Tốn của vì mẹ chồng quá … tiết kiệm
Những tưởng có mẹ chồng ở quê, với tính cách tằn tiện của bà, mẹ chồng sẽ là người giúp gia đình vào nề nếp sinh hoạt tiết kiệm hơn. Nhưng không ngờ, chính cách tiết kiệm không khoa học của bà lại khiến Hương Thảo lao đao vì tốn kém.
Hương Thảo có một tính cách phóng khoáng. Ngược lại, mẹ chồng cô lại là người tiết kiệm đến mức tằn tiện. Trước dịp nghỉ Tết, thấy con cái bận rộn quá, mẹ chồng cô muốn lên trông cháu giúp, cũng là để giúp việc nhà.
Ngày giáp Tết, công việc cơ quan nhiều, nên gần như mọi việc trong nhà, Hương Thảo đều phải nhờ đến mẹ chồng, từ đón cháu, tắm rửa cho cháu, rồi ăn uống trong nhà. “Đêm đó khi cả nhà đang ngủ thì bé con bị lên cơn đau bụng dữ dội.
Làm mọi cách không hạ, cả nhà lo lắng đưa cháu vào viện. Hóa ra cháu bị ngộ độc thực phẩm. Sau một phen hết hồn thì hóa ra là do bà nội nấu lại thức ăn thừa đã để trong tủ lạnh trước đó đến gần tuần. Bà mang ra chế biến lại các kiểu rồi cho cháu ăn. Tôi thật hãi hùng!”, Hương Thảo kể lại.
“Tôi chẳng biết bà tiết kiệm được bao nhiêu từ những việc tằn tiện như thế. Nhưng rõ ràng, con gái tôi đã bị phải vào viện và mất khoản tiền chẳng nhỏ. Vừa tốn của, vừa hao sức người”. Hương Thảo cho biết.
Ảnh minh họa.
Trong bữa ăn hàng ngày, mặc dù ngày nào Hương Thảo cũng là người đi chợ, nhưng cứ tối về ăn cơm là lại thấy bữa cơm bà nấu chỉ một phần nhỏ những đồ ăn mà Thảo đã mua về. Hỏi thì mẹ chồng luôn nói: “Ăn vừa đủ tốt hơn là ăn thừa thãi!”. Lo con đói, Hương Thảo lại chuẩn bị đồ ăn thêm thì lại bị mẹ chồng giận.
Khổ nhất là những buổi sáng sớm, Hương Thảo dậy chuẩn bị đi làm thì thấy mẹ chồng ôm chậu quần áo to đùng ra trước cổng giặt. Không đành, Thảo lại ngồi xuống vò quần áo cùng mẹ. Vò xong đống quần áo, chân tay rã rời, lại nhanh chóng tới chỗ làm cho kịp giờ. Nhưng vẫn chưa mệt bằng nhiều lần, buổi tối vợ chồng cô đi nghỉ, thì mẹ chồng lại ở nhà dưới ôm quần áo đi giặt.
Dù cụ chẳng nói lời nào, nhưng Hương Thảo cũng đành xuống nhà làm cùng mẹ. “Nói mãi cụ chẳng chịu nghe, quần áo của bé con nhà tôi thì nhiều, lại mùa mưa, giặt bằng máy, vắt khô sẽ nhanh hơn, nhưng cụ vẫn khăng khăng mẹ làm được, kệ mẹ. Nhiều lúc nghĩ vừa bực, vừa thương.”
Ngày gần Tết, mẹ chồng kiên quyết phải gói bánh chưng để tiết kiệm, để sạch sẽ và quan trọng là để các cháu được sống trong không khí Tết truyền thống. Nghe lời chồng bảo “thôi cứ để bà làm gì cho bà vui là được!”, nên Hương Thảo miễn cưỡng không đặt bánh bên ngoài.
Mọi công đoạn cầu kỳ bà làm đã xong, riêng việc luộc là Hương Thảo kiên quyết thuê luộc vì nhà không có chỗ và để cho nhanh. Nhưng mẹ chồng nhất định yêu cầu phải mua cho bà nồi gang to để bà đun cho ngon và tiết kiệm. Cuối cùng, vì một cái Tết phục vụ luộc bánh chưng mà Hương Thảo phải chi thêm một khoản kha khá nhưng đồ vật dùng theo như nồi luộc, củi, bếp riêng…. “Tiết kiệm như cách của bà thực sự khiến mình hao thêm một khoản không cần thiết!”, Hương Thảo giãi bày.
Rồi đỉnh điểm của sự tiết kiệm không đúng là những ngày Tết, khi cả nhà rục rịch chuẩn bị về quê, Hương Thảo mua rất nhiều đồ ăn trong tủ lạnh để khi Tết từ quê lên, cả nhà có cái dùng. Không ngờ ngay khi cả nhà vừa mở cửa bước vào nhà những ngày Xuân mới, là cả một mùi hôi nồng nặc xông vào mũi.
Hóa ra vì muốn tiết kiệm điện trong những ngày về quê, mẹ chồng Hương Thảo đã rút phích cắm tủ lạnh. Thế là tất cả thức ăn trong tủ lạnh bị hỏng, hôi, thối. “Không những thế tủ lạnh vài lần bị rút điện như vậy chẳng biết thọ được đến bao giờ”, Hương Thảo nói.
Mâu thuẫn về cách sống, nhất là việc chi tiêu giữa nàng dâu với bố, mẹ chồng là chuyện không hiếm. Người già thường có tâm lý dè sẻn bởi họ nghĩ mình không làm ra tiền nữa, tiết kiệm cũng là cho con cháu. Đôi khi, lối sinh hoạt tiết kiệm cũng xuất phát từ tính cách của mỗi người hoặc bởi vì họ đã sống trong điểu kiện khó khăn, thiếu thốn. Để tránh xung đột cả hai cần có sự dung hòa và thấu hiểu lẫn nhau.
Video đang HOT
Theo eva.vn
Tết này, tôi mới... thôi nôi
Nói gì mà lạ? Đã ngót nghét ở độ tuổi lục thập thì còn thôi nôi quái quỷ gì nữa chứ? Thế mà có đấy.
Dù ở độ tuổi nào đi nữa, hễ dịp gần Tết là con người ta lại chộn rộn, náo nức, chờ đợi. Khoảnh khắc này thiêng liêng biết đường nào. Bởi lẽ, đây là dịp họ nhìn lại một chặng đường đã đi qua, và bắt đầu chờ đón những gì sẽ diễn ra trong năm tới. Liệu mọi việc có hanh thông hơn năm ngoái? Có ưng ý như năm ngoái?
Biết bao câu hỏi vụt ngang qua đầu, dù lâu dài hay chốc lát, ai ai cũng nhẹ nhàng khép lại suy tư ấy và tự nhủ: "Tết mà. Thôi kệ. Cứ thế mà đi tới". Điều này, cũng có nghĩa, gì thì gì cũng chẳng gì "trầm trọng" lắm đâu, trước mắt hãy toàn tâm toàn ý lo cho một cái Tết thật oách xà lách trong khả năng tốt nhất của mình.
Trước đây, hễ dịp Tết đến thì bao giờ trong óc tôi của nghĩ đến cụm từ "Tết sum họp". Phải về quê. Về lại nơi chôn nhau cắt rốn. Nơi lần đầu tiên cất tiếng khóc oa oa chào đời. Ấy mới là sự quay trở về bản thế của chính mình và tận hưởng bằng tất cả năng lượng đang có. Như thế mới đã nư. Đã đời. Mới khoái. Mới sướng.
Năm hết Tết đến, nếu vì lý do gì đó vẫn còn phiêu bạt chân trời góc bể, không thể quay về đoàn tụ ắt nhiều người cảm thấy lạnh lẽo, buồn nhớ không cùng. " Mặt sầu với mái tóc cằn/ Ngày mai ta lại gặp xuân quê người" (bản dịch Nhất Anh). Đó là tâm sự Đêm ba mươi Tết ở quán Thạch Đầu của nhà thơ Đới Thúc Luân (732-789). Chi tiết nhỏ này cho thấy lúc ai ai cũng đoàn tụ, riêng mình lại lẻ loi thì tủi phận lắm.
Nay, suy nghĩ ấy đã khác. Đã có nhiều gia đình, nhất là những công chức, làm việc bàn giấy, suốt năm bận rộn lại nghĩ đến "Tết thư giãn". Tết là dịp nghĩ ngơi. Defragmenter lại cơ thể sau 365 ngày lao động mệt mỏi. Thế là, trong khoảng thời gian đó, thay vì về quê sum họp cùng anh em, bà con; hoặc ở nhà trang trí, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, đón khách... thì họ lại làm một chuyến viễn du. Có thể trong hoặc ngoài nước, tắt điện thoại để gia đình toàn tâm toàn ý cùng sum vầy trong một không gian mới.
Sự lựa chọn này, theo tôi là bình thường. Trước kia giá trị của Tết truyền thống gợi mở từ đại gia đình, gắn kết các thành viên nhiều thế hệ và mở rộng ra đến tình làng nghĩa xóm; nay, nó đã thu hẹp lại, có thể chỉ trong mỗi gia đình nhỏ của mình. Nói như thế, không phải con người ta cắt đứt với các mối quan hệ ruột thịt khác, nó vẫn còn đấy thôi. Vẫn còn thể hiện qua các ngày trong năm, đơn giản là phương tiện thông tin liên lạc, đi lại đã dễ dàng hơn rất nhiều. Họ có thể chia sẻ tình cảm, an ủi, bảo ban hằng ngày chứ nào phải chờ đến dịp Tết nhất.
Riêng tôi trong Tết này, điều cực kỳ thú vị nhất, kỳ diệu nhất vẫn là lúc đang bước đến với Tết trong tâm thế chờ đợi... thôi nôi. Nói gì mà lạ? Đã ngót nghét ở độ tuổi lục thập thì còn thôi nôi quái quỷ gì nữa chứ? Thế mà có đấy. Sự sống trong cõi thiên nhiên trời đất bao giờ cũng mở ra sự mới mẽ, tươi trẻ đến lạ lùng. Tôi nghĩ rằng, lúc có thêm một tiếng khóc lọt lòng trong căn nhà của mình, đó là lúc con người ta quay ngược lại thời gian. Thời gian đã từng chồng chất tuổi tác trĩu vai, bạc tóc thì nay đã hồi sinh qua đứa trẻ mà mình đang từng ngày ẵm bồng ấp iu trong vòng tay. Lúc ấy, tôi đã nghĩ gì? Nghĩ gì ư? Vẫn là nghĩ về một cuộc tái sinh kỳ diệu mà chính mình đã may mắn có được và cảm thấy lạ lùng, lạ lẫm:
Lạ từ tiếng khóc u oa
Đêm khuya khoắt ba giật mình tỉnh giấc
Chạm giọt mưa Xuân dịu dàng thân mật
Từ cằn khô, lộc mới lại thơm lên...
Thế đấy, ngay cả lúc có đái dầm vẫn cứ nghĩ là "giọt mưa Xuân", thế không kỳ diệu là gì? Vì lẽ đó, Tết này, tôi không còn có cảm giác hồi hộp, chen chúc chờ đợi ở sân bay Tân Sơn Nhất vào chiều Ba mươi Tết để về Đà Nẵng. Trước đây, dù đã lập nghiệp tại Sài Gòn vài ba chục năm nhưng chưa bao giờ tôi ăn Tết tại đây. Tết nào, tôi cũng về quê. Phải về cho bằng được. Về như một cách tiếp nhận năng lượng sống. Như tưởng nhớ đến quê cha đất tổ. Như tìm lại kỷ niệm của thời thơ ấu. Nhưng rồi, nay đã hoàn toàn khác. Đơn giản chỉ vì bây giờ, tôi đã có vợ con, đã thật sự có một mái ấm, do đó, Tết còn là dịp để tôi làm nghĩa vụ của một "người chủ" trong nhà, chứ không thể bay nhảy như thuở "đơn thân độc mã".
Nếu Tết trước kia, việc quan tâm nhất là chuẩn bị tiền lì xì để lúc về quê mừng tuổi cho con cháu, bà con, xóm giềng... rồi tha hồ vui chơi "xả láng sáng về sớm" thì nay tôi đã phải ở lại Sài Gòn đặng chu toàn nhà cửa của mình. Ở lứa tuổi "lục thập" lúc Tết đến với nhiều người rất đơn giản nhưng với tôi cực kỳ có ý nghĩa vì đây là cái Tết đầu tiên có con. Một sự mới mẻ của lần thứ nhất trong đời được cảm nhận:
Vòm xanh hoa trái sum suê
Ấm lòng với tiếng oe oe chào đời
Với tôi, lúc ẵm con là đang bồng lấy mùa xuân trong vòng tay. Cảm giác này đã đến từng ngày, từng giờ và trong niềm cảm hứng suy nghĩ về Tết cũng đã khác trước. Đã mới mẻ. Đã tinh khôi từ những bài đồng dao tôi viết ru con:
Con chim se sẻ
Nó đã mái tranh
Gội đầu lá chanh
Thơm thơm hoa bưởi
Con cá ngoài suối
Bơi lội tung tăng
Ông giẳng ông giăng
Xuống đây ru bé
Con chim se sẻ
Nó hót vang trời:
Bé ạ, bé ơi
Đừng nhè, chớ khóc
Sáng mai đi học
Cô cho điểm 10
Ba mẹ reo vui
Cười tươi như Tết
Và cứ thế, Tết đang đến từng ngày.
Cảm hứng này, trong niềm vui tràn trề, xin được tự nhủ: "Tết này, tôi mới... thôi nôi" là nằm trong ý nghĩa này. Thôi nôi của bé nhóc cũng là của chính tôi. Biết đâu, với suy nghĩ... kỳ quặc này, ắt không ít người phì cười chăng? Tôi nghiệm ra rằng, một khi nói nhiều về con, có người liền nhanh nhẫu "cảnh báo" đó chính là triệu chứng... "nghiện con", thậm chí, "ngáo con". Ối dào, mỹ từ này có hay ho gì không? Tôi không tranh luận. Chỉ xin tâm tình rằng, một khi bạn đã lục thập thì ít ra con của bạn đã 30 xuân xanh, tức đã có một khoảng thời dài làm bạn cùng con; đã thế, bạn lại ít nhất là 20 năm nữa! Trong khi đó, bằng tuổi của bạn, tôi có được may mắn như bạn đâu. Thế thì, sự bình phẩm, nhận xét trên có lọt vào tai tôi hay chỉ là gió thoảng ngoài tai?
Mà thôi, những ngày chờ đợi thôi nôi, một tập thơ Chào thế giới bây giờ con đã đến đánh dấu cho niềm vui bất tuyệt này đang hoàn thiện dần dần:
Con đã đến xin cúi đầu nhập cuộc
Yêu thương ơi đã rạo rực khởi đầu
Nắm lấy mọi bàn tay trên trái đất
Ngay hôm nay con chính thức xin chào.
Lê Minh Quốc
Theo phunuonline.com.vn
Có chồng mà như 'mẹ đơn thân' ngày tết đến Nhìn chồng kéo vali ra cửa mà nước mắt tôi chảy ngược vào lòng. Tôi có chồng mà sao lại như mẹ đơn thân trong những ngày tết thế này? Chồng tôi người Bắc. Là "tập hai" của nhau khi cả hai đã trải qua nhiều sóng gió nên tôi rất thoáng trong cách sống. Hàng tháng anh muốn đưa tiền bao nhiêu...