Tổn thương tâm lý sau đột quỵ, người phụ nữ uống thuốc ngủ quá liều
Sau đột quỵ, người bệnh không chỉ đối mặt với những vấn đề về thể chất mà còn có những thay đổi về sức khỏe tinh thần, dẫn đến hành vi ứng xử tiêu cực.
Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhận người bệnh là bà N.T.L. (68 tuổi, ngụ tại Quận 6). Bà L. nhập viện trong tình trạng lơ mơ, nhịp tim không đều. Qua chẩn đoán, bác sĩ xác định bà L. bị ngộ độc do uống thuốc ngủ quá liều.
Sau khi được rửa dạ dày, đồng thời truyền dịch tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước và ổn định các chức năng, bà L. đã may mắn thoát khỏi cửa tử.
Theo chia sẻ từ người nhà, bà L. đang trong quá trình hồi phục sau đột quỵ. Việc uống thuốc ngủ quá liều có thể là kết quả từ những tổn thương tâm lý sau đột quỵ. Theo các bác sĩ, việc quan tâm đến sức khỏe tâm thần giữ vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh đột quỵ phục hồi sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, hạn chế những sự việc đáng tiếc xảy ra.
BS CKII. Phạm Thị Ngọc Quyên – khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, trải qua cơn đột quỵ, đối diện với những di chứng về vận động khiến cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể, thậm chí đảo ngược hoàn toàn các thói quen cùng vai trò trong gia đình và xã hội.
Vì vậy cần xây dựng và duy trì một đời sống năng động, tạo điều kiện để người bệnh tham gia các hội nhóm, gặp gỡ với những người xung quanh là một cách giúp người bệnh lấy lại niềm vui và động lực sống. Bên cạnh đó, cần động viên người bệnh chia sẻ về những vấn đề về sức khỏe tinh thần của mình.
Tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân ở người bệnh đột quỵ là rất lớn, dẫn đến sự nóng nảy, cáu bẳn. Người thân nên đồng hành cùng người bệnh, chia sẻ, đồng cảm và khen ngợi, động viên khi người bệnh có sự cải thiện. Sự thông cảm và chia sẻ chính là liều thuốc tinh thần tốt nhất giúp người bệnh lạc quan và phối hợp điều trị phục hồi tốt hơn.
Để quá trình phục hồi tổn thương tâm lý ở người bệnh đột quỵ và thiếu máu não thoáng qua đạt được hiệu quả, đầu tiên cần sự cố gắng từ bản thân người bệnh, sau đó là sự hỗ trợ từ người nhà và người thân xung quanh.
Trong trường hợp người bệnh bị rối loạn cảm xúc cấp tính với biểu hiện nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc điều trị kết hợp với liệu pháp tâm lý trị liệu.
Những tổn thương tâm lý
BS CKII. Phạm Thị Ngọc Quyên – Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, sự thay đổi cảm xúc ở người bệnh sau đột quỵ được chia thành 4 nhóm.
Thứ nhất là rối loạn lo âu/rối loạn hoảng loạn. Theo đó, có khoảng 25% người bệnh đột quỵ và thiếu máu não thoáng qua bị rối loạn lo âu trong 5 năm đầu sau khi bệnh khởi phát. Ban đầu, những cơn lo lắng chỉ xuất hiện với tần suất vừa phải. Nếu không được phát hiện và điều trị thích hợp có thể tiến triển thành những cơn rối loạn hoảng loạn kịch phát từng đợt kèm với những triệu chứng toàn thân như co quắp tay chân, thở nhanh nông,…
Thứ hai là rối loạn cảm xúc giả hành. Tỷ lệ mắc rối loạn cảm xúc giả hành tăng cao ở những người bệnh tái phát đột quỵ nhiều lần. Đặc trưng của tình trạng này là sự bộc phát cảm xúc không phù hợp với hoàn cảnh. Chẳng hạn, người bệnh có thể cười trước sự việc buồn hoặc ngược lại, có thể khóc trước điều gì đó vui nhộn.
Video đang HOT
Thứ ba là trầm cảm và có ý định tự sát. Đây là rối loạn khí sắc thường gặp nhất, làm hạn chế khả năng phục hồi chức năng cũng như làm tăng nguy cơ tử vong gấp 10 lần ở người bệnh. Theo thống kê, có khoảng 30% người bệnh đột quỵ còn sống phải trải qua giai đoạn trầm cảm trong năm đầu sau khởi bệnh và hơn 50% trong số này không được chẩn đoán hay điều trị.
Thứ tư là các thay đổi cảm xúc khác, bởi sau đột quỵ, người bệnh có thể có những sự thay đổi về tính tình như dễ bực bội hơn, thiếu kiên nhẫn, tự ti, mặc cảm và sống nội tâm hơn. Nỗi lo sợ dựa dẫm, làm phiền người thân do mất đi khả năng hoạt động độc lập có thể là căn nguyên cho những thay đổi cảm xúc này.
Nếu không được cải thiện kịp thời và đúng cách, những tổn thương tâm lý này có thể khiến người bệnh mất nhiều thời gian để phục hồi, mất chức năng nặng hơn những khiếm khuyết vốn có, thậm chí là tăng nguy cơ tái phát đột quỵ. Từ đó cản trở quá trình hội nhập cuộc sống của người bệnh sau đột quỵ.
Một dấu hiệu khác thường ở miệng có thể là cơn đột quỵ
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho biết một dấu hiệu của đột quỵ là chứng khó nuốt.
Các vấn đề về nuốt rất phổ biến khi bị đột quỵ. Gần một nửa số người bị đột quỵ sẽ gặp vấn đề về nuốt vào lúc đầu đột quỵ, nhưng sau đó thường cải thiện, theo trang web của tổ chức để ngăn ngừa đột quỵ của Anh Stroke Association.
Tại sao đột quỵ gây khó nuốt?
Nuốt là công việc phức tạp cần não phối hợp nhiều cơ khác nhau. Đột quỵ, nếu làm tổn thương các bộ phận của não chịu trách nhiệm nuốt, sẽ ảnh hưởng đến khả năng nuốt.
Các tác động khác của đột quỵ có thể gây khó khăn cho việc ăn, uống.
Nếu cơ mặt hoặc cơ môi bị ảnh hưởng, nước bọt có thể thoát ra từ miệng
Nếu khả năng giữ thăng bằng bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ không thể ngồi thẳng, khiến việc nuốt khó khăn hơn.
Stroke Association cho biết: Cơn đột quỵ có thể gây khó nuốt. Tình trạng khó nuốt dễ gây sặc.
Nếu không thể nuốt đúng cách thì thức ăn và đồ uống có thể đi vào đường thở và phổi. Nước bọt cũng có thể xâm nhập vào đường thở nếu không thể nuốt đúng cách, dẫn đến bị sặc.
Sặc có thể rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến viêm phổi.
Tất cả những người bị đột quỵ nên được đánh giá khả năng nuốt trong vòng 4 giờ sau khi đến bệnh viện, theo Stroke Association.
Gần một nửa số người bị đột quỵ sẽ gặp vấn đề về nuốt vào lúc đầu đột quỵ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dấu hiệu của vấn đề về nuốt
Các dấu hiệu của vấn đề về nuốt bao gồm:
Ho hoặc nghẹn khi ăn hoặc uống
Trào ngược thức ăn lên, đôi khi qua mũi
Thức ăn hoặc đồ uống đi xuống không đúng cách
Cảm thấy thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng
Không thể giữ thức ăn hoặc đồ uống trong miệng
Vẫn còn thức ăn hoặc đồ uống trong miệng sau khi nuốt
Không thể nhai thức ăn đúng cách.
Giọng nói có vẻ khó nghe hoặc như có nước.
Chảy nước bọt
Mất nhiều thời gian để nuốt hoặc ăn.
Phải nuốt nhiều để hắng giọng, hoặc hắng giọng thật to.
Khó thở khi nuốt, theo Stroke Association.
Một dấu hiệu rõ ràng để nhận biết đột quỵ là không thể giơ 2 cánh tay lên cao và giữ tay trên cao. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các dấu hiệu khác của đột quỵ
NHS cho biết các triệu chứng đột quỵ chính bao gồm những thay đổi trên khuôn mặt.
Khuôn mặt bị xệ xuống một bên, không cười được, miệng hoặc mắt bị sụp xuống.
Không thể giơ 2 cánh tay lên cao và giữ tay trên cao, theo nhật báo Anh Express.
Lời nói lắp bắp hoặc đứt quãng, hoặc hoàn toàn không nói chuyện được mặc dù có vẻ tỉnh táo.
NHS cho biết thêm: Đôi khi đột quỵ có thể gây tê liệt hoàn toàn một bên cơ thể, đột ngột mất hoặc mờ thị lực, chóng mặt hoặc lú lẫn.
Các dấu hiệu khác có thể bao gồm khó hiểu những gì người khác nói, các vấn đề về thăng bằng và phối hợp, đau đầu đột ngột và dữ dội chưa từng thấy hoặc mất ý thức.
NHS cho biết cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ là thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và tránh hút thuốc và uống nhiều rượu.
Trang web của Trường Y Harvard Health (Mỹ) cho biết thêm: Huyết áp cao là yếu tố rất lớn, làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ nếu không được kiểm soát.
Vì vậy, theo dõi huyết áp là cách hiệu quả để ngăn ngừa đột quỵ, theo Express.
8 việc giúp bạn ngăn chặn đột quỵ 'tấn công', áp dụng sớm để giảm rủi ro tử vong Đột quỵ là căn bệnh có thể gây tử vong hoặc di chứng nặng kéo dài suốt đời, do vậy, việc phòng ngừa ngay từ khi còn trẻ là điều ai cũng nên làm. Thời gian gần đây, nhiệt độ thay đổi chênh lệch ở mức cao có thể là một trong những nguyên nhân khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Vậy chúng...