Tổn thương não vĩnh viễn vì ăn mật rắn
Chàng thanh niên 28 tuổi người Trung Quốc mắc động kinh từ 16 năm trước. Bác sĩ phát hiện một phần não bị mất do ký sinh trùng có nguồn gốc từ mật rắn.
Theo Sina, ngày 10/9, Tiểu Vĩ (28 tuổi) ngụ tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, nhập viện vì bệnh động kinh phát tác. Theo chia sẻ của gia đình, Tiểu Vĩ bị động kinh từ 16 năm trước. Thường ngày, chàng trai phải dùng thuốc nhưng vẫn không hạn chế được những cơn động kinh với tần suất ngày càng nhiều kèm theo đau đầu chóng mặt.
Giáo sư Thịnh Cát Phương, Chủ nhiệm khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Nhân Dân Số 1 Chiết Giang, cho biết các triệu chứng bệnh của Tiểu Vĩ không giống với bệnh nhân động kinh bình thường. Khi phát bệnh kèm theo động kinh, Tiểu Vĩ còn bị co giật theo cơn, nôn ói, đôi lúc tê bì một số bộ phận cơ thể, thị lực lúc rõ lúc mờ.
Sán làm tổ phá hoại tổ chức não. Ảnh: Sina.
Bác sĩ nghi ngờ các triệu chứng này do ký sinh trùng trong não gây nên. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với kháng thể sán nhái đầu chẻ. Hình ảnh phim chụp MRI cũng nhiều lần chứng minh loài ký sinh trùng này dịch chuyển trong mô não.
Thông thường, phẫu thuật gắp sán là ưu tiên hàng đầu trong các phương pháp điều trị. Tiểu Vĩ bị sán nhái ký sinh trong khu chức năng thần kinh quan trọng của não như thị giác, xúc giác, khả năng vận động… Vì vậy, nếu có sai sót khi phẫu thuật, hậu quả rất khó lường. Bác sĩ Thịnh đã chỉ định cho dùng thuốc diệt sán và kết hợp theo dõi. Sau khi điều trị, bệnh nhân đã giảm co giật nhưng tổ chức mô não tại vị trí có sán đã bị tổn thương nên vẫn để lại di chứng.
Ăn mật rắn có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Ảnh: Sina.
Theo cha của Tiểu Vĩ, trước kia gia đình ông làm nghề bắt rắn. Người ta thường nói ăn mật rắn sống giúp cơ thể khỏe mạnh, thải độc nên từ khi Tiểu Vĩ lên 7 tuổi, ông đã cho con ăn mật rắn sống. Những người bắt rắn như ông cũng có thói quen này hoặc uống cùng rượu.
Bác sĩ Thịnh cho biết thêm sán nhái đầu chẻ còn có tên khoa học là Spirometra Mansoni, có nguồn gốc từ ếch nhái, rắn, các loài thủy sinh, đôi khi ký sinh trên mắt các vật nuôi trong gia đình. Khi loại sán này ký sinh trong cơ thể người, chúng có thể di chuyển lên mắt gây viêm giác mạc, kết mạc, tuyến lệ… Nghiêm trọng nhất là chúng di chuyển lên não và làm tổ ở các tổ chức mô não, gây ra những tổn thương không phục hồi. Nếu không được chẩn đoán chính xác, bệnh dễ nhầm với động kinh và khiến người mắc phải chịu đựng trong thời gian dài.
Theo Zing
Cách phân biệt đau đầu thông thường và đau đầu do khối u não
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Anh lưu ý, một số triệu chứng của khối u não rất chung chung và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác.
Video đang HOT
Shutterstock
Khi cơn đau đầu có vẻ nặng hơn bình thường và cảm thấy khác với đau đầu do căng thẳng hoặc đau nửa đầu thông thường, hãy nên xem xét liệu có phải đó là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng không, có phải là u não không, theo Health Line.
Nhưng hãy nhớ rằng hầu hết các cơn đau đầu không phải là do khối u não. Theo cơ quan Nghiên cứu ung thư Anh, nếu chỉ đau đầu, không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác thì thường không phải là đau đầu do khối u não.
Tuy nhiên, nếu có khối u não, chắc chắn đau đầu là triệu chứng phổ biến nhất, theo Express.
Hiểu được sự khác biệt giữa đau đầu thông thường và đau đầu do khối u não có thể giúp bạn yên tâm hơn.
Nếu đau đầu có thêm các triệu chứng sau, rất có thể đó là đấu hiệu của khối u não, hãy đi khám bác sĩ ngay.
Triệu chứng đau đầu do khối u não
Ở giai đoạn đầu, một khối u não có thể không có triệu chứng đáng chú ý. Chỉ khi khối u phát triển đủ lớn để gây áp lực lên não hoặc dây thần kinh, nó mới gây đau đầu.
Nếu có một khối u đang phát triển, nó sẽ làm tăng áp lực bên trong hộp sọ
Đau đầu thường xuyên vào sáng sớm
Đau đầu thường xuyên sau khi thức dậy, hoặc những cơn đau đầu gây thức giấc vào ban đêm, có thể là dấu hiệu của khối u não.
Thường xuyên bị đau đầu
Nếu bắt đầu những cơn đau đầu thường xuyên kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần hoặc cơn đau đầu bỗng nhiên trở nặng hơn, hãy lưu ý. Đây có thể chỉ ra sự xuất hiện của một khối u não.
Đau đầu dữ dội, khác thường, trước đây chưa từng đau như vậy
Nếu trước đây không thường xuyên bị đau đầu, nhưng bắt đầu trải qua những cơn đau đầu thường xuyên, dữ dội, hãy đến gặp bác sĩ sớm.
Đau đầu và cảm thấy rất mệt.
Đồng thời uống thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen cũng không khỏi.
Cảm nhận có gì đó đè nặng trong đầu làm cho cơn đau đầu dữ dội hơn
Nếu có một khối u đang phát triển, nó sẽ tăng áp lực bên trong hộp sọ. Đặc biệt, khi hắt hơi hoặc ho - làm tăng áp lực trong đầu, khi thay đổi vị trí như cuối gập người hay tập thể dục, khi la to, có thể làm cho cơn đau đầu càng dữ dội hơn, theo Health Line.
Các triệu chứng đi kèm khác của khối u não
Theo cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia Anh, ngoài việc đau đầu, các triệu chứng đi kèm khác của khối u não có thể là:
Động kinh, co giật
Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nôn và buồn ngủ
Thay đổi về tinh thần hoặc hành vi, như suy giảm trí nhớ hoặc thay đổi tính cách, tâm trạng thất thường và dễ nổi nóng
Ngày càng yếu hoặc liệt dần một bên
Có vấn đề về thị lực: nhìn đôi, mờ mắt hoặc mất thị lực
Khó nói hoặc không nói được
Chóng mặt và mất thăng bằng
Mất thính lực
Sụt cân không giải thích được
Một số trong những triệu chứng này cũng có thể báo hiệu một cơn đột quỵ, chứ không phải do khối u não gây ra.
Nhưng cho dù các triệu chứng là đột quỵ hay u não, hãy đi khám gấp nếu tình trạng trở nên nặng hơn.
Tùy thuộc vào vị trí của khối u trong não mà các triệu chứng của khối u não có thể khác nhau.
Đôi khi một người có thể không có bất kỳ triệu chứng nào lúc mới chớm bệnh hoặc chỉ có thể phát hiện ở giai đoạn muộn.
Các bác sĩ đã xác định được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc khối u não như sau:
Tiếp xúc với bức xạ
Bệnh nhân đang xạ trị để điều trị ung thư ở vị trí khác trong cơ thể và bắt đầu cảm thấy đau đầu dữ dội, hãy báo cho bác sĩ biết. Ung thư có thể đã lan đến não.
Tiền sử gia đình bị u não
Một phần nhỏ của khối u não xảy ra ở những người có tiền sử gia đình bị u não. Ngay cả khi không có tiền sử ung thư, nếu cơn đau đầu kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, hầu như không thuyên giảm, hãy đi kiểm tra.
Đau đầu ngày càng nặng, điều trị thông thường vẫn không khỏi. Đau đầu kèm với sút cân, tê cơ và suy giảm thị lực hoặc thính giác cũng nên được kiểm tra kịp thời.
Theo Thanh niên
4 tiếng chữa hết bệnh động kinh đeo bám 16 năm 16 năm qua chị Y. không dám đi đâu xa vì sợ lên cơn co giật động kinh, có lúc chị lên cơn co giật cả tiếng đồng hồ. Chị TNY (31 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM) mắc bệnh động kinh từ năm 15 tuổi. Mỗi tháng chị phải trải qua 4-6 cơn động kinh, có ngày bị 1-2 cơn, mỗi cơn kéo...