Tổn thương thị lực có thể làm tăng nguy cơ tử vong
Theo phát hiện mới công bố trên Tạp chí y khoa trực tuyến The Lancet Global Health, tình trạng mù lòa và tổn thương thị lực có liên quan mật thiết với việc tăng nguy cơ tử vong.
Trong cuộc phân tích quy mô lớn, dựa trên dữ liệu từ 17 nghiên cứu với sự tham gia của 48.000 người, các chuyên gia nhận thấy những người bị suy giảm thị lực nặng hơn có nguy cơ tử vong vì mọi nguyên nhân cao hơn so với những người có thị lực bình thường hoặc suy giảm thị lực ở mức độ nhẹ.
Cụ thể, so với người có thị lực khỏe mạnh, người suy giảm thị lực ở mức nhẹ và nghiêm trọng có nguy cơ tử vong cao hơn lần lượt là 29% và 89%. áng nói là có đến 4/5 dạng tổn thương thị lực ở các đối tượng nghiên cứu vốn có thể phòng ngừa hoặc kiểm soát được.
Xét trên phạm vi toàn cầu, những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực và mù lòa có thể tránh được gồm: bệnh đục thủy tinh thể và có nhu cầu đeo kính (như cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị) nhưng không được đáp ứng.
Tuy suy giảm thị lực theo tuổi tác là chuyện không thể tránh khỏi, nhưng các chuyên gia nhãn khoa cho biết chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên để cải thiện thị lực, bao gồm xây dựng chế độ ăn bổ mắt (chứa nhiều vitamin A, E, C, kẽm, lutein, zeaxanthin…), tập thể dục cho mắt (chớp mắt, đảo mắt…), hạn chế thời gian xem các thiết bị điện tử, thường xuyên đeo kính râm khi ra nắng và kiểm tra thị lực định kỳ.
Cần can thiệp sớm để giảm tỷ lệ mù lòa
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 2 triệu người mù và thị lực kém. Trên 80% tỷ lệ người mù ở Việt Nam có thể phòng, chữa được nhưng một số người chưa ý thức được việc khám, can thiệp sớm.
Video đang HOT
Những thành tựu và thách thức
Theo Ủy ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống mù loà, Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù và thị lực kém. Trong đó, nguyên nhân chính gây mù là đục thể thủy tinh (chiếm tới 66,1%), tiếp đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnh glôcôm, tật khúc xạ ...
Ở độ tuổi thanh thiếu niên, có khoảng 15-20% ở học sinh nông thôn, 30-40% ở thành phố bị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị). Điều đáng nói, các dịch vụ nhãn khoa còn thiếu và yếu, không đáp ứng được các yêu cầu chăm sóc mắt cộng đồng.
Một số người dân có thói quen tự mua thuốc tự uống, nhỏ mắt hay trì hoãn đeo kính khi mắc tật khúc xạ, tự chữa mắt theo các phương pháp và quan niệm dân gian...gây ra vô số bệnh nặng, biến chứng, mùa lòa không thể cứu vãn.
Chị Nguyễn Thuỳ Lâm, nhân viên văn phòng tại Hà Nội chia sẻ, từ lâu mắt kém, đi khám một bên cận hơn 1 độ, 1 bên 0,75 độ tuy nhiên chị lười đeo kính. Mỗi lần đi xe ra đường, chị rất khó có thể nhìn được xa, thậm chí không thể nhìn được đèn đỏ, đèn xanh còn bao nhiêu giây để đi.
"Mình cũng có ý định sẽ đi kiểm tra, đo lại mắt để đeo kính nhưng rồi lần nữa năm này qua năm khác. Không hiểu sao, những lần khám sức khoẻ của công ty có các danh mục như: siêu âm ổ bụng, chụp X.quang, khám phụ khoa, tiêu hoá...nhưng lại không có khám mắt", chị Lâm nói. Mãi khi đến khám ở BVMTƯ chị mới biết ngoài cận thị từ thời sinh viên chị còn bị đục thể thủy tinh, một căn bệnh của người cao tuổi. Hơn nữa, có phương pháp phẫu thuật và kính nội nhãn( IOL) có thể giúp chị vừa bỏ được kính cận, vừa có lại thị lực như thời son trẻ.
Theo các bác sĩ, các bệnh về mắt nếu người bệnh khám, can thiệp sớm, đúng cách đều có thể phục hồi tốt thị lực. Với tật khúc xạ thì phương pháp điều trị đơn giản chỉ là đeo kính gọng. Khi đã đến tuổi trưởng thành, nhu cầu về công việc và thẩm mỹ cao hơn, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp phẫu thuật khúc xạ như LASIK, Femto laser, SMILE và SMART SURF để bỏ đi cặp kính gọng trên mặt.
Với bệnh đục thể thủy tinh, người bệnh có cảm giác nhìn qua màng sương khói, mờ đục, nhìn có quầng, màu sắc kém sinh động. Phẫu thuật thể thủy tinh dường như là phương pháp duy nhất để điều trị đục thể thủy tinh khi nó bị mất tính trong suốt. Bệnh nhân sẽ được thay bằng một thấu kính nhân tạo bé xíu hay còn gọi là kính nội nhãn.
Mổ hàng vạn ca cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, đối tượng chính sách bằng xe mổ lưu động
Phấn đấu giảm tỉ lệ người mắc các bệnh liên quan đến mắt, đến năm 2020 ngành Mắt Việt Nam đặt mục tiêu giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,5 người/ 1.000 dân; tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và chỉnh kính tật khúc xạ đạt trên 70%. Để thực hiện được mục tiêu này, các bệnh viện đã tổ chức nhiều đợt mổ thuỷ tinh thể nhân đạo tại các huyện bằng ô tô lưu động. cho đến nay đã phẫu thuật an toàn cho 15.000 bệnh nhân, mổ miễn phí hoặc giảm phí cho hơn 10.000 người.
Giữ vững danh hiệu con chim đầu đàn của ngành nhãn khoa, đưa tiến bộ kỹ thuật mới nhất của thế giới vào phục vụ bệnh nhân Việt Nam
Một trong những lý do người bệnh thường tìm đến các bệnh viện tuyến cao như BVMTƯ để điều trị là vì các bệnh viện này đã ứng dụng những kỹ thuật nhãn khoa tiên tiến và tầm cỡ của thế giới để điều trị cho người bệnh trong nước. Các phương pháp điều trị hiện đại như: ứng dụng tế bào gốc, ghép giác mạc lớp, tán nhuyễn thuỷ tinh thể bằng siêu âm (phaco), cắt dịch kính không khâu 23G & 25G, điều trị bong võng mạc, điều trị lỗ hoàng điểm và màng trước võng mạc, laser nội nhãn, điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP), laser Excimer điều trị các tật khúc xạ, đặt van dẫn lưu điều trị glôcôm....
Với đục thể thủy tinh, hiện có hai phương pháp kỹ thuật bệnh nhân có thể lựa chọn là phẫu thuật phaco kinh điển và phaco có lade trợ giúp. Bệnh nhân nên trò chuyện thẳng thắn với bác sĩ để đi đến quyết định đúng đắn nhất.
Trong đó, phẫu thuật phaco kinh điển phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Nó được công nhận về tính an toàn và hiệu quả. Với phương pháp mổ PHACO một dụng cụ siêu âm sẽ làm vỡ vùng trung tâm của nhân mắt, sau đó hút ra ngoài. Với công nghệ mổ hiện đại, bệnh nhân chỉ cần lưu trú ở khu hồi tỉnh khoảng 15-30 phút, sau đó có thể ra về. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật, thường là vài ngày hay vài tuần.
Phẫu thuật phaco có lade trợ giúp không được chi trả bởi hầu hết các hãng bảo hiểm, đắt đỏ hơn mặc dù nó có vài ưu điểm về độ chính các và tính an toàn trong những trường hợp nhất định. Nếu chọn phương pháp phẫu thuật phaco có lade trợ giúp có ưu điểm là trong phẫu thuật thiết bị quan trắc sẽ vẽ lên bản đồ về bề mặt và thông tin cấu trúc của thể thủy tinh.
Thông tin sẽ được máy tính xử lý nhằm thiết kế một đường rạch trên giác mạc chuẩn xác đề độ sâu , vị trí, chiều dài. Phẫu thuật viên dùng tia lade để rạch giác mạc và bao trước thể thủy tinh. Sau đó đầu phaco sẽ được đưa vào làm tán nhuyễn thể thủy tinh như phẫu thuật phaco kinh điển rồi hút ra ngoài. IOL sau đó sẽ được đặt vào vị trí, vết rach cũng không cần khâu hay chăm sóc đặc biệt gì.
Cần lưu ý ngay việc chọn IOL (kính nội nhãn) thích hợp không hề dễ dàng. Bác sĩ sẽ tư vấn để bạn chọn được IOL phù hợp với khả năng tài chính và lối sống của bệnh nhân. Những vấn đề được đưa ra sau đây sẽ làm bạn dễ đi đến quyết định. Vật liệu để làm IOL, hầu hết được làm từ silicone, acrylic và các vật liệu plastic tổng hợp khác.
Kính đơn tiêu- Monofocal IOLs: Nhiều bệnh nhân xử dụng loại IOL này. Kính cho phép hội tụ ánh sáng để nhìn xa hoặc nhìn gần hay nhìn cự ly trung bình. Đa phần bệnh nhân chọn loại để nhìn xa thật rõ. Còn lại để nhìn gần hay đọc sách họ sẽ phải đeo kính gọng.
Kính đa tiêu Multifocal IOLs: có cấu tạo quang học thành nhiều vùng khác nhau, hai hoặc ba tiêu cự chẳng hạn. Điều này cho phép bệnh nhân nhìn rõ cả xa và gần. Một vài loại kính đa tiêu còn cho khả năng nhìn tốt ở cự ly trung bình. Có bệnh nhân có thể không thực sự thoải mái hoàn toàn khi nhìn gần, tuy nhiên chỉ là cá biệt.
Nếu bệnh nhân hay phải lái xe ban đêm: một số người mang kính đa tiêu và EDOF có thể than phiền về cảm giác lóa, quầng sáng, giảm độ tương phản đặc biệt khi trời xẩm tối và về đêm. Trong trường hợp này bệnh nhân được khuyên đặt kính đơn tiêu- monofocal IOLs.
8 dấu hiệu mắt không khoẻ mạnh, bạn cần đi khám bác sĩ ngay Một số dấu hiệu bất thường như nhìn mờ, khô, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng... cho thấy mắt không khoẻ mạnh. Lúc này bạn cần đi khám bác sĩ ngay bởi rất có thể nó là triệu chứng của tật khúc xạ, thoái hoá điểm vàng hoặc là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hơn. Đôi mắt là cửa sổ của...