Tomcar TX4 UTV – Mẫu xe quân sự duy nhất bán cho dân thường
Những người mê xe offroad thường mơ ước được sở hữu một chiếc xe quân sự để có thể thỏa mãn nhu cầu chinh phục những địa hình khắc nghiệt nhất. Tuy nhiên, xe quân sự vốn là thứ không phải cứ có tiền là mua được.
Xe quân sự Tomcar TX4 UTV thích ứng với nhiều địa hìnhf
Thông thường, người tiêu dùng chỉ có thể sở hữu xe quân sự khi các lực lượng vũ trang quyết định bán xe thừa; nhưng ngay cả như vậy thì đó cũng là xe thế hệ cũ.
Tuy nhiên, vẫn có một ngoại lệ, đó là dòng xe việt dã (side-by-side, hay SSV, hoặc UTV) mang tên Tomcar TX4.
Được chế tạo bởi một công ty thành lập từ năm 1991 với mục đích phục vụ nhu cầu của Lực lượng Đặc biệt Israel, TX4 là một mẫu xe địa hình khỏe khoắn, phù hợp tác chiến trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.
Video đang HOT
Với thiết kế của một chiếc xe trinh sát, TX4 có thể chở được tối đa 4 người, tải trọng xe 1.134 kg, trong điều kiện địa hình khó khăn nhất. Là mẫu xe đầu tiên của Tomcar bán ra ngoài thị trường, TX4 UTV được thay đổi thiết kế nhằm hướng tới những người đam mê off-road và outdoor, chủ trang trại…
Mặc dù được trang bị công nghệ quân sự giống như những chiếc xe địa hình UTV khác của Tomcar, nhưng TX4 sẽ đem đến cảm giác thoải mái và phù hợp hơn khi sử dụng tại các ngôi nhà nghỉ dưỡng, trang trại, các khu nhà ven biển, những khu vực tập trung nhiều địa điểm hấp dẫn cho việc tìm tòi, khám phá.
TX4 là một sự giao thoa giữa xe quân sự, xe đa dụng và xe bán tải. Chiếc xe được bọc thép, kết hợp với phần khung và lồng chống lật được bảo hành trọn đời. Động cơ 4 xi-lanh 1.5L lắp phía sau, cho công suất tối đa 107 mã lực và mômen xoắn cực đại 108 Nm. Sức mạnh động cơ không ấn tượng, nhưng xét cùng trọng lượng xe chỉ 1.202 kg thì như vậy là đủ dùng.
Kết nối với một hộp số tự động vô cấp CVT, động cơ truyền động tới cả 4 bánh thông qua một hệ dẫn động sử dụng hộp chuyển được thiết kế đặc biệt, cùng các khóa vi sai khí nén phía trước và phía sau có thể lựa chọn.
TX4 UTV có hệ thống treo độc lập 4 bánh có thể điều chỉnh độ cao gầm xe lên tối đa 432 mm, vàvà độ chênh bánh xe 355 mm. Tùy thuộc vào cấu hình, TX4 có thể kéo theo rơ-mooc có trọng lượng tối đa 2.449 kg.
Có thể thấy là một chiếc xe quân sự, tuy TX4 UTV sở hữu nội thất khá đơn giản nhưng lại được trang bị rất nhiều tính năng “xa xỉ”, như tay lái trợ lực điện tử, các vật liệu chuyên dùng cho ô tô thương mại, ghế bọc đệm PRB có dây đai an toàn 4 điểm, hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC)…
Giá khởi điểm của TX4 là 36.500 USD (gần 850 triệu đồng); tuy nhiên, Tomcar cho biết sẽ có các gói nâng cấp với cabin khép kín và bổ sung các trang bị tiện nghi vào đầu năm tới.
Theo Dân Trí
Quan hệ 2 bên rạn nứt, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục "dọa" châu Âu
Phía Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa trả các tay súng IS ở Syria về nước và để hàng triệu người tị nạn tràn vào châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ hôm 2/11 tuyên bố sẽ trao trả các tay súng của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng tại Syria về nước, đồng thời chỉ trích việc châu Âu không hành động trong vấn đề này.
Xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.
Thổ Nhĩ Kỳ tháng trước cũng cảnh báo sẽ để hàng triệu người tị nạn tràn vào châu Âu, đánh vào" điểm yếu" của khối trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên chưa có dấu hiệu được cải thiện.
Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cho rằng việc châu Âu để mặc Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết các vấn đề liên quan tới tù nhân từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Syria là không thể chấp nhận được. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định sẽ trao trả các đối tượng này.
Phát biểu trước báo giới, ông Suleyman Soylu cho biết: "Thổ Nhĩ Kỳ không phải là khách sạn cho bất cứ thành viên IS nào. Đây là điều không thể chấp nhận được. Chúng ta đã có các thỏa thuận và nhấn mạnh về điều khoản sẽ trao trả các tay súng này. Tuy nhiên các nước châu Âu đã áp dụng biện pháp mới đó là tước quyền công dân của những tay súng IS. Các nước chỉ nói rằng tôi đã tước quyền công dân của họ và bây giờ là vấn đề của chúng tôi. Đây là một tuyên bố vô trách nhiệm và không thể chấp nhận được".
Theo một số nguồn tin có khoảng 10.000 tù nhân quốc tế hiện đang bị giam giữ tại phía bắc Syria, trong đó có khoảng 2.500 tay súng IS bị nghi ngờ đến từ châu Âu và một số khu vực khác của thế giới. Đây đều là các tù nhân rất nguy hiểm. Với việc châu Âu thời gian qua đã phải đối mặt với hàng loạt các vụ tấn công khủng bố thì việc tiếp nhận các công dân IS trở về nước sẽ là một thách thức không nhỏ. Nhiều nước đã công khai từ chối việc tiếp nhận các công dân này.
Bộ Ngoại giao Đức khẳng định, sẽ "vô cùng khó khăn" khi tiếp nhận những công dân châu Âu từng tham chiến cho IS tại Syria. Trong khi đó, Pháp luôn giữ quan điểm cứng rắn rằng, các công dân của nước này, nếu đã tham gia hoạt động của IS tại Syria và Iraq, phải bị xét xử tại nước họ phạm tội. Bộ Tư pháp Pháp cũng khẳng định không chịu nhượng bộ trước bất kỳ sức ép nào và sẽ duy trì chính sách cho phép trở về nước đối với từng trường hợp cụ thể. Giới quan sát cũng cho rằng để xác định quốc tịch của các tay súng IS là một điều vô cùng khó khăn trong khu vực đang có chiến sự, bởi vì thiếu các Đại sứ quán châu Âu cũng như Hiệp ước dẫn độ để giải quyết vấn đề.
Là cửa ngõ cho người tị nạn vào châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ luôn hiểu rõ lợi thế của nước này trong việc gia tăng sức ép lên EU, từ việc thúc đẩy tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu đến việc ngăn chặn các nước này có hành động chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Erdogan tháng trước cũng được cho là sử dụng con bài người tị nạn, với cảnh báo sẽ để hàng triệu người di cư tràn vào châu Âu nếu EU phản ứng mạnh với chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại phía đông bắc Syria. Cảnh báo này được cho là có tác dụng khi EU lên tiếng phản đối mạnh chiến dịch quân sự, nhưng biện pháp phản ứng đưa ra chỉ rất giới hạn với một số nước ngừng cung cấp vũ khí mới cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy vậy có thể nói mối quan hệ giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ là mối quan hệ cần thiết và đôi bên cùng có lợi. Nhiều nước châu Âu đã bắt đầu có thái độ mất kiên nhẫn với chiến thuật "đe dọa và cảnh báo" của Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte mới đây cho rằng EU không thể chấp nhận mãi các tối hậu thư của Thổ Nhĩ Kỳ và khối này cần phải đưa ra lập trường chung chống lại các mối đe dọa, trong khi Bộ trưởng Hà Lan Stef Blok cũng khẳng định EU không nên bị mắc kẹt mãi trong các tối hậu thư của Thổ Nhĩ Kỳ./.
Theo Phạm Hà/VOV1 (tổng hợp)
Rút khỏi Syria, lính Mỹ "không chốn dung thân" ở Iraq Các binh sĩ Mỹ đang rời Syria đến quốc gia láng giềng Iraq không được phép ở lại nước này, quân đội Iraq tuyên bố ngày 21/10. Một đoàn xe quân sự của Mỹ tiến tới gần Dahuk, Iraq hôm 21/10. Ảnh: AP. AP đưa tin ngày 22/10, quân đội Iraq ra tuyên bố tất cả các binh sĩ Mỹ rút khỏi Syria...