Tổng bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi người dân trong đêm giao thừa
Tối 30 Tết Tân Sửu, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại tượng đài Lý Thái Tổ và thăm hỏi người dân có mặt tại hồ Gươm.
20h45 ngày 30 Tết, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn lãnh đạo Hà Nội dâng hương tại tượng đài vua Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đoàn dâng hương có Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh.
Sau lễ dâng hương, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hỏi thăm sức khỏe, chúc Tết các bô lão, người cao tuổi của TP Hà Nội.
Video đang HOT
Ông cũng thăm hỏi các công nhân vệ sinh môi trường, lì xì năm mới cho các cháu nhỏ.
Buổi gặp mặt diễn ra tại trụ sở Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Duy Ngọc.
Phó ban Nội chính Trung ương: 'Tiếp tục tinh thần đốt lò'
Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian tới "vẫn mạnh mẽ, quyết liệt" và "không ai có thể cưỡng lại được".
Ông Nguyễn Thái Học, Phó Ban Nội chính Trung ương, nói như trên khi trả lời câu hỏi của VnExpress tại cuộc họp báo thông tin về Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, chiều 9/12.
Ông Học cho hay, trong nhiều phiên họp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban chỉ đạo), Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (Trưởng Ban chỉ đạo) đã nêu vấn đề về tâm trạng của người dân, "quan tâm lo lắng, vừa qua làm tốt rồi, tới đây sẽ như thế nào?".
Theo ông, thời gian qua trong bối cảnh đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và tập trung phòng, chống dịch Covid-19, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn được tiến hành "không dừng, không nghỉ, không trùng xuống".
"Đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào quần chúng, trở thành xu thế không ai có thể cưỡng lại được; ai không muốn làm, không dám làm thì đứng dẹp sang một bên để người khác làm", ông Học dẫn lời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Với quyết tâm chính trị này của người đứng đầu Đảng, Nhà nước, ông Học khẳng định "chắc chắn công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trong thời gian tới vẫn mạnh mẽ, quyết liệt. Lò nóng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII thì tinh thần đấu tranh vẫn mãi như thế".
Ông Nguyễn Thái Học, Phó Ban Nội chính Trung ương. Ảnh: Gia Chính
Về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020 , ông Học nói, từ khi được thành lập vào năm 2013 đến nay, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đưa hơn 800 vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận, xã hội quan quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở ba cấp độ.
Trong đó, cấp độ một là Ban chỉ đạo, cấp độ hai Ban Nội chính Trung ương và cấp độ ba các tỉnh thành. Riêng Ban chỉ đạo đã trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc; đến nay các cơ quan chức năng đã kết thúc điều tra, truy tố và đưa ra xét xử sơ thẩm 86 vụ án, 814 bị cáo; phúc thẩm là 61 vụ án, 581 bị cáo...
Ông Võ Văn Dũng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương, cho biết căn cứu vào thực tiễn, các cấp có thẩm quyền đã xây dựng năm cấp độ phối hợp xử lý án tham nhũng để giúp đảm bảo tiến độ các công việc liên quan.
"Quá trình giải quyết một vụ án sẽ có nhiều khó khăn, vướng mắc đặt ra, như đánh giá chứng cứ, xác định tội danh. Theo luật hiện hành thì cơ quan tố tụng nào làm theo nhìn nhận của cơ quan đó, nên nếu không có cơ chế phối hợp chặt chẽ, việc xử lý vụ án sẽ bị kéo dài", ông Dũng giải thích.
Cấp độ một , nếu vụ việc, vụ án đang được cơ quan tố tụng xử lý có khó khăn thì thủ trưởng của ngành chủ trì cuộc họp liên ngành, mời các cơ quan khác để giải quyết các vướng mắc.
Trong giai đoạn điều tra, thủ trưởng cơ quan điều tra tổ chức cuộc họp mời Viện kiểm sát, toà án, lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương dự để trao đổi, tháo gỡ. Nếu vụ án nằm ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát chủ trì, ở giai đoạn xét xử thì toà án chủ trì; trường hợp chưa thống nhất, Trưởng Ban Nội chính Trung ương chủ trì họp liên ngành để bàn tháo gỡ.
Ông Võ Văn Dũng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính Trung ương. Ảnh: Gia Chính
Nếu vẫn chưa thống nhất thì chuyển sang cấp độ hai , do Thường trực Ban Bí thư (Phó trưởng Ban chỉ đạo) chủ trì cuộc họp liên ngành.
Cấp độ ba là họp thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước (Trưởng ban), các phó trưởng ban...
Cấp độ bốn là họp toàn thể Ban chỉ đạo để giải quyết, nếu chưa xong sẽ chuyển lên cấp độ năm là họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Ông Võ Văn Dũng nói đối với những vụ án phức tạp thì cấp có thẩm quyền sẽ thành lập Ban chỉ đạo riêng để xử lý. "Ban chỉ đạo không chỉ đạo tội danh, mức án cụ thể mà đặt ra yêu cầu là phải làm thế nào đảm bảo tiến độ, đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không được thiên vị, không được oan sai, không được nhẹ tay mà phải làm nghiêm minh", ông Dũng nêu rõ.
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 sẽ diễn ra vào ngày 12/12.
'TP.HCM nguy cơ cao nhưng chưa có dịch Covid-19' Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan khẳng định thành phố chưa có ý kiến, chỉ đạo về việc tạm dừng các sự kiện, lễ hội trên địa bàn từ nay đến Tết Tân Sửu. Tại phiên họp đột xuất của Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 ở TP.HCM sáng 30/1, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan khẳng định trên...