Tôn Tử và bộ binh pháp được ví như “Thánh kinh” về quân sự
Tôn Tử là nhà quân sự nổi tiếng thế kỷ VI (TCN). Sách “Tôn Tử binh pháp” do ông viết được xem là một tác phẩm lý luận quân sự vĩ đại nhất trong thời cổ đại Trung Quốc.
Tôn Tử rèn luyện đội nữ quân
Tôn Tử (hay Tôn Vũ), tên chữ là Trưởng Khanh, sinh năm 535 (hoặc năm 551) trước Công nguyên tại huyện Lạc An nước Tề, thời Xuân Chiến Quốc (nay huyện Bác Hưng Bắc, tỉnh Sơn Đồng), mất năm nào không rõ. Ông nguyên là hậu duệ của dòng họ Điền, nước Tề, nhưng bị vua quan nước Tề truy nã, nên đổi thành họ Tôn để chạy trốn. Năm 19 tuổi ông cùng gia đình lưu lạc sang nước Ngô, ở vùng Ngô Đô tức thành phố Tô Châu, kinh đô của nước Ngô.
Tôn Tử và bộ binh pháp được ví như ‘Thánh kinh’ về quân sự
Sinh ra đúng vào thời kỳ các nước chư hầu tranh giành đất đai của nhau, Tôn Tử vừa cày cấy sinh sống vừa miệt mài viết binh thư. Thời gian này Tôn Tử kết giao với Ngũ Tử Tư, là một trọng thần của nước Ngô. Được Ngũ Tử tiến cử với Ngô vương là Hạp Lư, Tôn Tử dâng 13 thiên (chương) binh pháp lên để vua xem. Xem xong vua Ngô rât tán thưởng, nhưng không biết Tôn Tử liệu có thể biến những lý luận này thành thực chiến hay không nên đã yêu cầu ông dùng cung nữ để tập luyện.
Sách “Sử Ký tư Mã Thiên” tại thiên “Tôn tử, Ngô Khởi liệt truyện” chép sang “Tôn Tử tên là Vũ, người nước Tề, đem sách binh pháp yết kiến vua Ngô là Hạp Lư. Hạp Lư nói: “Ta đã đọc cả 13 thiên của ông rồi, nay ông thử áp dụng binh pháp điều khiển quân đội một cách tiểu qui mô có được không?” Tôn Tử đáp: “Được ạ”. Hạp Lư nói: “Đem đàn bà ra thí nghiệm có được không?”, Tôn Tử đáp: “Được ạ”.
Vua bèn bằng lòng cho gái đẹp trong cung ra, tất cả 180 người. Tôn Tử chia ra làm hai đội lấy hai người quý phi vua nuông chiều làm đội trưởng, sai tất cả đều cầm giáo. Tôn Tử ra lệnh nói: “Các ngươi có biết quả tim, tay phải, tay trái và lưng không?” Bọn con gái nói: “Có”. Tôn Tử nói: “Khi ta nói “đằng trước” thì các ngươi nhìn vào quả tim, nói “bên phải” thì nhìn tay phải, nói” bên trái” thì nhìn tay trái, “đằng sau” thì nhìn đằng sau lưng”. Bọn đàn bà đáp: “Dạ”.
Sau khi đã đưa ra kỷ luật, Tôn Tử bèn đặt phụ việt (những đồ nghi trượng ở trong quân đội), ban lệnh ba lần, nhắc nhở năm lượt. Sau đó đánh trống ra lệnh nhìn về bên phải. Bọn con gái cười rộ. Tôn Tử nói: “Kỷ luật không rõ ràng, nhắc nhở hiệu lệnh không kỹ càng, đó là tội của tướng”. Lại ra lệnh và nhắc lại ba lần năm lượt, rồi đánh trống ra lệnh nhìn về bên trái. Bọn con gái lại cười rộ. Tôn Tử nói: “Kỷ luật không rõ ràng, nhắc nhở hiệu lệnh không kỹ lưỡng là tội của tướng, nay đã hiểu rõ kỷ luật rồi mà lại không theo kỷ luật là tội của đội trưởng”.
Tôn Tử muốn chém hai người đội trưởng. Ngô Vương đứng trên đài xem, thấy ông ra lệnh sắp chém hai người ái cơ, hoảng sợ, vội vàng sai sứ giả truyền lệnh nói: “Quả nhân đã biết cách dùng binh của tướng quân rồi! Không có hai ái cơ thì quả nhân ăn không ngon, xin đừng chém!”. Tôn Tử nói: “Thần đã vâng mệnh lệnh bệ hạ làm tướng, tướng đã ở trong quân thì có chi không theo lệnh vua”.
Bèn sai chém hai người đội trưởng để thị uy, đem người kế tiếp theo làm đội trưởng. Sau đó lại đánh trống chỉ huy. Bọn con gái nhìn bên trái, bên phải, trước sau, đứng dậy đều nghiêm chỉnh đúng đắn, không ai dám ho he. Tôn Tử sai sứ giả báo với nhà vua: “binh đã chỉnh tề, bệ hạ có thể xuống xem. Bệ hạ có thể dùng nó thế nào cũng được, dù có sai nó nhảy vào lửa, nước cũng được”. Ngô Vương nói: “Tướng quân ra quán trọ mà nghỉ, quả nhân không muốn xuống xem”. Tôn Tử nói: “Đại Vương thích nói suông, mà không thể dùng trong việc thực”. Do đó, Hạp Lư biết Tôn Tử có tài dùng binh và cho Tôn Tử làm tướng. Phía Tây quân Ngô phá nước Sở mạnh đi, đi vào đất Sinh, phía Bắc uy hiếp nước Tề, nước Tấn nổi tiếng ở chư hầu, Tôn Tử có công ở đấy.
Trong sự nghiệp quân dịch của mình, Tôn Vũ trực tiếp chỉ huy 5 trận đánh “để đời”, uy danh và tài thao lược quân sự của Tôn Vũ lừng lẫy khắp thiên hạ. Năm 482 trước Công Nguyên, vua Ngô làm bá chủ trong các nước chư hầu. Cùng với nước Ngô ngày càng lớn mạng, vua Ngô dần dần tự cho mình là trên hết, không nghe lời khuyên mà còn nghe những lời gièm pha của kẻ xấu. Tôn Tử thấy vậy liền bỏ về vùng núi Khung Long thuộc tỉnh Giang Tô làm dân thường, mai danh ẩn tích. Cuốn sách “Việt tuyệt thư” nói rằng: “Ở mười dặm ngoài thành Cô Tô có một Tôn Vũ, thực giả ra sao cũng khó xác định”
Video đang HOT
Tôn Tử và bộ binh pháp được ví như ‘Thánh kinh’ về quân sự
36 kế (Tam thục lập kế)
Cuốn “Tôn Tử binh pháp” với 13 thiên, 6 ngàn từ, đã tổng kết những kinh nghiệm chiến tranh thời kỳ cuối Xuân Thu – Chiến Quốc. Đây là bộ kinh điển quân sự lâu đời nhất, hoàn chỉnh nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Một số người tôn sùng tới mức gọi cuốn “Tôn Tử binh pháp” là “Thánh kinh” về quân sự. Cuốn sách này đã được dịch ra hơn 100 thứ tiếng và lưu truyền khắp thế giới, được vận dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quân sự. Tên 36 “kế” được tóm lược như sau:
Dương Đông kích Tây (đánh lạc hướng đối phương), 2. Điệu hổ ly sơn (dụ hổ ra khỏi rừng), 3. Nhất tiễn hại song điêu (một mũi tên hạ hai con chim), 4. Minh trí cố muội (biết rõ mà làm như không biết), 5. Dụ long, chuyển phượng (biến rồng thành phượng), 6. Mỹ nhân kế (kế dùng gái đẹp), 7. Sấn hỏa kiếp (theo lửa mà hành động), 8. Vô trung sinh hữu (không có mà àm thành có), 9. Tiên phát chế nhân (ra tay trước để chế phục đối phương), 10. Đả thảo kinh xà (đập cỏ làm cho rắn sợ), 11. Tá đao sát nhân (mượn đao giết người), 12. Di thể giá họa (dùng vật gì để vu khống người ta) 13. Khích tướng kế (kế chọc giận tướng giặc), 14. Man thiên quá hải (lợi dụng sương mù để lẩn trốn), 15. Ám độ trần sương (đi con đường mà không ai nghĩ đến), 16. Phản khách vi chủ (đổi vị khách thành vị chủ), 17. Kim thuyền thoát các (ve sầu vàng lột xác) 18. Không thành kế (kế bỏ trống cửa thành), 19. Cầm tặc, cầm vương (dẹp giặc phải bắt tướng giặc), 20. Ban ngư ngật hổ (giả làm con heo để ăn thịt con hổ), 21. Quá kiều trừu bản (qua cầu rồi phá cầu), 22. Liên hoàn kề (kế móc nối nhau), 23. Dĩ dật đãi lao (lấy khỏe để đối phó với mệt mỏi), 24. Chỉ tang mạ hòe (chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe), 25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng), 26. Hư trương thanh thế (thổi phồng thanh thế), 27. Phủ để trừu tân ( bớt lửa dưới nồi), 28. Sát kế hách hầu (giết gà cho khỉ sơi), 29. Phản giản kế (dùng kế của đối phương để quật lại), 30. Lý địa đào cương (đưa cây mận chết thay cây đào), 31. Thuận thủ khiên dương (thuận tay dắt con dê về), 32. Dục cầm cố tụng (muốn bắt mà lại thả ra), 33. Khổ nhục kế (hành hạ thân xác mình để người ta tin), 34. Phao bác dẫn ngọc (ném hòn ngói để thu về viên ngọc), 35. Tá thi hoàn hồn (mượn xác để hồn về), 36. Tẩu kế (chạy, lùi, thoát thân).
Theo Pháp Luật
Trung Quốc bạo chi cho quốc phòng nhưng vẫn lộ nhiều điểm yếu?
Với lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, Trung Quốc vượt xa Nhật Bản về số lượng binh sỹ, tàu chiến, máy bay cũng như chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên những hạn chế, yếu kém về huấn luyện, kinh nghiệm tác chiến khiến họ bị đánh giá thấp hơn Nhật.
Thời gian qua, hai cường quốc châu Á này đã có nhiều tranh cãi qua lại liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và các bất đồng lịch sử, với những căng thẳng tiếp tục lộ rõ trong những chuyến thăm liên tiếp của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tới hai nước vừa qua.
Trung Quốc đã không ngừng tăng mạnh đầu tư hiện đại hóa quân đội
Việc Bắc Kinh tiếp tục gia tăng ngân sách quốc phòng ở mức 2 con số như công bố hồi tháng trước sẽ chỉ giúp họ tăng ưu thế về mặt số lượng, nhưng Nhật Bản lại có lợi thế về mặt công nghệ, huấn luyện, cùng những khí tài chủ chốt nằm trong "chiếc ô an ninh" của Mỹ.
Ông Hagel đã tái khẳng định sự ủng hộ của Washington dành cho Tokyo trong khi chỉ trích Bắc Kinh trong các cuộc trao đổi gai góc với các tướng lĩnh hàng đầu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA)
Trung Quốc, về phần mình, khẳng định với ông Hagel rằng chủ quyền đối với quần đảo trên biển Hoa Đông, vốn là trung tâm tranh chấp với Nhật, là không thể đàm phán, và họ sẽ "không nhượng bộ".
Dù có những tuyên bố cứng rắn như vậy, các nhà phân tích cho rằng những nhà chiến lược cấp cao nhất của Trung Quốc hiểu rằng xung đột vũ trang, dù vô tình hay hữu ý, không phải điều có lợi cho họ, và có thể làm chệch hướng chiến dịch mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới trong dài hạn.
"Những chỉ huy cấp cao của Trung Quốc phải rất thận trọng và kỹ lưỡng khi triển khai bất kỳ chiến dịch quân sự nào", Arthur Ding, một chuyên gia về PLA tại đại học quốc gia Chengchi Đài Loan khẳng định.
Ngay cả khi không được hưởng lợi từ liên minh an ninh với Mỹ, Nhật hiện cũng có những cơ sở huấn luyện và trang thiết bị tốt hơn, ông Ding nói, cho dù tình hình trong dài hạn có thể khó đoán định.
"Hiện tại Nhật Bản đang mạnh hơn", ông Ding phát biểu với AFP
Ngay cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hối thúc quân đội - vốn đang đối mặt với nạn tham nhũng và nhiều quan chức cấp cao bị điều tra - nâng cao năng lực "chiến thắng trên mặt trận".
Khoảng cách xa vời vợi
Những tranh cãi xoay quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật đang quản lý còn Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, đã nóng lên kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa nhóm đảo này năm 2012. Các tàu và máy bay phi quân sự của hai nước thường tuần tra khu vực này.
Tương quan lực lượng quân sự Trung - Nhật
Nhưng trong một vụ căng thẳng hồi đầu năm ngoái, Nhật đã cáo buộc một tàu khu trục Trung Quốc chĩa radar điều khiển hỏa lực vào các tàu hải quân Nhật, làm dấy lên lo ngại về xung đột.
Theo bản báo cáo cán cân quân sự 2014 của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, xuất bản hồi tháng 2, Trung Quốc đang vượt xa Nhật về quân số ở mọi lực lượng. Năm ngoái, họ có xấp xỉ 2,3 triệu binh sỹ thường trực, so với con số 247.150 của Nhật.
Trung Quốc cũng dẫn trước với khoảng cách xa vời vợi về số máy bay chiến đấu, với tương quan 2.525 chiếc so với 630 chiếc của Nhật. Số lượng xe tăng chiến trường của Trung Quốc là 6840 chiếc so với 777 chiếc của Nhật, trong khi tương quan về tàu ngầm chiến thuật là 66 so với 18.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm ngoái là 112,2 tỷ USD, trong khi Nhật chỉ phân bổ 51 tỷ USD, bản báo cáo viết.
"PLA đã triển khai một chương trình hiện đại hóa nhờ sự phát triển nhanh về kinh tế của nước này, và đã vượt qua các lực lượng vũ trang của những nước ít phát triển hơn ở châu Á", báo cáo khẳng định.
Dù vậy, viện này khẳng định Trung Quốc có những hạn chế, bao gồm thiếu kinh nghiệm chiến đấu, hoài nghi về công tác huấn luyện và tinh thần chiến đấu, cùng điểm yếu trong công tác chỉ huy và kiểm soát, tác chiến chống tàu ngầm và nhiều mặt khác.
Binh pháp Tôn Tử
Tokyo và Washington, từng là kẻ thù trong thời chiến, đã phát triển mối quan hệ quân sự chặt chẽ kể từ sau thất bại của Nhật trong Thế chiến II, và Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ đồng minh của mình nếu Tokyo bị tấn công.
Nhật có lợi thế lớn khi được Mỹ hậu thuẫn
Quân đội Mỹ hiện duy trì gần 50.000 binh sỹ tại Nhật, trên những căn cứ chiến lược, bao gồm căn cứ trên phía Nam đảo Okinawa, chỉ cách khu vực quần đảo tranh chấp một đoạn bay ngắn.
Kazuhisa Ogawa, một nhà phân tích quân sự có tiếng của Nhật cho rằng năng lực của Nhật không thể được nhìn nhận tách rời khỏi Mỹ. "Quân đội Nhật không được tổ chức để đứng một mình", Ogawa nói.
"Nhật đang đối diện với quân đội Trung Quốc cùng với các lực lượng Mỹ, do đó, sẽ thật không hợp lý khi so sánh năng lực của quân đội Nhật và Trung Quốc mà không có sự hiện diện của Mỹ", chuyên gia này khẳng định với hãng tin AFP.
Cho dù đảng Cộng Sản Trung Quốc và truyền thông nhà nước nước này thường công kích Nhật trong tranh chấp chủ quyền, và cáo buộc Tokyo về chủ nghĩa quân sự mới cũng như sự phủ nhận các tội ác thời chiến tại Trung Quốc, những tuyên bố từ các quan chức hàng đầu vẫn tỏ ra thận trọng.
Trong cuộc trao đổi với ông Hagel, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đề xuất Trung Quốc sẽ không có hành động tấn công phủ đầu tại đảo tranh chấp.
Nhưng ông Ogawa cho rằng Bắc Kinh đã có một chiến lược rõ ràng dù họ không muốn khơi mào một cuộc xung đột vũ trang.
"Trung Quốc đang điều các tàu phi quân sự tới khu vực đó", để khẳng định các tuyên bố chủ quyền, đánh giá phản ứng của Nhật và Mỹ, cũng cho như các yếu tố dân tộc chủ nghĩa trong nước thấy họ đang phô trương sức mạnh, chuyên gia này khẳng định.
"Chính sách của Trung Quốc là chiến thắng một cuộc chiến mà không cần chiến trường, đi theo đường lối của Binh pháp Tôn Tử".
Theo Dantri