Tổn thương phổi không hồi phục do khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa trên 7.000 hóa chất, là tác nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Phổi tắc nghẽn sau nhiều năm hút thuốc lá
Ông Nguyễn Đạt T., 63 tuổi, trú tại TP.Tuyên Quang, vừa vào điều trị tại khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Tuyên Quang. Bệnh nhân cho biết, đã hút thuốc lá nhiều năm. Gần đây, thấy ho có đờm, kèm theo khó thở nên đi khám. Tại BVĐK tỉnh Tuyên Quang, sau khám và qua kết quả cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán mắc COPD.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia hô hấp, nguyên nhân phổ biến nhất của COPD là khói thuốc lá, thuốc lào. Một người nếu hút thuốc lá một gói/ngày sẽ phải hít khói thuốc lá hơn 70.000 lần/năm, vì vậy niêm mạc miệng, mũi, họng và khí quản, phế quản sẽ phải tiếp xúc trường diễn với khói thuốc lá.
Thực thi cấm hút thuốc lá tại các nơi quy định để phòng tránh các bệnh do hút thuốc lá – Ảnh: Thúy Anh
Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếp trên niêm mạc nơi nó đi qua, phần còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào. So với luồng khói chính, luồng khói phụ chứa nhựa thuốc và nicotine nhiều hơn hai lần; chứa gấp 3 lần chất gây ung thư; gấp 5 lần lượng khí CO và khí amnonia nhiều hơn 50 lần. Ước có đến 2/3 số khói từ đầu điếu thuốc đang cháy (luồng khói phụ) lan tỏa ra môi trường gây ra bệnh cho người xung quanh (hút thuốc lá thụ động).
Nhiều hóa chất độc cho phổi và cơ thể
Thuốc lá chứa cả ngàn hóa chất tồn tại tự nhiên hoặc do phản ứng giữa các hóa chất với nhau khi điếu thuốc được đốt cháy. Khi cháy, các hóa chất này kết tụ với nhau và tạo ra nhựa thuốc (tar), một hợp chất dính như keo, màu vàng sậm. Khi hít vào, nhựa thuốc kích thích cuống họng và phế nang. Các hóa chất có trong nhựa là acetone, ammonia, benzene, cyanide, formaldehyde, phenol, toluene, cadmium, arsenic, thủy ngân, chì… gây hại cho hệ hô hấp và cơ thể.
Video đang HOT
Các nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan rõ rệt giữa nghiện thuốc lá và một số bệnh, trong đó nổi bật là bệnh tim mạch, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
Nguyên nhân phổ biến nhất của COPD là khói thuốc lá, thuốc lào. Ngay cả khi được điều trị, phổi của bệnh nhân COPD vẫn bị hư hại và không thể hoàn toàn trở lại bình thường. Do đó, COPD là bệnh suốt đời, khó thở và mệt mỏi có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn. Để phòng ngừa COPD, cách tốt nhất là không hút thuốc lá, thuốc lào, tạo môi trường sống và làm việc trong lành.
Theo Thanh niên
Nhan sắc tàn phai do thuốc lá
Nhiều nghiên cứu phát hiện khói thuốc lá có chứa khoảng 4.800 hợp chất, trong đó có 100 hợp chất là chất gây bệnh ung thư. Hít khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn tác động tiêu cực đến mỗi hệ thống cơ quan của cơ thể.
Hút thuốc lá liên quan đến nhiều vấn đề về da - Ảnh: minh họa
Làn da
Hút thuốc lá liên quan đến nhiều vấn đề về da như giảm khả năng làm lành vết thương, mụn trứng cá, bệnh vảy nến, u sắc tố ác tính, ung thư biểu mô tế bào vảy và lão hóa sớm. Thuốc lá làm giảm sự sản xuất collagen, tăng sự hình thành hợp chất tropoelastin và matrix metalloproteinase. Không chỉ làm giảm collagen, những hợp chất này còn làm da kém săn chắc, đàn hồi và trẻ trung, xuất hiện những dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn, đường rãnh, quầng thâm trên da.
Mái tóc
Hút thuốc lá ảnh hưởng xấu đến các mạch máu của nang tóc, từ đó gây rụng tóc. Thói quen hút thuốc lá còn làm tổn hại AND của nang tóc và ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc, làm phóng thích các hợp chất gây viêm dẫn đến xơ nang tóc.
Tim
Ở những người hút thuốc lá, nguy cơ suy tim cao gấp bốn lần so với người không hút bởi:
- Gây suy yếu chức năng màng trong của tim và các mạch máu dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tim.
- Hút thuốc lá hình thành các cục máu đông trong mạch máu gây đột quỵ, gia tăng stress và viêm, ảnh hưởng xấu đến các cơ tim.
Hệ tiêu hóa
Hút thuốc lá giảm hoạt động của cơ thắt dưới thực quản, làm cho axit ở dạ dày trào ngược vào thực quản, gây ợ nóng và thừa axit. Khi hút thuốc lá, nguy cơ nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori sẽ gây loét dạ dày. Hút thuốc mạn tính tăng sự tiết axit trong dạ dày, ảnh hưởng đến thành dạy dày, từ đó gây loét dạ dày.
Tuyến tụy
Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá làm tổn thương tuyến tụy, tăng lượng tiền enzym của tụy và thay đổi chức năng của gen, dẫn đến viêm tuyến tụy. Các hợp chất nguy hiểm của khói thuốc còn làm giảm sự tiết các enzym tiêu hóa dẫn đến chứng khó tiêu. Chất nicotin của thuốc lá tăng nguy cơ gây stress, tổn thương các tế bào tuyến tụy và tăng nguy cơ ung thư tụy.
Gan
Hóa chất trong khói thuốc lá tàn phá các tế bào gan, gây ra những thay đổi về chức năng và cấu trúc của gan. Khi gan không thể loại bỏ các độc tố, sẽ tích tụ các chất thải trong máu và cơ thể, dẫn đến nguy cơ gây ung thư gan.
Hệ miễn dịch
Chất nicontin ức chế sự sản xuất các tế bào máu trắng và kiềm hãm sự hình thành các tế bào miễn dịch của cơ thể. Điều này khiến cơ thể không có khả năng chống lại vi khuẩn và những vật thể lạ khác, từ đó gây tổn thương cho cơ thể. Nicotin còn ức chế các tế bào T, đây là vũ khí quan trọng chống lại những chất gây hại cho cơ thể.
Lá phổi
Hóa chất trong thuốc lá tác động đến cơ chế lọc không khí và thanh lọc của phổi. Khói thuốc lá gây kích ứng phổi và làm tiết dịch nhầy quá mức. Hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến 90% trường hợp tử vong do ung thư phổi và 80% trường hợp tử vong do bệnh COPD. Hơn nữa, thuốc là còn giảm số lượng và hoạt động của hệ thống lông mao trong phổi, chịu trách nhiệm thanh lọc bụi và chất bẩn, gây tích tụ các độc tố làm tắc nghẽn phổi.
Não
Hút thuốc lá gây tổn thương vùng liên quan đến trí nhớ của não, giảm sự cung cấp ô xy cho não, dẫn đến suy giảm nhận thức.
Tú Uyên
Theo Medianet/motthegioi
Trẻ sống chung với người hút thuốc nguy cơ cao mắc bệnh về đường hô hấp Phổi của trẻ vốn chưa phát triển hoàn thiện và nhạy cảm hơn với các chất độc trong khói thuốc. Do đó, việc hút thuốc thụ động từ khói thuốc của người xung quanh sẽ khiến trẻ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. PGS. TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng...