Tổng công ty Đường sắt bị “tước” hàng loạt dự án
Bộ GTVT vừa “tước” quyền chủ đầu tư các dự án vốn ngân sách, vốn ODA đã giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Cục Đường sắt Việt Nam. Trong đó có dự án đường sắt tai tiếng vì nhận hối lộ của JTC và dự án “đội” vốn 300 triệu USD.
Quyết định chuyển chức năng chủ đầu tư một số dự án đầu tư trong lĩnh vực đường sắt được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) áp dụng đối với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) và Cục ĐSVN.
Hàng loạt dự án đường sắt ĐSVN đang thực hiện và chuẩn bị đầu tư vừa bị Bộ GTVT “tước” quyền làm chủ đầu tư
Với Tổng Công ty ĐSVN, Bộ GTVT chuyển chức năng của 7 dự án đang thực hiện mà Tổng Công ty này giữ vai trò là chủ đầu tư. Trong đó có dự án đầy tai tiếng trong vụ nhận hối lộ 80 triệu Yên của nhà thầu JTC Nhật Bản. Đó là Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1, vay vốn Nhật Bản; Dự án xâu dựng đường sắt độ thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 2 (bao gồm dự án 2A và 2B), vốn vay Nhật Bản. Dự án Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội TPHCM (44 cầu), vốn vay Nhật Bản;
Video đang HOT
Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên Lào Cai, vốn vay ADB AFD DGTPE; Dự án hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đoạn Vinh TPHCM, tuyến đường sắt Thống Nhất (giai đoạn 1), vốn vay Trung Quốc; Dự án hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội Lào Cai, Hà Nội Đồng Đăng, Hà Nội Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội (giai đoạn 1), vốn vay Trung Quốc; Hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Hà Nội Vinh, tuyến đường sắt Thống Nhất (giai đoạn 2), vốn vay Cộng hòa Pháp.
Có 6 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư bị Bộ GTVT “tước” vai trò chủ đầu tư với Tổng Công ty này, gồm: Cải tạo tuyến đường sắt khu vực đèo Hải Vân, dự kiến vốn vay Nhật Bản; Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội TPHCM (giai đoạn 2) với 56 cầu, dự kiến vốn vay Nhật Bản; Hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đoạn Vinh TPHCM, tuyến đường sắt Thống Nhất (giai đoạn 2), vốn vay Trung Quốc; Hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội Lào Cai, Hà Nội Đồng Đăng, Hà Nội Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội (giai đoạn 2), vốn vay Trung Quốc;
Dự án Cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, tuyến đường sắt Hà Nội TPHCM, dự kiến vốn vay Trung Quốc; Dự án đường sắt Trảng Bom Hưng Hòa, bao gồm 2 dự án thành phần vận hành độc lập: Đường sắt Trảng Bom Dĩ An, đường sắt Dĩ An Hưng Hòa, dự kiến vốn vay Nhật Bản.
Đối với Cục ĐSVN, Bộ GTVT “tước” quyền chủ đầu tư các dự án đã giao cho Cục này, trong đó có 3 dự án đang đầu tư và 2 dự án đang chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt, trong số này có Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh Hà Đông, dự án sử dụng vốn vay Trung Quốc và đang phải điều chỉnh tổng mức đầu tư thêm 300 triệu USD, cũng liên quan đến Dự án này Cục trưởng Cục ĐSVN từng bị Bộ trưởng Đinh La Thăng đình chỉ công tác vì có phát ngôn không đúng và thiếu trách nhiệm gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành GTVT.
Dự kiến, Bộ GTVT sẽ sớm sáp nhập Ban quản lý dự án đường sắt (thuộc Cục ĐSVN) và Ban quản lý các dự án đường sắt (thuộc Tổng Công ty ĐSVN) để chuyển ban này về trực thuộc Bộ GTVT.
Theo_VnMedia
Sẽ bán vé tàu qua mạng từ Tết Nguyên đán năm nay
Thay vì phải tới trực tiếp nhà ga để mua vé, từ Tết Nguyên đán năm nay, hành khách có thể đặt mua vé qua mạng, điện thoại, thiết bị bán vé tự động tại ga...
Từ Tết Nguyên đán năm nay, hành khách sẽ không còn phải chịu cảnh chen lấn, xô đẩy khi đi mua vé tại ga.
Hôm nay (31/7), Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Tập đoàn FPT ký hợp đồng cung cấp dịch vụ "Hệ thống bán vé điện tử" nhằm mục đích giúp hành khách thuận lợi hơn trong việc đặt mua vé, lựa chọn chỗ, hành trình đi... Hành khách có thể sử dụng các loại thẻ thanh toán trong nước và quốc tế để trả tiền mua vé
Dự án triển khai trong 7 năm, chia làm 3 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1: xây dựng, lắp đặt hệ thống, kéo dài trong 120 ngày kể từ ngày ký hợp đồng; giai đoạn 2: cung cấp hệ thống bán vé điện tử qua website tuyến Đường sắt Thống nhất trong 01 năm, bắt đầu từ ngày 21/11/2014 để kịp phục vụ người dân vào dịp Tết Nguyên đán năm 2014; giai đoạn 3: cung cấp hệ thống bán vé điện tử hoàn chỉnh bắt đầu từ ngày 21/11/2015 với thời hạn 6 năm. Hệ thống hoàn chỉnh sẽ được áp dụng tại tất cả các ga thuộc đường sắt quốc gia trên toàn quốc.
Được biết, hệ thống bán vé điện tử sẽ cung cấp nhiều phương thức mua vé cho người dân như: Mua vé qua website, mua vé qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, đặt vé qua tin nhắn điện thoại, mua vé qua thiết bị bán vé tự động tại ga, mua vé qua đại lý...
Trong đó, Tập đoàn FPT sẽ đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống, bao gồm máy chủ, thiết bị mạng, hạ tầng viễn thông kết nối từ trung tâm dữ liệu đến từng ga, phần mềm bán vé điện tử và các thiết bị đầu cuối, với tổng vốn đầu tư 197 tỷ đồng.
Còn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không bỏ vốn, mà sẽ xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời điểm nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu đi lại thực tế của người dân, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khai thác cơ sở hạ tầng đường sắt hiện có.
Tuy nhiên, để được sử dụng dịch vụ trên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải trích tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu bán vé thu được qua Hệ thống điện tử để trả cho nhà cung cấp.
HẢI ANH
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bác đề xuất xây thêm tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM - Bộ Giao thông vân tai vưa cho biêt không đông y vơi đê xuât cua Tông công ty Đường sắt Việt Nam về việc nghiên cứu xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1 met chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh hiện tại. Theo Bô Giao thông vân tai, thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW...