Tôn Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá vào Mỹ
Công ty Tôn Hòa Phát và Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, cùng với một vài doanh nghiệp sản xuất trong nước được DOC loại khỏi danh sách bất hợp tác và không bị áp thuế chống bán phá giá. Mức thuế chống lẩn tránh cao nhất được Mỹ xác định lên đến 456%.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra Quyết định cuối cùng trong vụ việc điều tra Chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng Cán nguội & Thép Chống ăn mòn (bao gồm mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu) nhập khập từ Việt Nam sử dụng nguyên liệu Hàn Quốc, Đài Loan. Với quyết định cuối cùng của DOC, Công ty TNHH Tôn Hòa Phát, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát sẽ xuất khẩu vào Hoa Kỳ theo Quy trình xét xuất xứ và được loại trừ khỏi biện pháp áp thuế.
Đây được coi là sự thành công bước đầu của Hòa Phát sau một quá trình tích cực tham gia trả lời câu hỏi điều tra, minh bạch thông tin. Quan điểm của Tập đoàn là tuân thủ nghiêm ngặt quy định điều kiện xuất xứ của hàng hóa, đảm bảo sử dụng thép nền trong nước, không dùng xuất xứ nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc cho sản xuất sản phẩm thép xuất khẩu đi Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Theo quyết định cuối cùng này, Công ty Tôn Hòa Phát và Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, cùng với một vài doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng được DOC loại khỏi danh sách bất hợp tác và không bị áp thuế chống bán phá giá.
Thị trường Hoa Kỳ với dân số hơn 300 triệu dân, là thị trường tiêu thụ thép lớn với tổng sản lượng nhập khẩu thép hàng năm trên 30 triệu tấn, yêu cầu chất lượng cao và quy định xuất xứ nghiêm ngặt. Đối với hầu hết các nhà sản xuất tôn tại Việt Nam, thị trường Mỹ được liệt kê vào nhóm thị trường xuất khẩu quan trọng trong chính sách bán hàng.
Công ty Tôn Hòa Phát là thành viên thuộc Tập đoàn Hòa Phát, có nhà máy sản xuất tôn mạ kẽm/mạ lạnh/mạ màu được đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, có quy mô lớn nhất miền Bắc. Bên cạnh việc thâm nhập và khẳng định thị trường trong nước, Công ty cũng định hướng xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao sang một số thị trường hàng đầu như Mỹ, Canada, EU, Australia…
Ngoài ra, Công ty cũng tuân thủ tuyệt đối những quy định xuất xứ nhờ quy trình mã hóa sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Kết quả trên đây là sự khởi đầu thuận lợi giúp Công ty từng bước thâm nhập thị trường Mỹ, khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực sản xuất thép tại thị trường trong nước và thế giới.
Trước đó, trong tháng 12/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định cuối cùng về việc áp thuế chống lẩn tránh, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn (CORE) và thép cán nguội (CRS) được sản xuất tại Việt Nam, sử dụng thép nền là thép cán nóng, thép cán nguội từ Hàn Quốc và Đài Loan. Mức thuế chống lẩn tránh cao nhất được Mỹ xác định lên đến 456%, áp dụng cho các doanh nghiệp nằm trong danh sách bất hợp tác và có hành vi lẩn tránh thuế.
Tâm An
Theo Trí thức trẻ
DATC tiếp tục rao bán Tôn Vikor
Ngày 30/12 tới, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) sẽ tiến hành bán 3,642 triệu cổ phần tại Công ty CP Tôn Vikor (Tôn Vikor) với giá khởi điểm là 2.460 đồng/CP.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Trước đó, đầu năm 2018, DATC cũng rao bán 4,080 triệu cổ phần Tôn Vikor với giá khởi điểm là 6.200 đồng/cổ phần nhưng không thành công.
Tôn Vikor hiện có vốn điều lệ 80 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất tôn mạ màu, tôn mạ kẽm. Trong giai đoạn từ 26/2/2015 - 31/12/2015, Công ty lỗ gần 18,5 tỷ đồng. Sang năm 2016, 2017 và 2018 doanh nghiệp này lỗ lần lượt 2,3 tỷ đồng, 16,3 tỷ đồng và 17 tỷ đồng. Kết quả này nâng tổng số lỗ lũy kế của Tôn Vikor đến thời điểm cuối năm 2018 là 52,4 tỷ đồng.
Thế Anh
Theo Baodauthau.vn
Thứ trưởng Thương mại Hoa Kỳ mong sớm có đường bay thẳng tới Việt Nam Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác đầu tư lĩnh vực hàng không với Bộ GTVT Việt Nam. Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ và Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Ian Steff thống nhất thúc đẩy hợp tác đầu tư lĩnh vực hàng không nói riêng, GTVT nói chung Chiều nay (8/11),...