Tổng Bí thư: Gia đình, anh em, vợ con không nên bố trí làm một nơi
“Thân quen “cánh hẩu”, thích thì đưa vào, tạo vây cánh cho mình, rồi nói cho thật hay, cơ cấu, độ tuổi thế này, triển vọng thế nọ… đều liên quan đến đánh giá cán bộ cả. Gia đình, anh em, vợ con không nên bố trí ở một nơi. Nếu thật sự có tài, gia đình cách mạng, chúng ta khuyến khích, hoan nghênh, nhưng không vì thế mà đưa lên để tạo vây cánh”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Ngày 8.12, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp, cho ý kiến về kết quả kiểm tra của 5 Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hiện Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo, gắn với thực hiện Quy chế bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử ban hành kèm theo Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 4.7.2007 của Bộ Chính trị khóa X. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp.
Công tác quy hoạch cán bộ di dần vào nền nếp
Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra của 5 Đoàn công tác tại 10 địa phương và 5 cơ quan Trung ương cho thấy, các cấp ủy, tổ chức Đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, kết luận, quy định và hướng dẫn của Trung ương về công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và giới thiệu cán bộ ứng cử.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Công tác đánh giá cán bộ từng bước được đổi mới về nội dung và phương pháp; công tác quy hoạch cán bộ đã di dần vào nền nếp, cơ bản đảm bảo phương châm “động” và “mở”, thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình; việc rà soát, bổ sung quy hoạch được thực hiện nghiêm túc.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ gắn với thực hiện luân chuyển để rèn luyện cán bộ được quan tâm; việc kết hợp luân chuyển, điều động cán bộ với sắp xếp, bố trí các chức danh lãnh đạo chủ chốt không phải người địa phương bắt đầu có sự chuyển biến.
Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục, dân chủ, công khai gắn với quy hoạch, luân chuyển và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ.
Công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và giới thiệu cán bộ ứng cử cơ bản đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền quyết định, từng bước đi vào nền nếp, đạt được kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Có tư tưởng cục bộ trong bổ nhiệm cán bộ
Tuy nhiên, qua kiểm tra cũng cho thấy, một số nơi việc tổ chức quán triệt Kết luận số 24-KL/TW, Quyết định số 68-QĐ/TW và các văn bản hướng dẫn của Trung ương về công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và giới thiệu cán bộ ứng cử chưa sâu rộng, chưa kịp thời; một số cấp ủy, tổ chức Đảng nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và giới thiệu cán bộ ứng cử; có nơi còn nhầm lẫn giữa luân chuyển cán bộ theo quy hoạch với điều động cán bộ.
Một số tổ chức Đảng đánh giá cán bộ chưa đúng thực chất, còn hình thức, nể nang, né tránh, ngại va chạm, tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao. Công tác quy hoạch cán bộ của một số địa phương, đơn vị, nhất là cấp xã còn hạn chế, chưa đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi, số lượng quy hoạch vào mỗi chức danh chưa đủ theo yêu cầu; quy hoạch còn mang tính cục bộ, khép kín trong nội bộ, chưa đảm bảo phương châm “động” và “mở”; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số của một số địa phương, đơn vị còn thấp so với quy định.
Có nơi cán bộ được quy hoạch điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ, năng lực không đảm bảo; việc rà soát, thẩm định cán bộ trước khi quy hoạch chưa toàn diện.
Video đang HOT
Công tác luân chuyển cán bộ chưa đồng bộ, số lượng cán bộ được luân chuyển chưa nhiều, chủ yếu được luân chuyển từ tỉnh về huyện, từ huyện về tỉnh và giữa các ngành, việc luân chuyển từ huyện sang huyện, xã sang xã, từ khối nhà nước sang khối Đảng, đoàn thể còn hạn chế; chưa có giải pháp theo dõi, đánh giá cán bộ luân chuyển.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo trong cuộc họp sáng nay. (Ảnh: TTXVN)
Việc luân chuyển cán bộ cấp xã lên huyện gặp khó khăn; chưa có chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển về công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; việc bố trí cán bộ sau khi luân chuyển còn bị động, khó khăn.
Công tác bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử có nơi còn tư tưởng cục bộ; tính tiền phong gương mẫu của một bộ phận cán bộ chưa cao, ngại việc khó, thích nhận việc dễ, có lợi ích.
Quy trình bổ nhiệm có trường hợp chưa chặt chẽ, chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn, không nằm trong quy hoạch đươc phê duyệt, bổ nhiệm số lượng cấp phó vượt quy định; có trường hợp bổ nhiệm quá nhanh, không đủ điều kiện, tiêu chuẩn nên sau khi bổ nhiệm đã xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý cán bộ, đảng viên…
Không phải cứ đi luân chuyển là để lên cao hơn
Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Công tác cán bộ cực kỳ quan trọng, qua thực tiễn càng ngày càng thấy quan trọng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là gốc của mọi công việc, then chốt của then chốt. Bác Hồ từng nói, mọi việc thành bại đều do cán bộ, bố trí cán bộ đúng là khác, bố trí sai là khác, rất nguy hiểm.
Chính vì thế, vừa qua Đảng ta đã ban hành một loạt văn bản cụ thể, đồng thời cử các đoàn đi kiểm tra về công tác cán bộ và sang năm, Hội nghị Trung ương sẽ bàn chuyên đề về công tác cán bộ. Qua những điểm này cho thấy công tác cán bộ ngày càng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt hơn.
Tổng Bí thư chỉ rõ: Công tác cán bộ gồm nhiều khâu, qua kiểm tra tại 15 đơn vị, nên soi vào những điểm, nội dung mấu chốt nhất trong Kết luận số 24-KL/TW và Quyết định số 68-QĐ/TW. Đó là công tác quy hoạch, bồi dưỡng đào tạo, tạo nguồn; luân chuyển cán bộ; đánh giá cán bộ; bố trí, sử dụng, giới thiệu ứng cử, quy trình thủ tục; trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu trong công tác cán bộ. Đó là hệ thống những việc phải làm xung quanh công tác cán bộ, nó liên quan đến nhau, không thể tách ra được.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ là để có tầm nhìn xa, có cái khung để đào tạo, bố trí cán bộ, nên phải “động” và “mở”. Làm quy hoạch cán bộ không phải là làm công tác nhân sự, quy hoạch cán bộ cũng không phải là cái “khuôn cứng”.
Đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn là trên cơ sở quy hoạch, nhưng đồng thời cũng phải mở rộng ra, chứ không phải chỉ nằm trong quy hoạch. Đào tạo nguồn là rất tốt, rất cần thiết, chứ không phải tranh thủ, phấn đấu vào lớp nguồn cốt để có cái mác lớp nguồn vào Trung ương, vào cấp ủy…
Hay luân chuyển cán bộ, nó khác với điều động cán bộ. Không phải cứ đi luân chuyển là để lên cao hơn, để về giữ chức nọ chức kia. Phấn đấu để được đi luân chuyển, “chạy” luân chuyển, về nơi nào thuận, dễ, ngon ăn, nhưng về chỉ làm cấp phó chẳng thể hiện được gì, chưa đủ 3 năm lại ngấp nghe đòi về… Rồi cứ nghĩ đi luân chuyển để làm cán bộ chứ không phải để trưởng thành. Cho nên phải uốn nắn, sau này đã có quy định đi luân chuyển phải đủ 36 tháng mới được về.
Tổng Bí thư lưu ý, công tác đánh giá cán bộ là rất khó, thông tin phải đầy đủ, nhiều kênh, nhiều chiều, thật sự trong sáng, công tâm, khách quan. Lấy phiếu tín nhiệm cũng là một cách đánh giá cán bộ, vừa qua Quốc hội, trong Đảng, các địa phương đã làm. Tuy nhiên, không cẩn thận lại là hình thức, hợp thức hóa để phiếu cao lên, mai kia cứ căn cứ phiếu đánh giá để đề bạt cán bộ.
Về công tác bố trí, sử dụng cán bộ, Tổng Bí thư chỉ ra rằng, có việc đề bạt, có việc phân công, có việc giới thiệu sang chính quyền, cần phải công tâm, khách quan. Tại sao người ta nói: Quan hệ, tiền tệ, hậu duệ, cuối cùng mới là trí tuệ? Thân quen “cánh hẩu”, thích thì đưa vào, tạo vây cánh cho mình, rồi nói cho thật hay, cơ cấu, độ tuổi thế này, triển vọng thế nọ… đều liên quan đến đánh giá cán bộ cả. Gia đình, anh em, vợ con không nên bố trí ở một nơi. Nếu thật sự có tài, gia đình cách mạng, chúng ta khuyến khích, hoan nghênh, nhưng không vì thế mà đưa lên để tạo vây cánh.
Rồi quy trình thủ tục là một cách để hạn chế bớt tiêu cực, phát huy cái tốt cái đúng, cho nên phải rất chặt chẽ, bảo đảm uy nghiêm. Nhưng tại sao vừa qua có dư luận: Cái gì cũng làm đúng quy trình, nhưng cán bộ thì lại không đúng, tức là dùng quy trình để hợp thức hóa cái sai. Cuối cùng là trách nhiệm của ngươi đứng đầu rất quan trọng, đồng thời phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến tập thể…
Tổng Bí thư nhấn mạnh, công tác cán bộ rất nhiều việc, nhiều khâu, trên cơ sở kiểm tra thực tế tại 15 đơn vị, cần phát huy những mặt tốt, khắc phục những hạn chế, yếu kém, qua đó rút kinh nghiệm sửa chữa, góp phần tổng kết công tác cán bộ, chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương bàn chuyên đề về công tác cán bộ trong năm tới.
(*) Tít bài và các tít phụ do Dân Việt đặt.
Theo Danviet
Tổng Bí thư: Lò nóng lên, không ai có thể đứng ngoài cuộc
"Chúng tôi nhiều lần nói không thể không làm được đâu, nhưng muốn thế lòng dân phải thuận, tất cả phải đồng lòng. Nói cái lò nóng lên ý là tất cả phải vào cuộc, đồng lòng nhất trí lại, không ai có thể đứng ngoài cuộc được", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi đáp ý kiến của cử tri về việc phòng chống tham nhũng chỉ "nóng" ở cấp trên, còn cấp dưới vẫn "lạnh"...
Sáng 29/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri TP Hà Nội, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV. Tại đây, nhiều cử tri đề cập những khía cạnh nóng của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng hiện nay.
Cấp trên làm quyết liệt, cấp dưới... từ từ
Cử tri Nguyễn Hồng Toán (quận Tây Hồ) cho rằng, phòng chống tham nhũng trong thời gian qua đạt được kết quả tích cực. Đặt biệt, theo cử tri, từ đầu năm 2016 đến nay, Tổng Bí thư rất kiên quyết trong phòng chống tham nhũng, từ đó lãnh đạo các cấp từ Trung ương, Bộ ngành cũng vào cuộc rất mạnh.
Tuy nhiên, cử tri quận Tây Hồ nhận thấy các tỉnh thành còn coi nhẹ vấn đề phòng chống tham nhũng, thực hiện chưa nghiêm túc chỉ đạo cấp trên. "Ví dụ cụ thể như vụ ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái. Ông Quý bị xử lý nhưng lại chuyển lên làm Phó Chánh văn phòng HĐND tỉnh. Xử lý như vậy là rất vô lý! Tôi thấy nếu cứ làm nhẹ nhàng như ở Yên Bái thì không thể xử lý được cán bộ thiếu nghiêm túc", cử tri Nguyễn Hồng Toán nói.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri TP Hà Nội sau kỳ họp Quốc hội
Qua việc xử lý cán bộ ở các tỉnh thành và cả các cấp Trung ương, cử tri còn nhận thấy chưa thực sự kiên quyết. Cử tri kiến nghị những cán bộ dính sai phạm cần phải xử lý nghiêm, cần phải có bản án chính thống chứ không được nghiêng về cảnh cáo về mặt đảng, khiển trách rồi cho nghỉ hưu.
Cùng vấn đề trên, cử tri Phan Văn Nhâm (quận Tây Hồ) nhìn nhận, kết quả phòng chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đạt kết quả rất tích cực. Tuy nhiên, ông Nhâm cho rằng, vẫn có những vụ việc sau kết luận lại càng khiến cử tri cả nước thêm bức xúc.
Cử tri quận Tây Hồ đưa ra ví dụ cụ thể cho sự bức xúc của mình là sau khi biết được kết quả thanh tra những vấn đề liên quan đến ông Phạm Sỹ Quý - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.
"Nhân dân cảm thấy không thuyết phục, ông Quý chỉ mất đi một chức, nhưng danh hiệu đảng viên vẫn còn, tài sản cũng vẫn còn nguyên. Nhân dân chúng tôi đặt câu hỏi, không vùng cấm trong phòng chống tham nhũng, tieu cực nhưng liệu còn có vùng tránh hay không?", cử tri Phạm Văn Nhâm băn khoăn.
Từ phân tích trên, cử tri Phạm Văn Nhâm cho rằng, vấn đề phòng chống tham nhũng vẫn chỉ "nóng" ở cấp trên - làm quyết liệt, nhưng cấp dưới còn "lạnh" - làm từ từ. Theo cử tri, vấn đề này có nguyên nhân của nó, đặc điểm nhận dạng rất rõ là người đứng đầu có thể có sai phạm nên không dám làm hoặc trong cơ quan có người nhà.
Để khắc phục những bất cập trên, cử tri Phạm Văn Nhâm kiến nghị, Quốc hội sớm thông qua Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi. Ngoài ra, cử tri mong muốn Đảng, Nhà nước thực hiện cuộc chiến này không ngừng nghỉ. "Đó là cách làm tốt nhất để bảo vệ Đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ tài sản, bảo vệ chế độ", cử tri Nhân nói.
Không ai có thể đứng ngoài cuộc
Tiếp thu các ý kiến cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, các ý kiến đóng góp rất xác đáng, rất cụ thể, rất chi tiết, nói cái được, cái chưa được rất chuẩn.
Xung quanh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, theo Tổng Bí thư, đây là vấn đề lớn, Trung ương đã có nhiều nghị quyết nhưng chúng ta vẫn chưa bằng lòng với những gì đã làm được.
Cử tri Nguyễn Hồng Toán (quận Tây Hồ) phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri
"Dù đã rất cố gắng, làm có hiệu quả hơn, bài bản hơn, tâm phục khẩu phục, nhưng rõ ràng so với yêu cầu còn nhiều việc phải làm", Tổng Bí thư nhấn mạnh và cho rằng, đây là cuộc đấu tranh rất gian khổ, lâu dài, kiên trì, không nóng vội, bước đi phải chắc chắn, làm nhưng phải giữ được ổn định.
Theo Tổng Bí thư, không phải thi hành kỷ luật thật nhiều mới là thành công mà cốt là đánh thức người ta dậy để đừng vi phạm phạm khuyết điểm, đấy mới là thành công. "Mở đường cho người ta tiến mới là thành công", Tổng Bí thư nói rõ.
Đề cập vấn đề "trên nóng, dưới lạnh", Tổng bí thư trấn an, bây giờ bên dưới cũng đang nóng dần lên, một số nơi đang làm. "Chúng tôi nhiều lần nói không thể không làm được đâu, nhưng muốn thế lòng dân phải thuận, tất cả phải đồng lòng. Nói cái lò nóng lên ý là tất cả phải vào cuộc, đồng lòng nhất trí lại, không ai có thể đứng ngoài cuộc được", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Tổng Bí thư cũng cho biết, rất muốn thông qua sớm Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi. Nhưng đây là luật khó, đưa ra phải chuẩn để giải quyết được những khâu yếu. "Không chỉ kêu gọi suông, giáo dục tư tưởng suông mà phải bằng luật pháp. Giao cho anh quyền phải có "cái roi" để anh không thể, không dám và cũng không muốn tham nhũng", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói thêm.
Quang Phong
Theo Dantri
Tổng Bí thư: Sớm đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm ra xét xử Tổng Bí thư lưu ý, công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc cần thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, trước hết tập trung xét xử công minh vụ Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết...