“Tốn kém bao nhiêu cũng phải làm tàu lớn hơn”
“Biện pháp của Trung Quốc là đâm tàu thì chúng ta phải có tàu lớn hơn, to hơn… Tốn kém bao nhiêu cũng phải đầu tư vì đây là lực lượng trung tâm, trụ cột để giữ vững chủ quyền trên biển”, Đại tá Lê Xuân Bạ – một cựu binh Trường Sa phân tích.
“Hành động đâm chìm tàu cá Đà Nẵng là rất hèn hạ…”
Đại tá Lê Xuân Bạ – nguyên Phó Lữ đoàn trưởng về Chính trị Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân
Trước việc Trung Quốc tiếp tục leo thang trên Biển Đông khi đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng, ông Lê Xuân Bạ – Đại tá, nguyên Phó Lữ đoàn trưởng về Chính trị Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân, bình luận: “Việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng là hành động rất hèn hạ, không thể chấp nhận được của một nước lớn đối với một nước nhỏ chính nghĩa…”.
Việc Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương – 981 hạ đặt trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Đại tá nguyên là Chủ tịch HĐND huyện Trường Sa giai đoạn 1994-1999, nhìn nhận: “Đây là tham vọng có từ rất lâu của Trung Quốc nhưng bây giờ mới thực hiện để thăm dò phản ứng của Việt Nam và thế giới. Nếu Việt Nam và thế giới không có tiếng nói, nhất định Trung Quốc sẽ lấn tới”.
Nói về dư luận thế giới sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, Đại tá Lê Xuân Bạ nhìn nhận phía Trung Quốc đã bộc lộ “ý đồ” trong thế phi lý nên dư luận thế giới đồng lòng ủng hộ Việt Nam. Đi cùng với đó, Đại tá Bạ cũng cho rằng, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thông qua các tư liệu, bản đồ… được xuất bản ở trong nước và ngoài nước.
Video đang HOT
“Đấu tranh kiên trì, kiên quyết để giữ vững chủ quyền”
Ông Bạ thời kỳ làm Chủ tịch HĐND huyện Trường Sa giai đoạn 1994-1999
Theo ông Bạ, việc đấu tranh với Trung Quốc trong hoàn cảnh hiện nay cần một “trái tim nóng và một cái đầu lạnh”. “Bây giờ cần đấu tranh kiên trì, kiên quyết để giữ vững chủ quyền. Tuyệt đối không gây hấn, không dùng bạo lực, nếu ta dùng bạo lực là trúng âm mưu của Trung Quốc”, ông Bạ phân tích.
Trước việc tàu Trung Quốc tiếp tục đâm va gây hư hỏng cho các tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam, ông Bạ cho rằng Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho 2 lực lượng này, đồng thời động viên ngư dân tiếp tục bám biển, giữ vững ngư trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
“Biện pháp của Trung Quốc là đâm tàu thì chúng ta phải có tàu lớn hơn, to hơn… Tốn kém bao nhiêu cũng phải đầu tư vì đây là 2 lực lượng trung tâm, trụ cột để giữ vững chủ quyền trên biển hiện nay. Theo tôi, cần đầu tư về mặt con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị mạnh hơn, hiện đại hơn. …”, ông Bạ nêu vấn đề.
Trước một Trung Quốc đang rất liều lĩnh hiện nay, vị cựu binh Trường Sa cũng cho rằng, các lực lượng chấp pháp như tàu Kiểm ngư, tàu Cảnh sát biển Việt Nam “cần phải đấu tranh mưu trí và sáng tạo hơn nữa…”.
Đề cập đến cơ chế ưu đãi của Nhà nước trong việc cho ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ sắt để bám biển, vị cựu binh Trường Sa cho biết đây là quyết định đúng đắn, phù hợp của Nhà nước ta.
Bên cạnh đó, Đại tá Lê Xuân Bạ cũng có ý kiến là Nhà nước cần phải hỗ trợ, thậm chí cung cấp dầu cho ngư dân đánh bắt xa bờ, bởi theo Đại tá Lê Xuân Bạ, khi ngư dân khi ra khơi bám biển đánh bắt, họ vừa giữ vững ngư trường, vừa thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Viết Hảo (ghi)
Theo Dantri
Tăng thêm kỳ họp Quốc hội: Tốn kém, mệt mỏi!
Trước đề nghị của Chính phủ tăng thêm 1 kỳ họp Quốc hội chuyên đề về xây dựng Pháp luật trong năm 2015, ngày 23/4, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc này kéo theo nhiều chi phí và gây mệt mỏi, cách tốt nhất là kéo dài kỳ họp.
Tại tờ trình Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, Chính phủ đề xuất Quốc hội tổ chức thêm 1 Kỳ họp chuyên đề (bất thường) về công tác xây dựng luật. Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật - cho biết, cũng có ý kiến tán thành tổ chức thêm một kỳ họp Quốc hội chuyên đề để xem xét, thông qua các dự án luật, phúc đáp yêu cầu triển khai thi hành Hiến pháp. Nhưng đề nghị nếu tổ chức thêm kỳ họp chuyên đề thì phải bố trí lại thời gian tiến hành các kỳ họp cho phù hợp, như 3 kỳ họp bố trí tổ chức vào tháng 3, tháng 7 và tháng 11/2015.
Đại diện Ủy ban Pháp luật cho rằng thêm một kỳ họp sẽ kéo theo nhiều chi phí
Tuy nhiên, theo ông Phan Trung Lý, cũng có nhiều ý kiến đề nghị không tổ chức thêm kỳ họp chuyên đề với thời gian và số lượng các dự án như đề nghị của Chính phủ. Lý do được đưa ra như về thời gian thì từ sau khi kết thúc kỳ họp thứ 8 đến kỳ họp thứ 9 chỉ có 5 tháng, lại trùng vào Tết Nguyên đán; từ sau khi kết thúc kỳ họp thứ 9 đến kỳ họp thứ 10 chỉ có 4 tháng.
Do vậy, nếu tổ chức thêm một kỳ họp chuyên đề vào giữa các kỳ họp thường lệ thì chỉ có thể vào tháng 3 hoặc tháng 7 nên chỉ có 1 đến 2 tháng để cho ý kiến, tiếp thu, chỉnh lý đối với khoảng 20 dự án luật; không thể bảo đảm thời gian, không bảo đảm chất lượng. Hơn nữa, việc tổ chức thêm một kỳ họp Quốc hội sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức Đại hội Đảng các cấp và các hoạt động bình thường khác.
Ngay cả trường hợp nếu tổ chức một kỳ họp chuyên đề cũng chỉ xem xét, thông qua được nhiều hơn 4 dự án so với việc không tổ chức thêm kỳ họp chuyên đề. Mặt khác, việc tổ chức thêm một kỳ họp sẽ kéo theo nhiều chi phí, nhất là chi phí đi lại của đại biểu.
Vì vậy, Ủy ban Pháp luật đề nghị kéo dài kỳ họp thường lệ của Quốc hội để có thể cho ý kiến, thông qua được nhiều dự án hơn.
Ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ môi trường Quốc hội - cũng ủng hộ việc kéo dài thời gian kỳ họp Quốc hội. "Kéo dài thời gian họp Quốc hội thì đỡ chứ tăng thêm một kỳ thì rất mệt mỏi!", ông Dũng nêu quan điểm.
Quang Phong
Theo Dantri
Bí thư Hà Nội thị sát nhà siêu méo trên đường "đắt nhất hành tinh" Sáng ngày 21/3, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trực tiếp xuống con đường "đắt nhất hành tinh" thị sát nhà siêu mỏng, siêu méo. Sau khi xem xét ông Nghị cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó một phần do buông lỏng quản lý và quy hoạch trên giấy. Thanh tra xây dựng canh đường "đắt nhất...