Tổn thương tuổi thơ, vết hằn khó phai
Ngoài trời mưa vẫn nặng hạt, nỗi lo cơn bão lớn cứ thường trực trong lòng thế nhưng đọc bài báo vụ 230 1 cái tát, là một cô giáo tôi thật sự thấy… đau.
Nhớ lại chuyện hồi thằng nhóc nhà mình học lớp năm, đạp xe đi học xa mà phải đi hai buổi một ngày hơn 10km chứ ít gì. Mẹ cũng phải làm xa lại ngược đường nên cũng đành chịu cho con tập “luyện giò”. Bữa nọ, mẹ về sớm, sẵn tiện lên trường đón con về rồi chiều đưa con đi để thằng nhỏ đỡ phải đạp xe hai lượt. Xe đạp để lại nhà xe của trường, mẹ vô tư nghĩ cứ vậy thôi vì học sinh trường mẹ vẫn thường có trường hợp như vậy và buổi trưa có bảo vệ trực cơ mà.
Thế rồi, buổi chiều tan học về, vừa vào nhà, thằng ku nước mắt giọt ngắn giọt dài bảo là bị cô giáo mắng trước lớp rằng “bỏ xe mất ráng chịu”, “bảo vệ của trường không phải để giữ xe cho em”… Cô còn nói nhiều lắm nhưng bây giờ cứ mãi ấn tượng với hai câu nói này.
Với đứa trẻ bị ăn tát kia đó là dấu ấn, là kí ức, là nỗi ám ảnh mà bé sẽ mang theo suốt đời
Không phân tích sâu vào vấn đề, điều muốn nói ở đây là cách cô giáo nói với “con nít”. Tôi buồn, chỉ biết ôm con vào lòng, xoa dịu nỗi tức tưởi của con chứ còn biết làm hay nói gì về đồng nghiệp đây.
Thằng ku nhà mình vốn đã “khó tính”, mẹ giận mắng mỏ thế nào cũng được nhưng mà lỡ nói “mày, tao” là nó hoặc sầm mặt lại hoặc khóc tức tưởi, kể lể “ sao mẹ nói mày tao”, “sao mẹ không lịch sự”….
Giáo dục con trẻ không phải chuyện dễ dàng, những ấn tượng tuổi thơ dễ ăn sâu vào kí ức trẻ thơ. Cũng may mắn cho con là suốt bao nhiêu năm đến trường chỉ có mỗi lần này con khóc.
Một chuyện khác của con. Nhớ hồi con học hai năm mẫu giáo, mẹ mang sữa theo nhưng con lười uống, có hôm hết buổi mang về, có hôm lén nhờ bạn uống giùm. Thế là bị cô giáo phát hiện.
Giữa buổi, đến giờ chơi, cô ôm con và một bạn gái nữa cũng lười uống sữa như con vào lòng, canh giữ cho hai đứa uống xong hai hộp sữa rồi mới cho chơi với bạn. Muốn chơi thì con phải uống cho nhanh.
Video đang HOT
Trong mỗi con người chúng ta ai cũng có phần tích cực và phần tiêu cực, làm sao để phần tích cực chế ngự được phần tiêu cực không phải là điều dễ dàng.
Trường học ghép mẫu giáo với tiểu học nên rất khó quản lý học sinh trong giờ chơi, thế là cô quy định bạn nào xuống sân chơi dơ bẩn quần áo là không cho “cắm cờ” nên con học cả buổi về quần áo vẫn sạch sẽ, thơm tho.
Hai năm với cô con biết ngoan ngoãn, biết tự ăn, biết cầm viết tay phải. Mẹ thầm cảm ơn cô, cô giáo đầu đời của con.
Hai mẩu chuyện về cô giáo của con là chuyện của riêng mình nhưng qua đó để những ai là mẹ, là cô giáo suy nghĩ thêm về câu chuyện giáo dục với con trẻ.
Trở lại câu chuyện 230 1 cái tát theo cá nhân tôi, dù sự việc được xử lý ra sao, mức độ nào thì rồi tất cả cũng theo thời gian sẽ đi vào quên lãng. Nhưng với đứa trẻ bị ăn tát kia đó là dấu ấn, là kí ức, là nỗi ám ảnh mà bé sẽ mang theo suốt đời và liệu từ bây giờ câu nói “cô giáo như mẹ hiền” còn được bé lắng nghe và tin nữa hay không?
Giáo dục con trẻ không phải chuyện dễ dàng, những ấn tượng tuổi thơ dễ ăn sâu vào kí ức trẻ thơ
Trong mỗi con người chúng ta ai cũng có phần tích cực và phần tiêu cực, làm sao để phần tích cực chế ngự được phần tiêu cực không phải là điều dễ dàng.
Ngoài trời cứ mưa rỉ rả, ước gì những giọt mưa kia có phép nhiệm mầu xóa đi nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn của cậu bé kém may mắn kia trong, để ngày mai khi em đến trường thì “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Mong rằng những “con sâu” trong ngành giáo dục sẽ sớm được loại bỏ để nghề giáo mãi mãi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.
Theo thegioitiepthi.vn
Cây xoài của nội và những năm tháng không thể quay về
Cây xoài giờ chẳng thèm trĩu quả nữa. Nó vẫn ra hoa, vẫn vẫy gọi chúng tôi núp dưới tán lá của nó vui đùa. Nhưng nó lay lắt cành trong tuyệt vọng, đứng đó lặng yên từ năm này sang năm khác, từ cái ngày chúng tôi lớn lên.
Nội ngồi trong nhà, trên chiếc phản gỗ, ngoáy trầu và đưa ánh mắt màu nắng nhìn ra ngoài qua song sắt cửa sổ, lặng nhìn cây xoài.
Cây xoài chứng kiến biết bao thăng trầm và cả những lặng lẽ, ủ dột trong tâm hồn nội. Ngày nội còn trẻ, nội lấy ông và gia đình chuyển về đây. Ngót nghét mà đã gần năm mươi năm trôi qua, tóc nội giờ trắng xóa, cây xoài cũng không còn trẻ nữa, cũng còm ròm bên trong thân nó.
Tại xã Cam Lập, đường nối liền 2 thôn Nước Ngọt và Bình Lập bị nước lũ cuốn trôi mất một đoạn dài đến 50m, gây chia cắt.
Bà kể lại ngày đó, ông nội đã gieo hai hạt xoài xuống đất, ông cũng chẳng hy vọng đến một ngày nào đó nó sẽ vươn mầm trổ mả, đầy sức sống vì mảnh đất khô cằn này không thể nào nuôi sống được những mầm xanh. Ấy vậy mà lạ! Những tín hiệu của sự sống mơn mởn đã bắt đầu từ dưới lòng đất tự lúc nào. Và đến bây giờ, cây xoài ngày nào chỉ là hạt giống nhỏ bằng bàn tay nay sừng sững, hiên ngang che nắng gió và đương đầu với bao giông bão của cả một thế hệ ngần ấy con người sinh ra và mất đi.
Tại xã Cam Lập, đường nối liền 2 thôn Nước Ngọt và Bình Lập bị nước lũ cuốn trôi mất một đoạn dài đến 50m, gây chia cắt.
Nội vẫn ngồi đó trên chiếc phản gỗ, miệng nhai trầu, thở một tiếng rõ dài. Bà đưa bàn tay lem màu đỏ của trầu lên đôi mắt dụi một hồi. Ngoài song cửa sổ, tiếng lá xoài khô, rơi xuống đất giòn tan. Đôi khi vô tình chỉ một cơn gió khẽ thoáng qua, lá xoài bay rợp rồi tụ lại với nhau. Dưới ánh nắng như thiêu đốt của mùa hạ, chúng như ngún cháy mà chẳng cần mồi lửa nhóm lên. Nội đảo mắt nhìn xuống ống ngoáy rồi lại nhìn ra cây xoài, nhìn tán lá, nhìn hoa xoài, thân xoài,... cứ thế, mắt nội đượm bao kỉ niệm của những ngày xưa cũ.
Ngày xưa ấy, lũ trẻ chúng tôi còn là những đứa con nít choai choai độ lên chín, lên mười. Cứ trưa đến, mặc cho bà ra sức í ới gọi về nhà ngủ trưa, chúng tôi cứ thế mải mê chơi. Dưới tán cây xoài, bông xoài kết chùm thật đẹp, một màu xanh non hơi ngà ngà màu trắng của sữa thật thanh khiết. Hoa xoài rơi, cái kiểu rơi nhỏ giọt thi thoảng đụng đầu tôi rồi rớt xuống đất, có khi kẹt lại trong kẽ chân.
Ảnh minh họa: phim The secret world of Arrietty.
Điều mà lũ trẻ con lo sợ nhất ở cây xoài không phải vì tán lá không đủ rộng để che nắng buổi trưa. Hay đang chơi đùa thì vô tình một trái xoài lìa cành, héo nắng rụng xuống ngay đầu mà nó là sợ lũ sâu róm trên cây. Lũ sâu lông lá đen xì xì, bò đo gang làm chúng tôi rợn cả da gà. Mỗi lần đến mùa xoài đơm hoa kết quả là mẹ tôi phải diệt không biết bao nhiêu là con, diệt đến nỗi rợn tóc gáy vì chúng quá nhiều.
Mùa sâu róm đi qua cũng là ngày mà xoài bắt đầu cho quả, cây xoài như "còng" thân vì quả rất sai. Đến độ ngay cả những cành thấp nhất, lúc xoài chưa kết quả đã gần sà sát xuống mặt đất nay không cần leo lên tít trên cây mà với tay chưa quá một gang là có thể chạm tới thứ quả ấy rồi! Xoài nhiều đến mức, bác tôi, ba mẹ tôi và cả chị em họ trong gia đình tôi quần tụ lại để hái xoài. Những quả xoài chín vàng, mọng nước, da căng bóng trông mới hấp hẫn, mê li làm sao! Trong khi chúng tôi say sưa hái quả, nội ngồi trong lan can nhìn ra, bà cười. Vẻ cười mãn nguyện xen lẫn niềm vui thú tuổi già. Nếu cây xoài mà là một vật có tri giác, chắc bà sẽ đến gần ôm lấy nó, cảm ơn rối rít không thôi rồi. Dù vậy, giữa nó với bà cũng có một thứ gì đó rất gắn bó, thâm tình.
Ảnh minh họa: phim The secret world of Arrietty.
Trước kia, cây xoài có đôi có cặp to ngang ngửa nhau. Một cây đối diện với gian nhà trên và một cây đối diện với gian nhà dưới của nội. Nhưng, cơn bão năm 2009 đi qua, cây xoài đối diện với gian nhà dưới bật gốc, đổ ngã. Thế là chỉ còn duy nhất một cây, mà cây xoài ấy giờ cũng chẳng thèm trĩu quả nữa. Chắc có lẽ vì nó buồn, một phần vì không còn ai hứng thú với việc hái xoài vào buổi trưa hè khi chúng tôi dần lớn và rồi lãng quên nó trong vô thức. Nó vẫn ra hoa, hoa xoài vẫn vậy, vẫn vẫy gọi chúng tôi núp dưới tán lá của nó để vui đùa, để tíu tít cười giỡn. Nhưng nó lay lắt cành trong tuyệt vọng, nó đứng đó trong lặng yên từ năm này sang năm khác, từ cái ngày chúng tôi lớn lên. Một cơn gió nhẹ lướt qua, hoa xoài rơi xuống, cũng điệu nhỏ giọt như ngày ấy...
Ảnh minh họa: phim The secret world of Arrietty.
Bà ngồi trong nhà nhìn ra, mọi thứ yên ắng hơn, gió phảng phất trên mái tóc bà, miệng bà vẫn nhai trầu nhưng mắt không nhìn cây xoài nữa, bà trải rộng ra nhìn về đám đất phía sau cây xoài, một vẻ lả đừ, nhăn nhúm... Bà tôi!
Theo hoahoctro.vn
Chỉ cần ngồi nhìn vào mắt nhau và hỏi 36 câu này, bạn có thể yêu ngay từ cuộc hẹn đầu tiên Hãy hỏi 36 câu sau và biến tấu theo cách của bạn, con đường dẫn đến tình yêu đích thực đang chờ bạn đó. Khi hiểu về đời tư của đối phương, hai người sẽ thấy gần gũi với nhau hơn. Nhưng đặt câu hỏi thế nào để đôi bên thoải mái chia sẻ lại phụ thuộc rất nhiều vào sự khéo léo...