Tổng Bí thư: Không ai “bật đèn xanh” cho tham nhũng, lãng phí
Tham nhũng gây hại cho chính trị, kinh tế nên Đảng, Nhà nước và người dân rất không đồng tình. Không ai bật đèn xanh cho tham nhũng, lãng phí cả” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc tiếp xúc với cử tri hai quận Ba Đình, Tây Hồ (Hà Nội) vào sáng 6/10.
Như thường lệ, tham nhũng tiêu cực, lãng phí là vấn đề được cử tri quan tâm đề cập nhiều nhất mỗi lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi tiếp xúc cử tri.
Cử tri Nguyễn Hồng Toán, Chủ tịch Hội luật gia quận Tây Hồ cho rằng, chủ trương chống tham nhũng trong thời gian qua được thực hiện rất quyết liệt, với nhiều vụ án lớn đã diễn ra với những án tử hình rất nghiêm khắc, cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta. Mặc dù vậy, từ hai vụ án lớn xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng, ông Toán cho rằng việc quản lý vốn, nợ công, tín dụng…thời gian qua không tốt, dẫn đến tội phạm phát sinh. Khắc phục điều này, ông đề nghị phải có quyết sách rõ ràng, quy định chặt chẽ để hạn chế thấp nhất tiêu cực, nhất là trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng hiện nay.
Cùng quan tâm đến chủ trương này, cử tri Nguyễn Thị Hòa (phường Yên Phụ, Tây Hồ) cho rằng, khi thực hiện chống tiêu cực, tham nhũng thì phải đưa công an vào cuộc, không được né tránh, vì công an là lực lượng nắm rất chắc từng vụ việc cụ thể. Bà cũng đề nghị khi người dân khiếu kiện đông người thì ông Bí thư, Chủ tịch huyện, tỉnh phải ra “đón dân của mình về” để giải quyết. Có như thế mới bênh vực được quyền lợi của nhân dân và mới biết được cán bộ của mình làm đúng hay sai.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri (Ảnh: Nguyễn Dũng)
Báo cáo về PCTN 2014: Sao tội phạm tham nhũng bị… tâm thần nhiều thế?
Tiếp xúc với đoàn ĐBQH Hà Nội, cử tri Nguyễn Phú Nho (phường Vĩnh Phúc, Ba Đình) phản ánh sự đau xót của cử tri vì trong lúc cuộc sống của người dân đang rất khổ, Nhà nước đang phải đi vay tiền trả nợ thì lãng phí lại xảy ra lớn. “Từ làm đường, làm trường, làm chợ hay mua sắm ô tô, kể cả các hội nghị đón huân chương, mừng công mà hoa cứ đầy rẫy, lãng phí không biết đâu mà kể, giá những cái này bớt đi, dân sẽ bớt nghèo hơn”.
Cũng theo cử tri Nho, nguyên nhân dẫn đến lãng phí nhiều, trong đó có cả năng lực quản lý, cũng như lợi ích nhóm và một số vấn đề về liên quan đến cơ chế, chính sách chưa phù hợp. Ông đề nghị Quốc hội cần tìm ra nguyên nhân cơ bản để xử lý lãng phí cho hiệu quả. “Lãng phí chỉ toàn nói đến chúng ta mà ít nói tôi cá nhân, nên phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu và phải xử lý nghiêm minh” – cử tri Nho đề nghị.
Liên quan đến vấn đề quản lý cán bộ, cử tri Đặng Tài Tính (phường Cống Vị, Ba Đình) đề nghị xem lại bố trí luân chuyển, sắp xếp cán bộ từ Trung ương về địa phương và ngược lại. Theo ông, nếu cán bộ luân chuyển về địa phương chỉ 2 năm đã lại về trung ương thì sẽ không ổn định được tình hình của địa phương.
Giải đáp một số băn khoăn, kiến nghị của cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, kỳ họp Quốc hội thứ 8 tới đây là kỳ họp cuối năm và rất nặng vì phải nhìn lại toàn bộ vấn đề KT-XH trong cả năm với nhiều luật phải thông qua cũng như cho ý kiến lần đầu.
Video đang HOT
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, chống tham nhũng phải kiên trì. (Ảnh Nguyễn Dũng)
Chống tham nhũng: Quyết liệt nhưng ai làm, làm như thế nào…
Về bố trí cán bộ mà cử tri nêu, theo Tổng Bí thư đây là vấn đề gốc, công việc gốc của Đảng nên luôn được coi trọng trong việc đào tạo cán bộ nhân lực nói chung, lao động có trình độ chất lượng cao, và đặc biệt là cán bộ quản lý. Nhưng cán bộ khi luân chuyển về địa phương, quy định phải tối thiểu 3 năm. Đây là giai đoạn thử thách thực sự đối với người cán bộ, chứ không phải cứ đi về địa phương lấy cái mác để rồi đề bạt lên cao hơn.
Đồng tình trước những bức xúc của cử tri và người dân về vấn đề chống tham nhũng, lãng phí, Tổng Bí thư một lần nữa nhấn mạnh rằng, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.
“Tham nhũng gây hại ngay cho chính trị, kinh tế nên Đảng, Nhà nước và người dân rất không đồng tình, không ai bật đèn xanh cho tham nhũng, lãng phí cả. Nhưng nó cũng rất phức tạp nên phải kiên trì, phải làm đến mức không ai còn dám tham nhũng, không ai muốn tham nhũng nữa…” – Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định chủ trương nhất quán là kiên quyết đấu tranh phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí. Chúng ta muốn làm thật nhanh nhưng trên thực tế lại phải trải qua biết bao nhiêu công đoạn, bao mối quan hệ trong một vụ án phức tạp, nếu không làm cẩn thận lại xảy ra oan sai. Song tinh thần là đã phát hiện vụ việc thì phải xử lý rất nghiêm.
“Chúng ta kiên quyết nhưng phải bình tĩnh, tỉnh táo, làm lâu dài bằng nhiều biện pháp, làm sao đánh con chuột nhưng đừng để vỡ bình như cha ông ta từng nói” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Theo Infonet
Tổng Bí thư: Cán bộ về địa phương không phải kiểu "chuồn chuồn đạp nước"
Sáng nay 6/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có buổi tiếp xúc cử tri tại 2 quận Tây Hồ, Ba Đình (Hà Nội). Tổng Bí thư đánh giá ý kiến của các cử tri mang tầm vĩ mô, rất đúng và trúng.
Nhiều Bộ trưởng còn né tránh câu hỏi của dân
Sáng nay, tại buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn 2 quận Tây Hồ và Ba Đình trước kỳ họp thứ VIII Quốc hội khoá XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được nghe nhiều ý kiến của các cử tri bày tỏ sự lo lắng đối với nhiều chính sách, luật pháp, vấn đề cơ cấu kinh tế của đất nước...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại 2 quận Tây Hồ và Ba Đình.
Các cử tri nêu ý kiến, trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" phát sóng trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) chưa phản ánh hết những vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm. Một số Bộ trưởng tham gia chương trình trả lời còn chung chung, có khi còn né tránh không trả lời trực tiếp vào các câu hỏi, chưa thể hiện đúng vai trò, trách nhiệm của Bộ trưởng và chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân.
Lãnh đạo Đài THVN cho biết, bên cạnh nhiều Bộ trưởng trả lời tốt, chất lượng, đúng, trúng vấn đề người dân quan tâm, vẫn còn những Bộ trưởng trả lời chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là phụ thuộc vào mức độ thẳng thắn của Bộ trưởng trước vấn đề mà người dân quan tâm.
Đài THVN cũng đã nhận thức được vấn đề này và đã nỗ lực nâng cao chất lượng chương trình thông qua nghiệp vụ đặt câu hỏi phỏng vấn của phóng viên, qua đó giúp các Bộ trưởng thể hiện một cách tốt nhất, dễ hiểu nhất vấn đề được đề cập.
Theo thống kê của Đài, hơn 70% câu hỏi được gửi đến Bộ LĐ-TB&XH với nội dung liên quan đến việc thực hiện chính sách dành cho người có công, số còn lại tập trung phần lớn vào các vụ việc tranh chấp đất đai gửi đến Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Đài THVN tiếp thu ý kiến đóng góp của cử tri, tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời", lựa chọn những vấn đề nóng, trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm để làm chủ đề phỏng vấn, đối thoại, đồng thời khai thác vấn đề một cách sâu sắc, đa chiều.
Cán bộ vừa về địa phương đã được "nhấc" lên Trung ương?
Tại buổi tiếp xúc cử tri, đại biểu Nguyễn Hồng Toán (Chủ tịch Hội Luật gia quận Tây Hồ) đánh giá cao về công tác xét xử các vụ "đại án" kinh tế thời gian qua; điển hình như vụ "bầu" Kiên, vụ Nguyễn Viết Hùng ở Đà Nẵng bị đưa ra xét xử và tử hình... Đại biểu Toán nhận định, nếu chúng ta không làm được một cách nghiêm khắc như thế, sẽ không thể giải quyết được tình trạng thoái hoá biến chất của một số bộ phận cán bộ đang rất nghiêm trọng.
Cử tri Nguyễn Hồng Toán cho rằng một số cán bộ của ngân hàng làm việc không tốt.
Ông Đặng Tài Tính (phường Cống Vị, quận Ba Đình) nêu quan điểm, ông cảm thấy rất xót xa trước tình hình nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta. Đất nước ta chủ yếu làm nông nghiệp song nông dân phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, bỏ ra cả tỉ USD để nhập các nguồn nguyên liệu thực phẩm, thức ăn chăn nuôi... Gây ra tình trạng người nông dân thiếu gắn bó với đồng ruộng.
Ngoài ra một số đại biểu còn nêu vấn đề công tác quản lý cán bộ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại vấn đề bố trí, sắp xếp và quản lý cán bộ từ TƯ đến địa phương. Có nơi được trên sắp xếp về địa phương vừa làm cán bộ chưa được bao lâu thì đã lên TƯ hoặc từ TƯ đưa về song địa phương chưa kịp "ấm chỗ" thì đã rút về TƯ, làm đảo lộn công tác cán bộ, thời gian đó chưa đủ trải nghiệm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Không có chuyện cán bộ được TƯ điều động về địa phương kiểu "chuồn chuồn đạp nước".
Kết thúc buổi tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao ý kiến của các cử tri. Tổng Bí thư cho rằng các vấn đề cử tri quan tâm đều mang tâm vĩ mô, rất đúng và trúng, thể hiện sự quan tâm của người dân đến tình hình chung của đất nước.
Về vấn đề nông nghiệp, Tổng Bí thư cho biết, đến bây giờ năng suất lúa của chúng ta khác xa so với xưa. Cả nước một năm làm hơn 40 triệu tấn lúa gạo, xuất khẩu gạo hơn 7 triệu tấn, đứng thứ 2 trên thế giới, có lúc đứng thứ nhất.
Chúng ta đang chuyển đổi cơ cấu lao động nên một loạt lao động nông thôn ra thành phố đi xuất khẩu lao động. Cụ thể ở Hàn Quốc có khoảng 7 vạn lao động là người Việt Nam cùng 5 vạn phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc; 5.000 học sinh, sinh viên đang sinh sống và học tập ở đó chưa tính ở các nước khác. Tuy nhiên, cuộc sống của bà con nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là bà con nông dân ở vùng sâu vùng xa.
Về vấn đề đào tạo cán bộ, Tổng Bí thư khẳng định, không có chuyện TƯ cử cán bộ xuống địa phương kiểu "chuồn chuồn đạp nước" được 1- 2 năm rồi điều chuyển đi nơi khác, mà phải đủ 3 năm trở lên. Trừ một số trường hợp đặc biệt cần thiết phải rút lên. Cũng không phải cán bộ nào về địa phương cũng được lên chức. Không phải cốt xuống để lấy "mác" mà đi để lấy kinh nghiệm thực tế từ địa phương.
Vấn đề chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cho hay, lần nào tiếp xúc cử tri cũng được nghe vấn đề này, lãnh đạo Đảng nói không ai "bật đèn xanh" cho hành động tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên phải làm sao xây dựng được luật, cơ chế để cho anh muốn tham nhũng cũng không dám tham nhũng, sợ không dám tham nhũng, không có cơ hội để tham nhũng.
Kỳ họp Quốc hội lần này khá "nặng"
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khóa XIII là kỳ họp cuối năm, là kỳ họp có chương trình khá nặng. Kỳ họp lần này sẽ được Quốc hội thảo luận và thông qua 17 Luật, 3 Nghị quyết, đồng thời cho ý kiến 12 dự án luật khác mà toàn những luật khó, quan trọng ví dụ Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật đầu tư... Đồng thời gửi 33 báo cáo khác để đại biểu Quốc hội đọc. Dự kiến, ngày 20/10, Quốc hội sẽ khai mạc và họp kéo dài trong khoảng 40 ngày.
Theo Dantri
Sập mái bê tông, một phụ nữ nguy kịch Trong lúc cải tạo lại mái nhà cũ, không may một phần mái đổ sập đè lên người đàn bà 60 tuổi làm phụ hồ khiến bà này bị thương nặng. Hiện trường vụ sập mái vê nhà làm bà Mai bị thương nặng. Ngày 3/10, Công an phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa, Nghệ An cho biết, vụ tai nạn lao...