Tổng công ty Idico chào sàn HNX với giá tham chiếu 18.500 đồng/cổ phiếu
Nhà đầu tư “tạm thiệt” 1.600 đồng trên mỗi cổ phiếu sở hữu sau khi Idico chuyển sàn.
Sở GDCK Hà Nội vừa chấp thuận cho Tổng Công ty Idico – CTCP được niêm yết 192 triệu cổ phiếu lên HNX với mã chứng khoán IDC. Ngày giao dịch đầu tiên 10/12/2019. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 18.500 đồng/cổ phiếu.
Idico có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng tương ứng 300 triệu cổ phần. Tuy nhiên số cổ phần thực sự đủ điều kiện giao dịch chỉ trên 55 triệu cổ phần – là số cổ phần bán ra trong phiên IPO hồi tháng 10/2017 khi công ty tiến hành cổ phần hóa.
Sau cổ phần hóa Idico đã tiến hành chào bán 135 triệu cổ phần cho 2 nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn SSG và Bitexco, mỗi bên 67,5 triệu cổ phiếu và một số cổ phần chào bán cho cán bộ công nhân viên công ty. Số còn lại 108 triệu cổ phiếu vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước mà đại diện là Bộ xây dựng.
Đáng chú ý, ngoài số cổ phần chào bán trong phiên IPO, thì phần lớn số cổ phần còn lại vẫn trong diện bị hạn chế giao dịch trong thời gian dài 10 năm. Một số ít là từ 3 đến 8 năm kể từ thời điểm cuối năm 2017.
Idico đã khép lại phiên giao dịch cuối cùng trên Upcom trong sắc đỏ với giá đóng cửa 20.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, nếu so với giá chào sàn HNX, nhà đầu tư đã “tạm thiệt” 1.600 đồng trên mỗi cổ phiếu sở hữu.
Kết quả kinh doanh, doanh thu thuần 9 tháng đầu năm 2019 đạt 3.553 tỷ đồng, tăng 26,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 424 tỷ đồng, tăng 21,6% so với lợi nhuận đạt được 9 tháng đầu năm 2018.
Video đang HOT
Diễn biến giá cổ phiếu IDC từ khi giao dịch trên Upcom.
Mạnh Linh
Theo Trí thức trẻ
10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: TTB lại 'nằm' sàn liên tiếp
Thêm một tuần giao dịch nữa nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giao dịch không có quá nhiều điểm nổi bật, trong khi đó, nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục ghi nhận nhiều mã biến động đột biến. TTB của Tập đoàn Tiến Bộ tiếp tục gây thất vọng khi giảm đến 30,3% trong tuần cuối cùng của tháng 11.
Thị trường tiếp tục rung lắc mạnh trong tuần giao dịch cuối tháng 11. Nhóm cổ phiếu trụ cột phân hóa rất mạnh đã khiến các chỉ số thị trường biến động trong biên độ hẹp. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 970,75 điểm, giảm 0,72% so với tuần trước đó. Tương tự, HNX-Index cũng giảm 0,57% xuống 102,5 điểm.
Thêm một tuần giao dịch nữa nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giao dịch không có quá nhiều điểm nổi bật, trong khi đó, nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục ghi nhận nhiều mã biến động đột biến.
Trên sàn HoSE, đứng đầu danh sách tăng giá là cổ phiếu YBM của Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái với gần 40%. Trong tuần, cổ phiếu YBM đã có trọn vẹn 5 phiên tăng trần từ 3.760 đồng/cp lên thành 5.260 đồng/cp. Việc cổ phiếu YBM bất ngờ bứt phá mạnh thời gian qua bất chấp thông tin HĐQT công ty mới thông qua việc rời ngày thanh toán cổ tức năm 2018 bằng tiền sang 31/7/2020, trong khi thông báo cũ là 29/11/2019. Lý do gia hạn được đưa ra là công ty đang tập trung nguồn tiền thanh toán các khoản công nợ, đầu tư nhà máy nên công ty cần có thêm thời gian thu xếp nguồn tiền chi trả cổ tức.
Tiếp sau đó, cổ phiếu HVX của Xi măng Vicem Hải Vân cũng tăng mạnh 28,4%. Cổ phiếu HVX trong tuần có 4 phiên tăng trần và một phiên đi ngang. Thanh khoản của cổ phiếu này duy trì ở mức rất thấp với nhiều phiên chỉ khớp lệnh vỏn vẹn 10 cổ phiếu.
Trong danh sách tăng giá sàn HoSE tuần qua còn có những cái tên đáng chú ý như DCL của Dược phẩm Cửu Long, LAF của Chế biến Hàng xuất khẩu Long An, VRC của Bất động sản và Đầu tư VRC, HVG của Hùng Vương.
Ở chiều ngược lại, TTB của Tập đoàn Tiến Bộ tiếp tục gây thất vọng khi giảm đến 30,3% trong tuần cuối cùng của tháng 11. Cổ phiếu TTB đã có cả 5 phiên giảm sàn trong tuần dù vậy so với đợt lao dốc trước đó, thanh khoản của cổ phiếu này đã có sự cải thiện hơn và không đến nỗi rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Cổ phiếu TTB sau chuỗi 8 phiên giảm sàn trước đó đã hồi phục trở lại duy nhất ở phiên 20/11 nhờ thông tin mua lại cổ phiếu quỹ, dù vậy, cổ phiếu này cũng quay lại chu kỳ giảm ngay sau đó.
TTB cũng là cổ phiếu duy nhất sàn HoSE giảm giá trên 20%. Trong khi đó, đứng thứ 2 trong danh sách giảm giá sàn này là VPK của Bao bì dầu thực vật với 16,7%.
Tại sàn HNX, VTJ của Thương mại và Đầu tư Vinataba tăng giá mạnh nhất với 41,8%. Kể từ giữa tháng 11 đến nay, giá cổ phiếu VTJ đã tăng trên 50% dù công ty này báo lỗ gần 1 tỷ đồng trong quý III. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm 2019 Thương mại và Đầu tư Vinataba vẫn lãi sau thuế 12,8 tỷ đồng, tăng đột biến so với số lỗ hơn 6,3 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm ngoái.
Cổ phiếu HBE của Sách - Thiết bị trường học Hà Tĩnh đứng thứ 2 trong danh sách tăng giá sàn HNX với 30,1%. Mới đây, Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đăng ký bán hơn 1,1 triệu cổ phiếu tương ứng gần 50% vốn của HBE. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 28/11 đến 27/12.
Trong khi đó, đứng đầu danh sách giảm giá sàn này là VNT của Giao nhận Vận tải Ngoại thương với 34,1%. Vừa qua, Kế toán trưởng công ty là bà Đỗ Thị Thu Hiền và một loạt người có liên quan đăng ký bán tổng cộng 43.200 cổ phiếu VNT.
Tiếp sau đó, cổ phiếu NRC của Bất động sản Netland cũng giảm đến 24,4% chỉ sau một tuần giao dịch bất chấp việc ngày 29/11 công ty chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2018 với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày thực hiện 10/12.
Tại sàn UPCoM, 'tân binh' PBC của Dược phẩm Trung ương I - Pharbaco gây ấn tượng nhất khi tăng đến 108% chỉ sau một tuần giao dịch. Cổ phiếu PBC chính thức giao dịch ở sàn UPCoM từ 26/11 với giá tham chiếu 11.500 đồng/cp, sau đó, cổ phiếu này đã có 3 phiên tăng trần liên tiếp và chỉ chịu điều chỉnh trở lại trong phiên cuối tuần với mức giảm sàn về 18.100 đồng/cp. Tuy nhiên, sàn UPCoM sẽ lấy bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của phiên hôm trước làm giá tham chiếu cho phiên sau đó nên cổ phiếu này vẫn ở mức khá cao với 23.960 đồng/cp.
Tiếp sau đó, cổ phiếu FRC của Lâm đặc sản Xuất khẩu Quảng Nam và DTN của Diêm Thống Nhất đều tăng giá trên 70%.
Chiều ngược lại, sàn UPCoM tuần qua ghi nhận đến 5 mã đều có mức giảm 40% bao gồm ABR của Đầu tư Nhãn hiệu Việt, BLN của Vận tải và Dịch vụ Liên Ninh, CNH của Cảng Nha Trang, DAC của Viglacera Đông Anh và DTB của Công trình Đô thị Bảo Lộc. Đáng chú ý, cả 5 cổ phiếu này đều chung một đặc điểm là rất hiếm khi có giao dịch. Trong tuần, cả 5 cổ phiếu nói trên đều chỉ có duy nhất 1 phiên giao dịch và biên độ là 40% do trước đó các cổ phiếu này không có giao dịch trong 25 phiên liên tiếp.
Theo Bình An/NDH
Nhựa Hà Nội (NHH) hủy đăng ký giao dịch trên Upcom để chuyển sàn sang HoSE Cổ phiếu NHH của Nhựa Hà Nội đã tăng 170% kể từ đầu năm 2019 đến nay. Sở GDCK Hà Nội vừa thông báo, toàn bộ 34,44 triệu cổ phiếu NHH của CTCP Nhựa Hà Nội sẽ hủy đăng ký giao dịch trên Upcom từ 5/12/2019 tới đây. NHH sẽ giao dịch phiên cuối cùng trên Upcom vào ngày 4/12/2019. Nguyên nhân, do...