Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban Lễ tang ông Đỗ Mười
Theo Thông cáo đặc biệt, Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười bắt đầu từ 7 giờ, ngày 06.10.2018 đến 07 giờ 30 phút, ngày 07.10.2018 tại Nhà Tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết:
Đồng chí Đỗ Mười sinh ngày 02.02.1917 tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; thường trú tại số nhà 11, phố Phạm Đình Hổ, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tham gia hoạt động cách mạng năm 1936; vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6.1939. Nguyên: Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II; Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá III, IV, V, VI, VII, VIII; Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị khoá IV; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá V, VI, VII, VIII; Thường trực Ban Bí thư khoá VI; Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam (từ tháng 6.1988 đến tháng 6.1991); Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ tháng 6.1991 đến tháng 12.1997); Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (từ năm 1997 đến năm 2000). Đại biểu Quốc hội các khoá II, IV, V, VI, VII, VIII và IX.
Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút, ngày 01.10.2018 (tức ngày 22/8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội.
Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Đỗ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Đỗ Mười với nghi thức Quốc tang.
Video đang HOT
Linh cữu đồng chí Đỗ Mười quàn tại Nhà Tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ viếng đồng chí Đỗ Mười bắt đầu từ 7 giờ, ngày 06.10.2018 đến 07 giờ 30 phút, ngày 07.10.2018 tại Nhà Tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ truy điệu đồng chí Đỗ Mười tổ chức vào 9 giờ, ngày 07.10.2018, tại Nhà Tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng từ 13 giờ cùng ngày tại quê nhà, Khu Ma Vang, thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Đỗ Mười.
Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Đỗ Mười tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong hai ngày Quốc tang (ngày 06.10 và 07.10.2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
Về danh sách Ban tang lễ gồm 39 người, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Trưởng ban Lễ tang.
Theo Danviet
"Cấp dưới bảo sao tôi lại tranh luận gay gắt với Tổng Bí thư"
"Có lần cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy nói với tôi, tại sao anh lại tranh luận gay gắt với Tổng Bí thư như thế (nói về ông Đỗ Mười, lúc đó là Tổng Bí thư khóa VII). Tôi cười bảo, biết tính của ông rồi nên mới vậy", ông Nguyễn Ngô Hai, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng kể với phóng viên Dân Việt.
Đồ họa (Việt Anh).
Ông Nguyễn Ngô Hai từng là Ủy viên Trung ương Đảng khóa VII và VIII, từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Thái (sau này tách thành Thái Nguyên và Bắc Kạn). Trong quá trình công tác, ông từng làm việc và tiếp xúc nhiều với nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
"Tôi nhận thấy nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là người rất vì công việc, năng nổ, nghiêm khắc. Ông là người trực tính có gì sẽ bảo ngay. Có thể nói ông là một trong trong những vị lãnh đạo liêm chính (liêm khiết và chính trực)", ông Nguyễn Ngô Hai nói.
Vẫn theo ông Nguyễn Ngô Hai, ông Đỗ Mười đã từng trải qua nhiều vị trí công tác quan trọng như Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Thủ tướng, Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (chức Thủ tướng hiện nay) rồi làm Tổng Bí thư. Với quá trình như vậy ông va chạm thực tiễn nhiều nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm để lãnh đạo, chỉ đạo.
Theo ông Nguyễn Ngô Hai, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười luôn lắng nghe ý kiến của cán bộ cấp dưới, khi trao đổi, tranh luận về một vấn đề nào đó, kể cả cán bộ cấp dưới có ý kiến trái ngược nhưng ông cũng không "để bụng".
"Khi tôi làm việc với ông Đỗ Mười mà có ý kiến riêng được trình bày, tranh luận thoải mái, có suy nghĩ gì cứ nói hết. Tôi khá nhiều lần được trao đổi, tranh luận cùng ông", ông Hai cho biết.
"Có lần cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Thái nói với tôi, tại sao anh lại tranh luận gay gắt với Tổng Bí thư như thế. Tôi cười bảo, biết tính của ông rồi nên mới vậy. Thời ông Đỗ Mười còn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng công nghiệp, xây dựng, giao thông, bưu điện, còn tôi là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách mảng đó nên được làm việc với ông nhiều lần. Biết tính ông, khi cấp dưới trao đổi, tranh luận nói gay gắt ông coi là chuyện bình thường, không để tâm. Khi lên vị trí công tác cao hơn tính ông vẫn vậy", ông Hai kể thêm.
Ông Nguyễn Ngô Hai vẫn nhớ một trong những kỷ niệm mà ông thấy ấn tượng về ông Đỗ Mười. Đó là vào năm 1996, trên cương vị Tổng Bí thư, ông Đỗ Mười lên làm việc với tỉnh Bắc Thái. Ở tỉnh lúc đó có 21 trường đại học, cao đẳng và trung cấp. "Khi làm việc ông Đỗ Mười hỏi tôi: Trên địa bàn tỉnh nhiều sinh viên nhưng sao số lượng các cháu vào Đảng ít vậy. Tôi báo cáo với ông đã từng đối thoại với các cháu sinh viên. Các cháu hỏi là vào Đảng khi đang học thì khác các bạn ở chỗ nào, có quyền lợi gì không. Với tư cách là Bí thư Tỉnh ủy tôi mà đem điều lệ đảng ra nói thì các cháu "chào chú luôn", ông Nguyễn Ngô Hai kể.
Nghe vậy ông Đỗ Mười hỏi ngay, thế phải làm thế nào. "Tôi nói, anh cho thí điểm cháu nào vào Đảng lúc đang là học sinh, sinh viên khi ra trường Đảng sẽ thu xếp bố trí công việc, các cháu không phải lo nữa. Bởi để được kết nạp vào Đảng phải là những sinh viên học hành tốt, đạo đức tốt. Ông Đỗ Mười bảo anh cứ cho làm thí điểm", ông Hai cho biết.
Theo Danviet
Chuyện về bữa cơm muối vừng của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười "Gắn bó với ông Đỗ Mười gần 50 năm, tôi học được rất nhiều, nhưng bài học lớn nhất là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", ông Phan Trọng Kính-trợ lý của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, bày tỏ. Hình ảnh Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười trồng cây đa lưu niệm tại xã Đông Mỹ năm 1996. Ảnh tư...