Tốn tiền triệu sửa chữa vì xe hơi phơi nắng quá nhiều
Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao của mùa hè ở Việt Nam tiềm ẩn không ít rủi ro cho một sản phẩm với cấu tạo phức tạp như ô tô khiến chủ xe mất tiền triệu sửa chữa.
Hao hụt các chất lỏng trong xe như xăng, dầu máy
Các chất lỏng nói chung sẽ bị hao ngót nhanh hơn trong mùa hè do đó cần phải kiểm tra các chất lỏng trong xe như dầu máy, nước coolant, dầu hộp số, dầu tay lái, dầu phanh… đều đặn. ừng để rơi vào tình trạng thiếu dầu nhớt, hoặc nước coolant bị hao cạn lúc nào không biết.
Vào mùa hè, xe ô tô ở Việt Nam thường phải chịu cảnh phơi nắng hàng chục tiếng đồng hồ mỗi ngày
Vật liệu bọc khoang nội thất xuống cấp
Ô tô tăng nhiệt độ rất nhanh dưới trời nắng nóng. Trong những ngày cao điểm, nhiệt độ khoang cabin xe có thể đạt đến 70 độ C nếu dừng đỗ quá lâu. Nhiệt độ và độ ẩm cao cũng được xem là “kẻ thù” của các vật liệu da, nhựa trong xe.
Ảnh minh họa
Do vậy, nếu phải thường xuyên đậu xe dưới trời nắng nóng, chủ xe cần có biện pháp che chắn để giảm lượng nhiệt hấp thụ vào trong cabin xe. Chẳng hạn, như đã đề cập ở phần bảo vệ nước sơn xe, bạn có thể sử dụng các loại bạt, các loại vải chuyên dụng để phủ kín toàn bộ chiếc xe.
Ngoài ra, một số giải pháp khác cũng có thể giảm nhiệt trong cabin như sử dụng các miếng vải để che chắn các kính cửa, giảm lượng tia nắng chiếu vào trong xe hoặc dán phim cách nhiệt. Đây đều là những biện pháp dễ thực hiện với chi phí khá thấp.
Video đang HOT
Một lưu ý khác rất quan trọng mà các chủ xe cần biết là khi dừng xe dưới trời nắng nóng, chất liệu da trong cabin xe bị tác động bởi nhiệt độ cao có thể sinh ra một lượng rất nhỏ khí benzene cực kỳ độc hại. Nếu hít phải khí này, cơ thể người sẽ ngay lập tức sinh ra các phản ứng như khó thở, nôn mửa, hoa mắt, choáng váng, hạ huyết áp… Do vậy, trước khi vào xe, người lái cần mở hết cửa sổ để giúp thoáng khí và đẩy hết khí độc hại ra khỏi cabin.
Nổ lốp xe khi để lâu dưới trời nắng
Đợt cao điểm nắng nóng vừa qua đã chứng kiến rất nhiều vụ xe con, xe tải đang di chuyển trên đường bỗng nhiên nổ lốp.
Do mặt đường nóng, cộng thêm quá trình biến dạng liên tục khi công việc khiến nhiệt độ không khí trong lốp tăng cao dễ dẫn tới nổ lốp
Nguyên nhân do mặt đường nóng, cộng thêm quá trình biến dạng liên tục khi công việc khiến nhiệt độ không khí trong lốp tăng cao. Một nghiên cứu cho thấy, lốp của một chiếc xe bán tải có thể đạt trên 60 độ C sau khi chạy 50 km dưới trời nắng. Cứ 10 độ C tăng thêm áp suất lốp sẽ tăng lên 1 – 2 Psi (0,07 – 0,14 kg/cm2).
Áp suất vượt quá mức cho phép dễ làm lốp phình hoặc bị nổ, hiện tượng này thường xuất hiện trên lốp đã mòn nhiều hoặc hết hạn sử dụng (khoảng 6-8 năm tùy từng loại kể từ ngày cung cấp.) Sự tăng giảm áp suất không đều giữa các bánh xe cũng chắc hẳn dẫn đến mất lực bám khi xe vào cua, dẫn đến tai nạn.
Nhằm tránh tối đa các sự cố liên quan đến lốp trong thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, bạn nên dành thời gian kiểm tra lốp thường xuyên, sử dụng cảm biến áp suất lốp tn401 đặc biệt trước những chuyến đi dài để kịp thời phát hiện những nguyên nhân không an toàn tiềm ẩn trên lốp xe (lốp mòn, lốp quá căng, áp suất lốp giữa các bánh không đều) để có biện pháp thay thế thích hợp.
Chết ắc quy vì để xe lâu dưới nắng nóng
a số chúng ta chỉ lo trục trặc ắc quy trong mùa đông. Thực tế, sức nóng mùa hè còn tác động đến ắc quy nhiều hơn so với mùa đông.
Sự quá nhiệt và quá nạp là hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ắc quy chết sớm. Nhiệt độ khiến chất lỏng bay hơi, thay đổi nồng độ dung dịch, phản ứng diễn ra nhanh và gây tổn hại cho cấu trúc phía trong ắc quy.
Bên cạnh đó, những thiết bị bị lỗi trong quá trình sạc như bộ điều chỉnh điện thế sẽ khiến ắc-quy bị quá nạp, làm hư các thẻ và giảm tuổi thọ. Các bề mặt thẻ (chì oxit) không chìm trong dung dịch điện phân dĩ nhiên bị hư hỏng. Vì vậy, cần theo dõi và bảo dưỡng thường xuyên thiết bị này, đặc biệt trong mùa nóng.
Nguyên tắc hạn chế nguy cơ sự cố có thể xảy ra
Mang xe đi kiểm tra, bảo dưỡng tại các gara uy tín trước mỗi thời điểm giao mùa.
Thường xuyên để ý đến những bất thường trong quá trình sử dụng. Bổ sung kịp thời các dung dịch làm mát và dầu bôi trơn.
Nên đỗ xe tại những nơi thoáng mát như hầm để xe của các tòa nhà, hoặc ít nhất là trong bóng râm.
Nếu bắt buộc phải đỗ xe dưới trời nắng, chủ xe nên chuẩn bị các trang thiết bị chống nóng. Tuy nhiên, đã có thử nghiệm thực tế chứng minh bạt phủ kín toàn bộ thân xe thậm chí còn làm cho nhiệt độ trong xe tăng cao hơn cả khi không sử dụng bất kỳ biện pháp nào. Do đó, nên sử dụng loại bạt hoặc ô che để vừa tránh nắng chiếu trực tiếp vào xe, vừa tạo không gian thoáng đãng xung quanh để xe có thể tự tỏa nhiệt. Dán phim cách nhiệt chất lượng cao cũng là một việc nên làm để bảo vệ nội thất.
6 loại chất lỏng trên ô tô nên được thay thế định kỳ
Dầu động cơ, dầu trợ lực lái, dầu phanh, dầu hộp số,... là những loại chất lỏng rất quan trọng trong việc vận hành của ô tô.
Mỗi chiếc ô tô về bản chất là một khối máy móc bao gồm kim loại và các chất lỏng. Để giữ cho khối máy móc này vận hành trơn tru thì cần thường xuyên kiểm tra và thay thế các loại chất lỏng định kỳ. Trong đó, 6 loại chất lỏng này là quan trọng nhất:
1. Dầu Động cơ
Đây là chất lỏng có vai trò rất quan trọng giúp giữ cho động cơ được bôi trơn. Động cơ phổ biến hiện nay thường hoạt động với số vòng quay tối đa lên tới hàng nghìn vòng trên phút, với môi trường khắc nghiệt như vậy, với một chiếc xe thường xuyên di chuyển, việc thay dầu động cơ mỗi 6 tháng một lần là điều rất cần thiết.
2. Nước làm mát động cơ
Nhiệt từ nhiên liệu cháy và ma sát diễn ra liên tục khiến các chi tiết nóng lên rất nhanh. Nước làm mát phát tán quá bộ tản nhiệt giúp giải nhiệt cho động cơ. Vì vậy nên kiểm tra chất làm mát xe hơi của bạn hai lần một năm, một lần vào mùa đông và một lần vào mùa hè. Thông thường, nước làm mát sẽ được thay định kỳ sau khoảng 2 đến 3 năm.
3. Dầu hộp số
Dầu hộp số giữ cho bánh răng của xe ô tô chạy trơn tru. Chất lỏng này cũng bị bẩn theo thời gian khiến việc chuyển số khó khăn, kém mượt mà, rung giật và thậm chí là không thể chuyển số. Cần quan tâm cả chất lượng và mức chất lỏng, tùy thuộc vào tính chất của chiếc xe, thường từ 80.000 đến 160.000 km là lúc bạn nên thay dầu mới.
4. Dầu trợ lực lái
Vai trò của chất lỏng này dễ hiểu ngay từ cái tên của nó, đơn giản là nếu như không có dầu trợ lực lái thì tài xế gần như không thể điều khiển vô lăng bởi lực ma sát quá lớn giữa 4 bánh xe và mặt đường. Ở một mức phù hợp của mực chất lỏng sẽ dễ dàng để điều khiển trơn tru chiếc xe. Vì vậy, cần kiểm tra định kỳ để mực chất lỏng dầu trợ lực lái không quá thấp, giúp bạn có được cảm giác lái thoải mái nhất.
5. Dầu phanh
Dầu phanh giúp chiếc xe được đảm bảo an toàn khi giảm tốc độ hay dừng lại. Các mẫu xe hiện nay chủ yếu sử dụng hệ thống phanh thủy lực. Tương tự như các loại chất lỏng khác trên xe, dầu phanh cũng bị bẩn và giảm chất lượng theo thời gian. Và bởi tính chất sử dụng để truyền lực nên dầu phanh cần được đảm bảo có độ nhớt cao. Vì vậy nên thường xuyên kiểm tra mức và chất lượng dầu phanh, và sau khoảng 2 năm nên thay dầu mới.
6. Nước rửa kính chắn gió
Đây là loại chất lỏng ít quan trọng nhất so với 5 loại chất lỏng bên trên. Tuy nhiên, xét về khía cạnh tầm nhìn khi lái xe, thì nước rửa kính vẫn là yếu tố khá cần thiết. Bởi lẽ, khi đang lưu thông ở vận tốc cao, vô tình bị bùn bắn lên kính mà xe lại hết nước rửa kính chắc chắn sẽ hạn chế tầm nhìn và dễ gây ra tai nạn. Vì thế, hãy luôn đảm bảo nước rửa kính xe luôn đầy trước khi sử dụng xe. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm bột tẩy rửa hòa tan vào dung dịch để làm kính xe sạch hơn.
Những phụ tùng cần thay thế định kỳ để bảo đảm an toàn khi sử dụng ô tô Trong thời gian sử dụng ô tô, có nhiều phụ tùng dễ bị xuống cấp theo thời gian, cần phải được thay mới kịp thời nếu để quá sẽ ngày càng hư hỏng. Trong một chiếc ô tô có hơn 30 nghìn chi tiết khác nhau Một chiếc xe ô tô có tới hơn 30.000 chi tiết và tài xế nên biết trong...