Tốn 5,7 tỷ USD điều trị Covid-19 người chưa tiêm vaccine
Người chưa tiêm chủng, nhiễm nCoV và nhập viện trở thành gánh nặng tài chính cho chế độ bảo hiểm và an sinh xã hội, tiêu tốn khoảng 5,7 tỷ USD.
Kể từ tháng 4, người dân Mỹ trưởng thành có thể tiêm vaccine hoàn toàn miễn phí. Vaccine có hiệu quả cao trong ngăn ngừa triệu chứng nặng, nhập viện và tử vong. Nó cũng làm giảm khả năng nhiễm bệnh nhẹ và không triệu chứng.
Thế nhưng bất chấp chương trình tiêm phòng rộng rãi và thuận tiện, vaccine an toàn và hiệu quả, tỷ lệ chủng ngừa ở Mỹ không cao như mong đợi, đặc biệt tại các bang có nhiều người trẻ tuổi. Tính đến đầu tháng 9, 25% người trưởng thành ở Mỹ vẫn chưa tiêm tiêm vaccine. Kết quả, biến thể Delta lây nhiễm nhiều hơn, số ca nhiễm, nhập viện và tử vong tăng trở lại.
Tình trạng này nghiêm trọng đối với bệnh nhân, gia đình họ và cả các trung tâm chăm sóc sức khỏe. Nhập viện cũng là gánh nặng tài chính với các chương trình bảo hiểm công, do người dân và các doanh nghiệp đóng. Nghiên cứu gần đây cho thấy các công ty bảo hiểm bắt đầu khôi phục cơ chế chia sẻ chi phí điều trị Covid-19. Bệnh nhân vẫn phải trả một phần tiền nhỏ.
Video đang HOT
Dữ liệu thời gian thực từ nhiều nguồn cho thấy chi phí nhập viện trung bình vì Covid-19 là khoảng 20.000 USD. Trung tâm Dịch vụ Medicare và Medicaid (CMS) báo cáo phí dịch vụ bảo hiểm cho một lần nhập viện là khoảng 24.000 USD. FAIR Health Similarly có giá tương tự. Các ca nhập viện vì viêm phổi, biến chứng trước đại dịch thường là 20.292 USD.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tháng 6, Mỹ ghi nhận khoảng 32.000 trường nhập viện vì Covid-19 có thể phòng ngừa (bằng tiêm chủng). Con số trong tháng 7 là 187.000 ca. Tổng số bệnh nhân từ tháng 6 đến tháng 8 là 287.000.
Như vậy, nếu coi chi phí mỗi ca nhập viện vì Covid-19 có thể phòng ngừa là khoảng 20.000, Mỹ đã tiêu tốn khoảng 5,7 tỷ USD cho người chưa tiêm chủng nhiễm nCoV , kể từ đầu tháng 6 đến tháng 8.
Bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại Trung tâm Y té Providence Sacred Heart, Washington. Ảnh: NY Times
Tuy nhiên, có số này có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Đầu tiên, tính toán của các chuyên gia chưa bao gồm chi phí điều trị ngoại trú – một phần rất đáng kể. Nghiên cứu của Medicare cho thấy bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 phải khám ngoại trú nhiều (trung bình 3,2 lần) với chi phí khoảng 164 USD mỗi lần khám.
Các chuyên gia cũng tin rằng chi phí trung bình cho mỗi lần nhập viện vì Covid-19 có thể cao hơn mức 20.000 USD, lên đến khoảng 42.000 USD hay 50.000 USD theo một số phân tích. Ngoài ra, người không tiêm chủng có nhiều khả năng lây lan Covid-19 cho cộng đồng, cả người đã tiêm vaccine. Các chuyên gia chưa bao gồm khoản tiền để giải quyết vấn đề này trong nghiên cứu.
Thông thường, bệnh nhân chưa tiêm vaccine mắc Covid-19 không phải những người duy nhất chịu tiền viện phí. Chế độ an sinh xã hội, bao gồm chương trình công từ thuế người dân và phí bảo hiểm cho người lao động, doanh nghiệp đóng cũng chi trả một phần.
Thực tế, người bệnh chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ khi mắc Covid-19, cụ thể là khoảng 1.300 USD, theo phân tích của Health System Tracker. Con số đáng kể với một cá nhân, nhưng rất nhỏ so với số tiền đã được bảo hiểm công và tư khấu trừ.
Số người cao tuổi tại Nhật Bản đạt mức kỷ lục
Ngày 20/9, Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản (MIC) công bố báo cáo cho thấy số người người cao tuổi (trên 65 tuổi) tại Nhật Bản ở mức cao nhất từ trước đến nay.
Người cao tuổi tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn báo cáo cho biết tại thời điểm ngày 15/9, số người cao tuổi tại Nhật Bản là 36,4 triệu người, tăng 220.000 người so với cùng thời điểm năm ngoái. Tỷ lệ người cao tuổi trong cơ cấu dân số tăng 0,3%, lên mức kỷ lục 29,1%. Xét theo giới tính, số người cao tuổi nam giới là 15,83 triệu người, nữ giới là 20,57 triệu người. Theo độ tuổi, số người từ 70 tuổi trở lên là 28,52 triệu người, tăng 610.000 người; số người từ 80 tuổi trở lên là 12,06 triệu người, tăng 460.000. Dân số của Nhật Bản tính đến ngày 15/9 là 125,22 triệu người, giảm 510.000 người.
Để thực hiện chính sách an sinh xã hội và đảm bảo nguồn lao động trong bối cảnh dân số giảm, Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực đảm bảo cơ hội việc làm cho những người cao tuổi có nguyện vọng. Theo luật Ổn định việc làm cho người cao tuổi sửa đổi có hiệu lực vào tháng 4 năm nay, các doanh nghiệp có nghĩa vụ hỗ trợ việc làm cho người lao động đến năm 70 tuổi. Theo báo cáo của MIC công bố hồi tháng 1, số lượng lao động cao tuổi tại Nhật Bản năm 2020 là 9,06 triệu người, tăng 140.000 người so với năm 2019. Tỷ lệ lao động trong tổng số người cao tuổi tại Nhật Bản năm 2020 cũng tăng 0,2%, lên mức 25,1%, nghĩa là cứ 4 người cao tuổi có hơn 1 người đi làm.
Theo kết quả điều tra của Liên hợp quốc năm 2021, tỷ lệ người cao tuổi trong cơ cấu dân số của Nhật Bản đang đứng đầu thế giới, tiếp đến là Italy (23,6%) và vị trí thứ ba thuộc về Bồ Đào Nha (23,1%). Viện Nghiên cứu dân số và an sinh xã hội Nhật Bản ước tính tỷ lệ người cao tuổi trong cơ cấu dân số của Nhật Bản sẽ đạt 30% vào năm 2025 và đạt 35,3% vào năm 2040.
Thách thức với chính quyền mới ở Afghanistan Khi niềm hân hoan chiến thắng qua đi, các chiến binh Taliban sẽ đối mặt với những thách thức không hề nhỏ để thiết lập trật tự và quản trị một đất nước không còn quân đội Mỹ và đồng minh. Rất đông người dân tập trung quanh sân bay ở Kabul (Afghanistan) vào ngày 17-8 - Ảnh: Reuters Dù "phiên bản" Taliban...