Tổng công ty Phát điện 2: Thuỷ điện Sông Bung 2 vỡ cống dẫn dòng do mưa lớn
Sự cố xảy ra làm thiệt hại một số thiết bị thi công và mất tích 2 công nhân vận hành máy đào của nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4.
Đập dâng của dự án thủy điện Sông Bung 2, bên dưới là cống dẫn dòng, bên cạnh là đập tràn.
Liên quan tới sự cố Thuỷ điện Sông Bung 2 vỡ cống dẫn dòng, Tổng Công ty Phát điện 2 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có thông cáo báo chí chính thức về vụ việc này.
Theo Tổng Công ty Phát điện 2, nguyên nhân của sự cố trên là do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4 dẫn tới mưa lớn và lũ kéo dài trên khu vực hồ chứa dự án Thuỷ điện Sông Bung 2 làm cho nước hồ lên nhanh, lưu lượng của đỉnh lũ vào trưa ngày 13/9/2016 là 560m3/s (theo thông báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung Trung bộ).
Do đó, vào lúc 16h25 giờ chiều ngày 13/9/2016, tại hạ lưu khu vực hầm dẫn dòng, nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4 cùng Ban Quản lý dự án (QLDA) và các đơn vị tư vấn đang tổ chức đắp đê quai hạ lưu và bơm thoát nước để đổ bê tông nút hầm dẫn dòng thì phát hiện tình trạng nước chảy vào hầm dẫn dòng với lưu lượng khá lớn và chảy về phía hạ lưu gây ngập.
Sự cố xảy ra làm thiệt hại một số thiết bị thi công và mất tích 2 công nhân vận hành máy đào của nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4.
“Trước trong và sau khi xảy ra sự cố, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát điện 2 (đơn vị chủ đầu tư dự án) đã có mặt tại công trường để chỉ đạo các bên liên quan có biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình và kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cùng phối hợp khắc phục sự cố”, đơn vị này khẳng định.
Video đang HOT
Như Dân trí đã đưa tin, sự cố này gây hoang mang trong dư luận trong suốt chiều tối ngày 13/9 do người dân truyền tin nhau là “Vỡ đập thủy điện Sông Bung 2″, khiến dư luận ở vùng hạ du rất lo lắng.
Trước đó, trao đổi với PV Dân trí, một cán bộ đang công tác tại BQL dự án thủy điện Sông Bung 2 giải thích về sự cố này: Khi thi công đập phải có một cống dẫn dòng thiết kế dưới thân đập cho nước chảy qua. Khi việc xây dựng đập hoàn thành, cống này được bịt lại cho nước trong đập dâng lên.
Từ ngày 3/9 đến nay, cống này được đóng lại để tích nước trong hồ. Tuy nhiên, do mưa lớn, nước thoát ra khỏi cống này chảy xuống dòng sông Bung với khối lượng lớn. Thông tin này khiến người dân hoang mang cho rằng đập thủy điện Sông Bung 2 bị vỡ.
Ngay sau khi sự cố, từ lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đến lãnh đạo huyện Nam Giang đã lên đường tiếp cận hiện trường để tìm hiểu vụ việc.
Dự án thủy điện Sông Bung 2 nằm trên địa bàn 2 huyện Tây Giang và Nam Giang, trong đó, vùng lòng hồ nằm gọn trên địa bàn huyện Tây Giang, còn thân đập và nhà máy nằm ở huyện Nam Giang. Từ trung tâm huyện Nam Giang đến địa điểm đặt nhà máy cách xa khoảng 50km với đường rừng núi hiểm trở.
Dự án này có vốn đầu tư trên 5.200 tỷ đồng với 2 tổ máy có công suất 100MW. Dự kiến, tổ máy số 1 sẽ phát điện vào cuối năm nay.
Phương Dung
Theo Dantri
Sự cố thủy điện Sông Bung 2 do vỡ miệng cống dẫn dòng
Trước sự cố xảy ra ở thủy điện Sông Bung 2, chuyên gia Mạng lưới sông ngòi Việt Nam nhận định có thể đơn vị thi công không tính toán kỹ nên lũ về gây vỡ miệng cống dẫn dòng.
Trao đổi với Zing.vn tối 13/9, Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Cố vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, nhận định sau khi đối chứng, phân tích loại trừ, sự cố xảy ra ở nhà máy thủy điện Sông Bung 2 (Quảng Nam) là do vỡ miệng cống dẫn dòng (còn gọi là kênh dẫn dòng).
Theo ông Tứ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ dẫn nước thi công xây đập chính, đơn vị thi công đổ bê tông bịt kín miệng cống dẫn để chặn dòng tích nước lòng hồ phục vụ phát điện.
Trong trường hợp "hàn khẩu" cống dẫn dòng nếu đơn vị thi công không tính toán kỹ hoặc giải pháp thi công không đảm bảo an toàn, chất lượng công trình kém thì khi gặp lũ lớn tràn về sẽ tạo áp lực lớn gây vỡ miệng cống. Nước từ lòng hồ chảy qua cống dẫn này ồ ạt tràn về vùng hạ lưu.
"Nhiều khả năng các công nhân đang trong thi công hoàn thiện bịt miệng cống dẫn dòng, dâng nước tích lòng hồ đáp ứng nhu cầu phát điện thì xảy ra sự cố", vị chuyên gia nói.
Cống dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2. Ảnh: Đ.Hoang.
Tối 13/9, lãnh đạo Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 2 cũng cho biết, không phải vỡ đập thủy điện mà là vỡ cống dẫn dòng (hay còn gọi là hầm dẫn dòng) dưới thân đập chính.
Cống dẫn dòng này dùng để thông bên tích nước và bên không có nước, dài khoảng 400m, nằm ở dưới và đi song song với ba cửa xả của đập thủy điện.
"Do ảnh hưởng của cơn bão số 4 gây mưa lớn kéo dài tạo nên lũ lớn nên cao trình mực nước lòng hồ dâng cao tạo áp lực cường độ mạnh dẫn đến vỡ cống dẫn dòng, nước tuôn chảy về hạ lưu. Hiện toàn bộ đập chính vẫn an toàn, trong tầm kiểm soát", lãnh đạo Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 2 cho hay.
Đập thủy điện Sông Bung 2 được tích nước từ đầu tháng 9 cho đến nay. Thủy điện sông Bung 2 vừa tổ chức chặn dòng 10 ngày trước nhằm chuẩn bị cho công tác phát điện dự kiến vào cuối năm 2016.
Tối cùng ngày, Chủ đầu tư xác nhận, bước đầu đơn vị xác định, sự cố vỡ cống dẫn dòng cuốn trôi hai công nhân vận hành máy xúc thuộc Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4 mất tích gồm: Đặng Văn Tuyền (37 tuổi, ngụ tỉnh Hải Dương) và Nguyễn Minh Luân (24 tuổi, quê tỉnh Phú Thọ).
Công trình thủy điện Sông Bung 2 có quy mô công suất 100MW (lớn thứ tư Quảng Nam, sau Thủy điện A Vương, Sông Tranh và Sông Bung 4) được triển khai xây dựng trên địa bàn các xã La Eê, Zuôi, Chơ Chuôn (huyện Nam Giang) và Tr'Hy (huyện Tây Giang) tỉnh Quảng Nam.
Dự án thủy điện Sông Bung 2 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và được khởi công xây dựng vào cuối năm 2012 với tổng vốn đầu tư ban đầu trên 3.600 tỷ đồng, công suất lắp máy 100 MW, thời gian hoàn thành dự án vào năm 2016. Công trình này gần đây từng gây xôn xao dư luận khi được điều chỉnh số vốn tăng thêm hơn 1.600 tỷ đồng (tăng khoảng 40% so với ban đầu) với hơn 5.200 tỷ đồng.
Theo_Zing News
Khối ngoại săn mua doanh nghiệp năng lượng sạch Việt Nam Bộ phận tư vấn mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A) của một số công ty chứng khoán lớn từ cuối năm ngoái đã nhận được đơn đặt hàng của nhiều quỹ đầu tư nước ngoài, đặt mua các doanh nghiệp, dự án thuộc lĩnh vực thủy điện hoặc năng lượng sạch của Việt Nam. Ảnh Internet (ĐTCK) Bộ phận tư vấn...