Người mắc Covid-19 nhẹ có nguy cơ suy tim hoặc đông máu khoảng một năm sau khi khỏi, theo một nghiên cứu mới công bố.
Các chuyên gia so sánh nguy cơ biến chứng tim mạch ở hơn 151.000 cựu chiến binh sống sót sau nhiễm nCoV với 3,6 triệu đồng nghiệp không mắc bệnh. Họ nhận thấy tỷ lệ người nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc biến chứng tim mạch trong 12 tháng đầu khỏi Covid-19 tăng lên, theo kết quả nghiên cứu đăng trên Nature hôm 7/10.
Cụ thể, bệnh nhân Covid-19 không nhập viện có nguy cơ suy tim cao hơn 39%, nguy cơ hình thành cục máu đông (thuyên tắc phổi) tăng 2,2 lần trong năm tiếp theo, so với người không mắc bệnh. Như vậy, thế giới có thể ghi nhận thêm 5,8 ca suy tim và 2,8 ca thuyên tắc phổi trên 1.000 bệnh nhân Covid-19 không nhập viện.
Bệnh tim và đột quỵ vốn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Ziyad Al-Aly, giám đốc trung tâm dịch tễ học lâm sàng tại Hệ thống Y tế St. Louis ở Missouri, người đứng đầu công trình, cho biết: “Hậu quả của Covid-19 rất lớn. Chính phủ và hệ thống y tế phải lường trước thực tế rằng căn bệnh, đặc biệt hội chứng Covid kéo dài, sẽ để lại bóng đen lớn. Tôi lo ngại chúng ta chưa coi trọng vấn đề này”.
Nhân viên y tế điều trị cho người mắc Covid-19 tại bệnh viện ở Idlib, Syria, ngày 26/9. Ảnh: Reuters
Nghiên cứu cũng cho thấy người nhập viện vì Covid-19 có tỷ lệ ngừng tim cao gấp 5,8 lần, nguy cơ viêm tim hoặc viêm cơ tim cao gấp 14 lần. Ở bệnh nhân vào khu hồi sức tích cực, các con số cao hơn đáng kể. Gần một trên 7 người mắc một dạng bệnh tim nghiêm trọng trong vòng một năm sau khỏi Covid-19.
Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tổn thương tim mạch ở bệnh nhân Covid-19. Họ phỏng đoán có thể là tổn thương kéo dài vì virus xâm nhập trực tiếp vào tế bào cơ tim và các tế bào lót mạch máu, cục máu đông, chứng viêm dai dẳng.
Dựa trên hậu quả những thảm họa thiên nhiên và đại dịch trước đây, chuyên gia nhận định tác động gián tiếp từ Covid-19 như giãn cách xã hội, kiệt quệ tài chính, thay đổi thói quen ăn uống và hoạt động thể chất, chấn thương tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến tim mạch.
Những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 khuyến cáo người dân những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19.
TP.HCM: Đưa F0 không triệu chứng ra khỏi các bệnh viện điều trị COVID-19 Hàng ngày, các F0 không có triệu chứng tại bệnh viện điều trị COVID-19 sẽ được bốc ra khỏi bệnh viện, nếu bệnh ổn định sẽ chuyển về các bệnh viện dã chiến. Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến thu dung và điều trị COVID-19 số 1 túc trực theo dõi bệnh nhân - Ảnh: Bác sĩ NGUYỄN THÀNH TÂM Đó là...
Tin mới nhất
Nguy hại khôn lường của thuốc lá điện tử
21:36:08 27/12/2024
Hiện nay, nhiều nhà sản xuất và hãng quảng cáo thuốc lá thường quảng cáo rằng những loại thuốc lá có đầu lọc, thuốc lá ít hắc ín thì ít nguy cơ, ít độc hại hơn so với loại thuốc lá điếu thông thường.
Làm gì để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh của bạn?
21:34:11 27/12/2024
Sự cân bằng là câu thần chú mới của bạn. Ăn uống lành mạnh đơn giản là đạt được sự cân bằng phù hợp hãy bổ sung trái cây tươi, rau củ, protein nạc, chất béo lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn của bạn để có một cơ thể khỏe mạnh hơn...
Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần
21:31:34 27/12/2024
Việc công bố dịch đã tạo cơ sở pháp lý để triển khai các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả hơn, đặc biệt là việc nhanh chóng cung cấp vắc-xin từ ngân sách địa phương.
Ra mắt sách 'Dự phòng bệnh do não mô cầu'
21:28:52 27/12/2024
Trước tính chất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao và di chứng nặng nề của bệnh do não mô cầu, việc cung cấp thông tin kiến thức nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh và hạn chế số ổ dịch trong cộng đồng là vô cùng cấp thiết.
Những người nào nên hạn chế ăn ốc luộc?
21:26:00 27/12/2024
Ốc chứa nhiều natri, mà đây là chất cấm với những người bị bệnh tiểu đường, bệnh thận, huyết áp cao. Những người này khi ăn những thực phẩm có hàm lượng natri cao sẽ khiến bệnh càng thêm nặng.
Vụ ngộ độc rượu ở Vũng Tàu: Methanol cao gấp 2.353 lần
21:23:10 27/12/2024
Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy có tình trạng toan chuyển hóa nặng, chẩn đoán ban đầu Theo dõi ngộ độc methanol . Đến 19h cùng ngày, 4 bệnh nhân được chỉ định lọc máu liên tục.
Mối lo ngại khi dùng paracetamol giảm đau cho người cao tuổi
21:17:54 27/12/2024
Hầu như tất cả các hướng dẫn lâm sàng đều khuyến cáo acetaminophen là phương pháp điều trị dược lý đường uống đầu tay cho chứng đau do viêm xương khớp (OA), chủ yếu là do nó được cho là an toàn hơn các thuốc giảm đau đường uống khác.
7 lợi ích của nước ép đu đủ chanh
21:09:53 27/12/2024
Uống nước ép đu đủ chanh hàng ngày tăng cường tiêu hóa, cải thiện sức khỏe làn da, góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những lợi ích khi kết hợp thức uống lành mạnh này vào thói quen hàng ngày:
Tăng cường phòng, chống bệnh sởi
21:06:59 27/12/2024
Bệnh sởi chưa có thuốc đặc trị đặc hiệu, nên việc điều trị cho người bệnh chủ yếu căn cứ vào triệu chứng và biến chứng của bệnh. Sởi có thể lây qua đường hô hấp, khi tiếp xúc trực tiếp với chất tiết mũi, họng của bệnh nhân.
Bé trai 9 tháng đi cấp cứu vì sai lầm nhiều cha mẹ Việt vẫn mắc
21:03:55 27/12/2024
Theo các bác sĩ, đối với trẻ em không phải trường hợp tiêu chảy nào cũng phải nhập viện, với trẻ ở mức độ nhẹ, gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chuyên gia y tế chung tay đẩy lùi gánh nặng bệnh viêm não do não mô cầu tại Việt Nam
20:58:44 27/12/2024
Bệnh não mô cầu xâm lấn rất nguy hiểm, có thể gây tử vong chỉ trong vòng 24 giờ. Tỉ lệ tử vong cũng lên đến 50% nếu không được điều trị kịp thời, 20% số ca sống sót phải chịu di chứng như cắt cụt chi, suy giảm trí tuệ, mất thính lực".
Tám triệu chứng đau lưng cần phải đi khám ngay
20:53:44 27/12/2024
Cột sống là khu vực có nguy cơ cao bị ung thư di căn. Ung thư phổi, vú và đại tràng có nhiều khả năng di căn đến cột sống và biểu hiện dưới dạng khối u cột sống.