Tổng Bí thư: Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia
Tổng Bí thư nhấn mạnh, đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tư liệu sản xuất cơ bản, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân và nguồn lực to lớn của đất nước.
Ngày 4/5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bắt đầu họp Hội nghị lần thứ năm. Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý một số vấn đề liên quan đến nội dung của các báo cáo, đề án, có tính chất gợi mở, mong được các đại biểu quan tâm trong quá trình thảo luận, xem xét, quyết định.
Tham nhũng liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi
Về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tư liệu sản xuất cơ bản, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân và nguồn lực to lớn của đất nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Theo Tổng Bí thư, nhiều người giàu lên nhờ đất, nhưng cũng có không ít người nghèo đi vì đất (Ảnh: Quốc Chính).
Video đang HOT
“Tôi đã nhiều lần nhắc lại câu nói của Các Mác rằng: “Lao động là cha, đất đai là mẹ của của cải vật chất”; nhiều người giàu lên nhờ đất, nhưng cũng có không ít người nghèo đi vì đất, thậm chí bị đi tù cũng vì đất; mất cả tình nghĩa cha con, anh em, đồng chí cũng vì đất… Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian qua có tới hơn 70% số vụ tố cáo, khiếu nại thuộc về lĩnh vực đất đai”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Vì vậy, việc tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về đất đai lần này là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Theo Tổng Bí thư, đây là một lĩnh vực rất rộng lớn, cơ bản, hết sức phức tạp, nhạy cảm, đặc biệt quan trọng, hệ trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững đất nước, hiện vẫn còn không ít ý kiến khác nhau.
Tổng Bí thư yêu cầu các đại biểu tập trung làm rõ: Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội? Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng? Vì sao số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều và phức tạp? Vì sao thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro?
Tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn còn nhiều
Về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn , Tổng Bí thư đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị tập trung nghiên cứu, thảo luận, tạo sự thống nhất cao về tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ mới – đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đại biểu tham dự Hội nghị lần thứ năm (Ảnh: Quốc Chính).
Tiếp tục phát huy thật tốt những kết quả, thành tựu và bài học kinh nghiệm thành công đã đạt được; khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân được rút ra trong quá trình tổng kết là: Nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết trong sản xuất kinh doanh; kinh tế tập thể, hợp tác xã chậm phát triển.
Theo Tổng Bí thư, việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa trở thành động lực chính để tạo đột phá phát triển. Nhiều loại giống cây trồng, giống vật nuôi, vật tư đầu vào còn phụ thuộc việc nhập khẩu . Thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn gặp nhiều khó khăn. Cơ giới hóa chưa đồng bộ, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến nông sản phát triển còn chậm. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn chưa đạt yêu cầu.
Lao động nông thôn có xu hướng già hóa, năng suất lao động còn thấp. Thu nhập của phần lớn nông dân chưa cao, chênh lệch với thành thị và giữa các vùng, miền còn lớn; tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn còn nhiều, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, nhiều nơi chưa chú trọng đúng mức tới phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người dân; xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường; mức đạt tiêu chí nông thôn mới ở những vùng khó khăn còn thấp; nhiều vấn đề xã hội phát sinh, gây bức xúc trong nhân dân; ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng ở nhiều địa phương. Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu còn yếu; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu.
4 tháng đầu năm, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 12,3%
Trong 4 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới đạt 49.591 doanh nghiệp, là mức cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT), trong tháng 4/2022 có 15.001 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 104.757 người, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng 4 cũng ghi nhận 7.034 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 22,4%.
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Đầu tư
Ở chiều ngược lại, trong tháng 4/2022 có 10.380 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, giảm 11,6%, trong đó số doanh nghiệp giải thể và chờ làm thủ tục giải thể giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
Lũy kế 4 tháng đầu năm, số doanh nghiệp thành lập mới đạt 49.591 doanh nghiệp, là mức cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021. Số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đạt 635.282 tỷ đồng, tăng 1,2%.
Đáng chú ý, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm 2022 lên tới 30.919 doanh nghiệp, tăng 60,6% so với cùng kỳ năm 2021, cao gấp 2 lần mức bình quân 4 tháng đầu năm giai đoạn 2017-2021 (15.506 doanh nghiệp). Các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất trong 4 tháng đầu năm 2022 là: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (11.945 doanh nghiệp, chiếm 38,6%); Xây dựng (3.784 doanh nghiệp, chiếm 12,2%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (3.448 doanh nghiệp, chiếm 11,2%)...
Trước đó, ông Bùi Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đánh giá, quý I/2022 với 60.178 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đã đạt mức kỷ lục về số lượng trong quý I từ trước đến nay, gấp 1,5 lần so với trung bình quý I giai đoạn 2017 - 2021, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm 2021. Con số này phần nào cho thấy niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đã dần trở lại sau 2 năm dịch COVID-19 bùng phát.
Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - động lực chính của tăng trưởng kinh tế, có tới 82,3% doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn và giữ ổn định (50,0% tốt hơn, 32,3% giữ ổn định), tỷ lệ doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn giảm xuống còn 17,7%. Dự báo số lượng đơn đặt hàng mới quý II/2022 so với quý I/2022 tiếp tục tăng với 83,7% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên (46,6% tăng, 37,1% giữ nguyên), 16,3% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới giảm...
Kết thúc quý I/2022, ngành thép nhậu siêu 800 triệu USD Tổng cộng 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,275 triệu tấn thép, trị giá 2,3 tỷ USD, giảm 22,15% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, hết quý 1, nhập siêu ngành thép là 800 triệu USD. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố Báo cáo về tình...