Tôm Việt chiếm ưu thế tại thị trường Nhật Bản
Tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Nhât Bản. Thị phần tôm của Việt Nam trong tổng lượng nhâp khẩu của Nhât Bản tăng tư 23% trong 2 tháng đầu năm 2020, lên 24,6% trong 2 tháng đầu năm 2021.
Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Nhât Bản, tháng 2/2021 nhâp khẩu tôm của Nhât Bản đạt 15,2 nghìn tấn, trị giá 15,69 tỷ Yên (tương đương 144,1 triệu USD), tăng 18,6% về lượng và tăng 5,3% về trị giá so với tháng 2/2020. Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, nhâp khẩu tôm của Nhât Bản đạt 31,6 nghìn tấn, tr ị giá 32,9 tỷ Yên (tương đương 302,5 triệu USD), giảm 1,9% về lượng và giảm 10,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá nhâp khẩu trung bình tôm vào Nhât Bản trong tháng 2/2021 ở mức 1.031 Yên/kg (tương đương 9,47 USD/kg) giảm 130 Yên/kg (tương đương giảm 11,2%) so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá nhâp khẩu tôm trung bình tư Việt Nam vào Nhât Bản tháng 2/2021 đạt 1.109 Yên/kg (tương đương 10,19 USD/kg), giảm 102 Yên/kg so với cùng kỳ năm 2020 (tương đương giảm 8,4%).
Tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Nhât Bản. Tháng 2/2021, nhâp khẩu tôm của Nhât Bản tư Việt Nam đạt 3,7 nghìn tấn, trị giá 4,1 tỷ Yên (tương đương 37,8 triệu USD), tăng 30% về lượng và tăng 19,1% về trị giá so với tháng 2/2020.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, nhâp khẩu tôm của Nhât Bản tư Việt Nam đạt 7,76 nghìn tấn, trị giá 8,68 tỷ Yên (tương đương 79,7 triệu USD), tăng 4,9% về lượng, nhưng giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần tôm của Việt Nam trong tổng lượng nhâp khẩu của Nhât Bản tăng tư 23% trong 2 tháng đầu năm 2020, lên 24,6% trong 2 tháng đầu năm 2021.
Nhập khẩu tôm của Nhật Bản trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2021
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Nhật Bản
Video đang HOT
(Tỷ giá: 1 Yên = 0,009185012 USD)
Nhâp khẩu tôm của Nhât Bản tư 2 thị trường cung cấp lớn tiếp theo là Ấn Độ và Indonesi trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2021 đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, trong khi nhâp khẩu tư Thái Lan, Trung Quốc và Achentina giảm. Đáng chú ý, nhâp khẩu tôm tư thị trường Ecuado tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.
Tháng 2/2021, nhâp khẩu tôm của Nhât Bản tư Ecuado đạt 424 tấn, trị giá 321 triệu Yên (tương đương 2,9 triệu USD), tăng 941,4% về lượng và tăng 654,7% về trị giá so với tháng 2/2020. Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, nhâp khẩu tôm của Nhât Bản tư Ê-cu-a-đo đạt 791 tấn, trị giá 606 triệu Yên (tương đương 5,6 triệu USD), tăng 169,1% về lượng và tăng 110,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu tôm của Nhật Bản trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2021
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 3/2021 xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 735,5 triệu USD, tăng 16,8% so với tháng 3/2020. Quý I/2021, xuất khẩu thủy sản đạt 1,74 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Tháng 3/2021, xuất khẩu thủy sản của cả nước khả quan khi xuất khẩu sang hầu hết các thị trường tăng so với cùng kỳ năm 2020. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng 3/2021, đạt 146 triệu USD, tăng 36,5% so với tháng 3/2020.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ đạt 335,06 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Nhât Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 trong tháng 3/2021, đạt 125,1 triệu USD, giảm 2,7% so với tháng 3/2020.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhât Bản đạt 307,1 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Úc tăng trưởng khả quan trong cả tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2021.
Mô hình mới về kiểm tra chất lượng, ATTP hàng nhập khẩu
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của Nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Ảnh minh họa
Theo đó, sẽ cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra, giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian vừa qua, công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp như: Phạm vi, đối tượng quản lý và kiểm tra rộng, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra; thực hiện không thống nhất giữa các bộ, ngành hoặc giữa văn bản hướng dẫn và văn bản có pháp lý cao hơn; quy định kiểm tra quá mức cần thiết; đã áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro nhưng chưa toàn diện, chưa bảo đảm tính minh bạch, tính dự báo, tính nhất quán trong hệ thống pháp luật về kiểm tra chuyên ngành cũng như trong việc tổ chức thực hiện,.....
Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cần chuẩn hóa, cải cách toàn diện các quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm trong tổng thể thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia.
Với những bất cập, vướng mắc nêu trên, tại Quyết định số 38/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Mô hình mới về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, đồng thời trình Chính phủ ban hành Nghị định để làm cơ sở triển khai mô hình mới này.
Dự thảo nêu rõ trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo 3 phương thức: Kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm.
Phương thức kiểm tra chặt là việc kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu phân tích, kiểm nghiệm áp dụng đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp: 1- Hàng hóa không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó; 2- Hàng hóa có cảnh báo, có yêu cầu đặc biệt của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất; 3- Hàng hóa thuộc diện kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% để đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp; hàng hóa có rủi ro cao, dấu hiệu vi phạm.
Phương thức kiểm tra thông thường là việc kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm, áp dụng đối với hàng hóa giống hệt đã có 03 lần nhập khẩu liên tiếp đạt yêu cầu theo phương thức kiểm tra chặt (trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện kiểm tra chặt và kiểm tra giảm).
Phương thức kiểm tra giảm là việc kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên không quá 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu, áp dụng đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp: 1- Hàng hóa giống hệt đã có 03 lần nhập khẩu liên tiếp đạt yêu cầu theo phương thức kiểm tra thông thường; 2- Hàng hóa đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; 3- Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
Trình tự kiểm tra chặt như sau: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ kiểm tra và lựa chọn cơ quan kiểm tra. Cơ quan kiểm tra thông báo việc áp dụng phương thức kiểm tra chặt trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia. Cơ quan kiểm tra lựa chọn tổ chức thử nghiệm lấy mẫu để thử nghiệm. Tổ chức thử nghiệm thông báo kết quả trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi có kết quả thử nghiệm. Cơ quan hải quan căn cứ kết quả thử nghiệm để thông quan hàng hóa.
Trình tự kiểm tra thông thường: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ kiểm tra và lựa chọn cơ quan kiểm tra. Cơ quan kiểm tra thông báo việc áp dụng phương thức kiểm tra trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia. Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ đăng ký kiểm tra. Cơ quan hải quan căn cứ thông báo kết quả kiểm tra để thông quan hàng hóa...
Dự thảo cũng quy định cụ thể cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.
Theo đó, cơ quan kiểm tra được bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao/chỉ định hoặc cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo phương thức kiểm tra chặt, thông thường.
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng trừ phương tiện nhập khẩu, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm.
Sử dụng thông tin truy xuất nguồn gốc, thông tin về chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm của cơ quan hải quan các nước để phân tích, đánh giá rủi ro của hàng hóa, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.
Kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm của cơ quan hải quan là cơ sở để người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan, trường hợp không nhất trí với kết luận của cơ quan hải quan, người khai hải quan thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính cho biết, việc xây dựng dự thảo Nghị định hướng đến mục tiêu cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức; cắt giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu.
Đồng thời, tổ chức lại mô hình hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đơn giản, hiệu quả, phân công trách nhiệm một cách hợp lý, rõ ràng, minh bạch giữa các bên tham gia (các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan hải quan, các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định) .
Doanh nghiệp xuất khẩu VN bị tác động trực tiếp bởi mẫu chứng thư mới của EU Ngày 16/12/2020, Uỷ ban châu Âu đã ban hành Quy định số 2020/2235 liên quan tới mẫu chứng thư mới cho một số sản phẩm có nguồn gốc động vật xuất khẩu vào châu Âu. Quy định này có hiệu lực từ ngày 21/4/2021 và thời gian chuyển tiếp đến hết ngày 21/8/2021. Trong hai ngày 14-15/4/2021, Ủy ban châu Âu ban hành...