Tôn trọng sự khác biệt, phát huy điểm tương đồng
Việt Nam là Quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo có truyền thống đoàn kết, tương trợ, tôn trọng nhau cùng phát triển.
Nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội đều phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Pháp luật kế thừa và phát huy giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, của các tôn giáo. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tôn trọng sự khác biệt giữa các tôn giáo, phát huy điểm tương đồng, giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo để thực hiện mục ti.
Điều 9 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chưc chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Luật tín ngưỡng, tôn giáo khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 3). Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thể hiện trên 5 nội dung: Tập hợp đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc; phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân về các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phản biện xã hội với các dự thảo văn bản qui phạm pháp luật, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia tuyên truyền vận động các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ, người theo tín ngưỡng, tôn giáo, các tổ chức tôn giáo và Nhân dân thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 4).
Vừa qua Mặt trận Tổ quốc đã thực hiện trách nhiệm của mình trên 10 kết quả chủ yếu sau:
1. Triển khai thực hiện Kết luận số 02-KL/ĐCT, ngày 29/12/2015 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn giáo và Hướng dẫn số: 41/HD-MTTƯ-BTT, ngày 16/3/2016 của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các văn bản mới hướng dẫn, chỉ đạo sau tổng kết Nghị quyết số 25/NQ-TƯ, văn bản chỉ đạo thực hiện Đề án “Tăng cường công tác vận động, đoàn kết các tôn giáo ở nước ta hiện nay”.
Tích cực đề nghị và tham gia xây dựng các hướng dẫn, qui định hoàn thiện thể chế pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là về đất đai, tạo điều kiện cho các tôn giáo tham gia giáo dục, y tế, dạy nghề, bảo trợ xã hội, nhân đạo, từ thiện. Thực hiện phản biện xã hội Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định của Chính phủ ban hành hướng dẫn một số điều của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Chủ động và chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo ở địa phương tiếp tục triển khai “Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực, Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tôn giáo về tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2015-2020)” và Hướng dẫn số: 46/HD-MTTƯ-TNMT, ngày 8/4/2016 của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó tập trung vào việc: khảo sát, xây dựng và nhân rộng mô hình điểm trong các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với đặc điểm tôn giáo và tình hình cụ thể của địa phương; đến nay đã có trên 320 mô hình điểm tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu trong toàn quốc.
3. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương triển khai Luật tín ngưỡng, tôn giáo cho đội ngũ cán bộ Mặt trận, đoàn thể các cấp và chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo.
Thực hiện tốt hơn chức năng giám sát, phản biện xã hội theo qui định của Luật; giám sát thực hiện các cơ chế hỗ trợ của nhà nước với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào tôn giáo ( bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, bão lũ…). Tích cực tham gia góp ý kiến, phản biện xã hội đối với dự thảo các dự án, kế hoạch, chương trình kinh tế- xã hội liên quan đến công tác tôn giáo của địa phương; các chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Chú ý lựa chọn nội dung đưa vào Kế hoạch giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp năm 2018 theo Nghị quyết liên tịch số 403 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn chủ tịch UBTƯ MTTQ VN.
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương quan tâm hướng dẫn, tạo điều kiện cho tổ chức, chức sắc và đồng bào các tôn giáo tổ chức tốt các ngày lễ trọng của tôn giáo, đảm bảo trang nghiêm, chu đáo, an toàn, tiết kiệm và theo quy định của pháp luật. Tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà, thăm viếng các tổ chức, chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo nhân các ngày lễ trọng của tôn giáo, Tết cổ truyền của dân tộc và khi chức sắc, nhà tu hành ốm đau, qua đời.
5. Tiếp tục phối hợp với sở, ban, ngành liên quan tháo gỡ các vướng mắc để tạo điều kiện cho các tôn giáo tham gia công tác giáo dục, mầm non, bảo trợ xã hội, dạy nghề, y tế, an sinh xã hội. Phối hợp với Sở Y tế khảo sát mô hình của các tôn giáo tham gia hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, tàn tật, người nhiễm HIV/AISD, bệnh phong… Trên cơ sở đó rà soát, đánh giá và có báo cáo gửi về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về những mặt tốt, mặt còn hạn chế và những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong các chính sách, quy định của pháp luật liên quan để tạo điều kiện phát huy, nhân rộng các mô hình tốt.
6. Tuyên truyền, vận động chức sắc, nhà tu hành, tổ chức và đồng bào các tôn giáo phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong đời sống xã hội như: đảm bảo an toàn giao thông; tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội, HIV/AIDS; chung tay giúp đỡ đồng bào gặp thiên tai, bão lũ và đồng bào gặp hoàn cảnh khó khăn; tích cực hưởng ứng và tham gia triển khai các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các phong trào thi đua yêu nước khác do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
Video đang HOT
Quan tâm có các hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tổ chức giáo hội, chức sắc, nhà tu hành, chức việc, tín đồ tiêu biểu có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở địa phương. Xây dựng Người tiêu biểu trong đồng bào các tôn giáo.
7. Phối hợp, giúp đỡ Ủy ban Đoàn kết Công giáo của địa phương tổ chức tốt các hoạt động theo hướng dẫn của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Chủ động đề nghị cấp ủy, chính quyền quan tâm các nội dung giúp ủy ban đoàn kết công giáo địa phương đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả hoạt động, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong vùng đồng bào có đạo. Đề nghị Hội đồng giám mục, các giáo phận giáo dục kính chúa, yêu nước, người công giáo tốt trước hết phải là công dân tốt.
8. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tăng cường chuyên môn sâu, đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phát triển.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác tôn giáo cho cán bộ mặt trận, các đoàn thể chính trị- xã hội với các chuyên đề trọng tâm như: Giới thiệu, quán triệt các nội dung của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Kết luận số: 02-KL/ĐCT, ngày 29/12/2015 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tôn giáo; Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; các văn bản chỉ đạo mới về tăng cường vận động, đoàn kết các tôn giáo; biên tập và phát hành cuốn sách hỏi đáp về tôn giáo.
9. Tăng cường phối hợp và thống nhất hành động với các tổ chức thành viên trong công tác tôn giáo. Có kế hoạch và lộ trình vận động phát triển thêm tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp từ 40 tổ chức tôn giáo đã được công nhận. Bổ sung các chức sắc tôn giáo, tín đồ tiêu biểu làm thành viên ban công tác mặt trận khu dân cư, ủy ban MTTQ các cấp.
Vận động, đoàn kết các chức sắc, tín đồ người Việt Nam ở nước ngoài hướng về xây dựng đất nước, truyền bá, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
10. Chủ động nắm bắt, tập hợp đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của chức sắc, tổ chức và đồng bào các tôn giáo để báo cáo với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hàng quý hoặc 6 tháng 1 lần, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố chủ trì giao ban với lãnh đạo và các ban, đơn vị chuyên môn của các tổ chức thành viên của Mặt trận; các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước ở địa phương về phối hợp thực hiện công tác tôn giáo để tăng cường nắm bắt tình hình, trao đổi thông tin và thống nhất phối hợp hoạt động trong công tác tôn giáo.
Tóm lại, thông qua thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình, Mặt trận Tổ quốc đã góp phần tích cực giải quyết hài hòa các mối quan hệ; Pháp quyền và Tôn giáo, Tôn giáo và Dân tộc, Khác biệt và Đoàn kết, Đạo và Đời, Truyền thống và Hội nhập.
Đồng thời thông qua các phong trào, các cuộc vận động, nhất là 2 cuộc vận động lớn mang tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc như Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Cuộc vận động Đoàn kết- sáng tạo đã phát huy các nguồn lực bảo đảm dân sinh, nâng cao dân trí, mở rộng dân chủ, bảo đảm các quyền cơ bản của con người, quyền của công dân.
Thực hiện tốt 10 nội dung cơ bản nêu trên là nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo của MTTQ, là thực hiện quan điểm: cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, là thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo, phát huy các giá trị tốt đẹp của các tôn giáo trong phát triển xã hội bền vững.
Ngô Sách Thực,
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN
Theo Daidoanket
Hướng dẫn chi tiết cách trải nghiệm Cung điện Hoàng gia Bangkok
Quả không sai khi khẳng định rằng Cung điện Hoàng gia Bangkok là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi đến Bangkok.
Cung điện Hoàng gia Bangkok có diện tích 218.322m2, nằm ở trung tâm thành phố. Tượng Phật Ngọc trong Cung điện này là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng của đạo Phật ở Thái Lan.
Lịch sử
Cung điện Hoàng gia Bangkok được vua Rama xây dựng vào tháng 4 năm 1782. Cung điện Hoàng gia Bangkok có đôi nét kiến trúc giống với Cung điện Hoàng gia ở ở Ayutthaya. Vua Rama đã sống trong cung điện chỉ sau khi khởi công xây dựng 2 tháng, vào ngày 10 tháng 6 năm 1782. Tượng Phật Ngọc được coi là người bảo vệ của Thái Lan, được đặt trong Nhà nguyện Hoàng gia. Thật thú vị, hai trong số ba bộ trang phục bằng vàng được treo trên tượng Phật Ngọc được làm bởi chính Vua Rama I. Trang phục vàng của tượng Phật Ngọc thường được thay đổi theo mùa bởi chính nhà vua Thái Lan.
Hướng dẫn đến Cung điện Hoàng gia
Để tiết kiệm tiền, bạn nên đến Cung điện Hoàng gia bằng thuyền. Đi thuyền, bạn sẽ tránh được tình trạng giao thông ách tắc và bạn có thể ngắm phong cảnh trên dòng sông.
Nếu bạn muốn đi tàu điện đến Cung điện Hoàng gia Bangkok, bạn có thể bắt đầu từ ga tàu BTS Skytrain hoặc Saphan Taksin, sau đó đi theo biển báo trên ga tàu. Ngoài ra, bạn có thể đi taxi thẳng đến Cung điện Hoàng gia Bangkok.
Giờ mở cửa
Cung điện Hoàng gia Bangkok mở cửa 7 ngày mỗi tuần từ 8:30 sáng đến 4:30 chiều. Văn phòng bán vé đóng cửa lúc 3:30 chiều vì vậy bạn phải đến trước thời điểm đó.
Đôi khi, Cung điện Hoàng gia Bangkok đóng cửa để phục vụ cho các chuyến thăm chính thức và chuyến thăm cấp nhà nước tuy nhiên dịp này rất hiếm.
Phí vào cửa
Phí vào cửa dành cho khách du lịch là 500 baht (khoảng 350 ngàn đồng) mỗi lượt. Bạn có thể trả thêm 200 bath (140 ngàn) để đi theo tour và được nghe hướng dẫn viên thuyết minh nhiều hơn.
Trang phục
Để thể hiện sự tôn trọng, bạn không nên mặc quần soóc hoặc áo phông không tay vào bất kỳ ngôi đền ở Thái Lan. Dưới đây là một số quy định về trang phục khi bước vào Cung điện Hoàng gia Bangkok:
- Đàn ông phải mặc quần dài, phụ nữ phải mặc quần, váy quá đầu gối.
- Tránh mặc quần bó sát hoặc quần áo hở hang
- Không mặc áo sơ mi với chủ đề tôn giáo hoặc biểu tượng của cái chết
- Không đi dép xỏ ngón
Nếu trang phục của bạn không được chấp nhận, bạn sẽ được yêu cầu mặc sarong. Một số gian hàng cho thuê sarong miễn phí với số tiền cọc là 200 bath (141 ngàn đồng).
Một số cạm bẫy cần tránh
Trên đường đến Cung điện Hoàng gia Bangkok bạn nên chú ý tránh xa những kẻ ăn xin, nghệ sĩ hát rong hay những tài xế tuk tuk để tránh bị lừa đảo. Khi đến gần Cung điện, bạn cũng nên cẩn thận hơn với túi xách, đồ đạc, không nên để điện thoại ở ba lô phía sau để tránh bị móc túi, cướp giật.
Theo emdep.vn
8 điểm must-see ở Bangkok để hiểu thêm về đất nước Thái Lan Để khỏi 'choáng' vì quá nhiều lời khuyên trong các tờ hướng dẫn du lịch, hãy thử những địa điểm đã được chọn lọc dưới đây. Ngoài mua sắm và ăn uống, các điểm đến dưới đây ở Bangkok có thể khiến bạn phải quay lại Thái Lan nhiều lần nữa. 1. Đền thờ Grand Palace ở Bangkok là một trong những điểm...