sớm hoàn thành tuyến tránh quốc lộ 91 để chống sạt lở.
Theo đó, UBND tỉnh An Giang chỉ đao Sở Tài nguyên môi trường khoanh vùng khu vực có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng, thiết lập hành lang an toàn, tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến sạt lở, kịp thời báo cáo đề xuất UBND tỉnh.
UBND huyện Châu Phú tiếp tục theo dõi sát diễn biến sạt lở, kịp thời di dời người dân, tài sản ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng. Thông báo, cắm biển cảnh báo, rào chắn ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực có nguy cơ sạt lở và phối hợp các đơn vị bố trí lực lượng trực theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở và giữ gìn an ninh.
Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ban Quản lý dự án Công trình giao thông tỉnh An Giang triển khai ngay việc lấp cát, tạo mái dốc để bảo vệ đường bờ.
Các sở ngành báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và làm việc với đơn vị chức năng của 2 bộ để khảo sát, có phương án xử lý gấp, trong đó có việc khẩn trương hoàn thành tuyến tránh quốc lộ 91 từ cầu Bình Mỹ đến cầu Cây Dương dài khoảng 5 km.
UBND tỉnh An Giang đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục thi công tuyến tránh quốc lộ 91 từ cầu Bình Mỹ đến cầu Cây Dương mới dài khoảng 5 km (đã hoàn thành phần móng đường năm 2016, sau đó tạm dừng thi công đến nay do thiếu vốn) để giao thông đảm bảo liên vùng khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo báo cáo UBND tỉnh, ngày 27-7, trên quốc lộ 91 đoạn qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang (cách đoạn đã bị sạt lở năm 2010 khoảng 100m về phía thượng lưu) đã xảy ra vết nứt dài khoảng 50 mét, ăn sâu đến tim quốc lộ 91 (chiếm 1/3 mặt đường), nguy cơ sạt lở rất cao, có thể làm gián đoạn giao thông hoàn toàn qua khu vực này.
UBND tỉnh An Giang đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương khảo sát để có phương án xử lý kịp thời.
Đồng thời, đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ban quản lý dự án 7 khẩn trương cho thi công hoàn thành tuyến tránh quốc lộ 91 từ cầu Bình Mỹ đến cầu Cây Dương, đặc biệt là 2 điểm đầu và cuối tuyến.
"Khi tuyến tránh quốc lộ 91 này hoàn thành, các phương tiện giao thông tải trọng lớn sẽ không đi qua quốc lộ 91 đoạn xã Bình Mỹ nên sẽ hạn chế được việc sạt lở như vừa qua" - văn bản nêu.
Theo GTVT
Sở GTVT Hải Dương chỉ bất cập "chết người" trên "con đường nguy hiểm" Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như ý thức của người tham gia giao thông, mật độ phương tiện lớn, lưu lượng phương tiện cao... Nhưng cũng một phần do trên tuyến tồn tại nhiều bất cập liên quan đến hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông. Sau khi xảy ra ba vụ tai nạn giao thông xảy...